Hướng dẫn cơ bản về việc lập chiến lược đặt giá thầu Google Ads năm 2022 (P2)

# 4 Lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (TROAS - Target return on ad spend)

Chiến lược smart bidding này dự đoán giá trị của các chuyển đổi tiềm năng trên mỗi tìm kiếm. Từ kết quả, hệ thống điều chỉnh giá thầu của bạn để giúp bạn có thể thu được lợi nhuận tối đa.

Đây là một trường hợp điển hình để sử dụng TROAS:

Bạn đang tính toán doanh thu cho cửa hàng Thương mại điện tử và giá chuyển đổi mục tiêu của bạn là $8 doanh thu cho mỗi $2 được chi tiêu. Trong trường hợp này, bạn nên nhắm mục tiêu ROAS 400% - có nghĩa là bạn muốn tăng gấp bốn lần doanh thu của mình cho mỗi $1. Sau khi bạn thiết lập điều này, Google sẽ thực hiện phần còn lại.

Dưới đây là một số điều kiện cơ bản bạn phải đạt được trước khi đủ điều kiện sử dụng chiến lược TROAS:

  • Hơn 15 lượt chuyển đổi trong 30 ngày qua cho Chiến dịch hiển thị (Display campaign).

  • Hơn 300 lượt chuyển đổi trong 30 ngày qua cho Chiến dịch ứng dụng (App campaign).

  • Hơn 75 lượt chuyển đổi trong 30 ngày qua (10 lượt trong tuần gần đây nhất) cho các chiến dịch Khám phá (Discovery Campaign).

Bạn có thể sử dụng chiến lược cho một chiến dịch hoặc toàn bộ danh mục. Nó cũng có thể áp dụng cho automated bidding và smart bidding.

# 5 Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (MCV - Maximize Conversion Value)

Đừng nhầm lẫn với Tối đa hóa lượt chuyển đổi (MC - Maximize Conversion), chiến lược đặt giá thầu Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (MCV) nhằm mục đích tối đa hóa tổng giá trị chuyển đổi của chiến dịch.

Giống như MC, đặt giá thầu MCV dựa trên đặt giá thầu tại thời điểm đấu giá và tối ưu hóa tự động bằng cách sử dụng các thuật toán machine learning nâng cao. MC cũng sử dụng các contextural signals (tín hiệu ngữ cảnh) và dữ liệu hiệu quả để tìm giá thầu tối ưu cho vị trí quảng cáo phù hợp với bạn.

Vậy điều này khác với đặt giá thầu Tối đa hóa lượt chuyển đổi (MC) như thế nào?

Đặt giá thầu Tối đa hóa lượt chuyển đổi sẽ cố gắng tạo ra nhiều lượt chuyển đổi nhất bất kể giá trị ban đầu, trong khi đặt giá thầu Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (MVC) tạo ra nhiều giá trị chuyển đổi nhất. Về bản chất, bạn sẽ đặt giá thầu cho các cuộc đấu giá có giá trị chuyển đổi cao hơn.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ, hãy xem ví dụ dưới đây:

Bạn có giá thầu trên hai event chuyển đổi: một event có giá trị chuyển đổi $5 và event khác có giá trị chuyển đổi $6,5. Việc sử dụng MCV sẽ ưu tiên quảng cáo có hành động chuyển đổi $6,5 để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

# 6 Chi phí trên 1000 lần hiển thị (CPM)

Chiến lược đặt giá thầu CPM có nghĩa là bạn trả tiền dựa trên số lần hiển thị trên hệ thống hiển thị của Google.

Đặt giá thầu CPM có hai loại:

  • CPM mục tiêu (TCPM) - chiến lược đặt giá thầu cho mỗi 1000 lần hiển thị.

  • CPM có thể xem (vCPM) - chiến lược đặt giá thầu thủ công cho các quảng cáo nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp của bạn.

Đặt giá thầu vCPM có thể áp dụng khi bạn không quan tâm đến lượng truy cập và số click vào quảng cáo, nhưng bạn muốn doanh nghiệp của mình tiếp cận đúng đối tượng.

Giả sử bạn muốn thông báo một sản phẩm sắp ra mắt; nội dung quảng cáo có thể chứa thông tin quan trọng như ngày ra mắt và giới thiệu mà không có CTA hành động. Đặt giá thầu vCPM sẽ giúp tăng nhận thức.

# 7 Tối đa hóa lượt click

Chiến lược giá thầu tự động này tối ưu hóa quảng cáo của bạn để thu được tối đa các click dựa trên ngân sách trung bình được chỉ định. Để thiết lập, bạn cần đánh dấu CPC tối đa để cho phép kiểm soát số tiền bạn sẵn sàng trả cho mọi giá thầu. Ngay cả khi bạn không chỉ định số tiền giá thầu, hệ thống Google Ads sẽ chỉnh sửa giá thầu để thu được nhiều click nhất có thể.

Giả sử bạn có một trang web cần tăng lượng truy cập: nếu giá thầu tối đa của bạn cho các lần nhấp vào quảng cáo là $2.5, thì Google Ads có thể điều chỉnh giá thầu thành $3 để đảm bảo có nhiều lần click vào quảng cáo (và lượng truy cập trang web) mà không vượt quá ngân sách chiến dịch của bạn.

# 8 Giá mỗi click (CPC) thủ công

Đặt giá thầu CPC thủ công cho phép bạn đặt giá thầu CPC tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho một lần click vào quảng cáo. Chiến lược đặt giá thầu này hiệu quả về chi phí vì bạn chỉ trả tiền khi người dùng thực sự click vào quảng cáo. Bên cạnh đó, bạn có thể chỉ định CPC tối đa, cho phép doanh nghiệp kiểm soát chi tiêu quảng cáo nhiều hơn.

CPC thủ công bạn đặt cho mỗi chiến dịch phụ thuộc vào những gì bạn đang bán. Giá trị của một lần click $1 vào cửa hàng Thương mại điện tử bán các tiện ích điện tử đắt tiền khác đáng kể với giá trị của $1 click đó đối với cửa hàng bán văn phòng phẩm cơ bản.

Vậy CPC thủ công hoạt động như thế nào?

Giả sử bạn đặt CPC tối đa là $0,5 cho quảng cáo của mình, quảng cáo này nhận được 1000 hiển thị nhưng chỉ có 20 nhấp chuột, thì tổng số tiền bạn sẽ chi tiêu sẽ là $10 (0,5 x 20).

Để xác định Xếp hạng quảng cáo của bạn, Google sẽ xem xét chất lượng quảng cáo, vị trí, dấu hiệu và thuộc tính của người dùng, cụm từ tìm kiếm và các phiên đấu giá có liên quan. Đôi khi, bạn phải trả ít hơn CPC tối đa, miễn là đáp ứng Ngưỡng Xếp hạng Quảng cáo tối thiểu cho Google và các đối thủ cạnh tranh. Và điều này có nghĩa là bạn có thể cạnh tranh thành công trong một cuộc đấu giá quảng cáo.

# 9 Tỷ lệ hiển thị mục tiêu (TIS)

Chiến lược đặt giá thầu TIS tự động đặt giá thầu với mục tiêu cụ thể để hiển thị quảng cáo của bạn ở đầu trang và sắp xếp các phần của kết quả tìm kiếm của Google. Nó hiển thị quảng cáo của bạn bất cứ khi nào người dùng tìm kiếm một cụm từ liên quan đến thương hiệu - hoặc tên thương hiệu của bạn.

Đặt giá thầu TIS giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, đặc biệt là trong một thị trường ngách có tính cạnh tranh cao. Đặt giá thầu quá thấp sẽ cản trở bạn đạt được mục tiêu tỷ lệ hiển thị.

Giả sử bạn đặt quảng cáo của mình xuất hiện ở đầu trang 100% thời gian, Google Ads sẽ điều chỉnh giá thầu CPC để đảm bảo quảng cáo xuất hiện mỗi khi ai đó nhập cụm từ tìm kiếm đó. Nếu bạn đặt nó thành 50%, quảng cáo của bạn sẽ có 50-50 cơ hội xuất hiện.

Bạn cũng có thể sử dụng điều chỉnh giá thầu để kiểm soát tần suất xuất hiện của quảng cáo dựa trên vị trí và mẫu tìm kiếm của người dùng. Quan trọng nhất, bạn có thể sử dụng đặt giá thầu TIS như một chiến lược độc lập cho một chiến dịch hoặc cho toàn bộ danh mục quảng cáo.

3 cách chính để tăng chuyển đổi

Sử dụng các tips này để tăng chuyển đổi cho mọi chiến lược đặt giá thầu mà bạn sử dụng.

Hướng dẫn cơ bản về việc lập chiến lược đặt giá thầu Google Ads năm 2022 (P2)

Thiết lập các quy tắc tự động hóa đặt giá thầu

Khi tạo chiến dịch, bạn có thể thiết lập các quy tắc để điều chỉnh giá thầu ở cấp từ khóa, ad group (nhóm quảng cáo) hoặc campaign (chiến dịch). Các quy tắc này sẽ tự động kích hoạt các chiến dịch quảng cáo của bạn bất cứ khi nào chúng được đáp ứng.

Bạn cũng có thể kết hợp nhiều từ khóa và nhóm quảng cáo với chiến lược đặt giá thầu trong danh mục của mình nếu muốn tối ưu nhiều chiến dịch trong một lần. Thuật toán nâng cao sẽ điều chỉnh giá thầu để tối đa hóa kết quả mà không cần tự nhập thủ công.

Thử các từ khóa khác nhau

Mức độ liên quan và khả năng cạnh tranh của các từ khóa cụ thể khác nhau tùy thuộc vào ngành. Nhìn chung, tránh đặt giá thầu chung cho nhiều từ khóa khác nhau.

Theo dõi thời điểm

Số lần hiển thị và tỷ lệ chuyển đổi có thể thay đổi tùy thời điểm. Trong các mùa cao điểm, bạn nên cân nhắc việc tăng giá thầu và ngân sách tổng thể để đảm bảo tối đa hóa chuyển đổi cho các chiến dịch quảng cáo. Tùy thuộc vào từng thời điểm, bạn có thể thử nghiệm các ưu đãi khác nhau để xác định điều gì đem lại lợi nhuận cao nhất.

Kết luận

Chọn chiến lược đặt giá thầu cho chiến dịch quảng cáo là một công thức thiết yếu để tối đa hóa kết quả. Cho dù đặt giá thầu thủ công hay tự động, bạn có thể chọn từ nhiều chiến lược có sẵn. Luôn đảm bảo chiến lược bạn đã chọn phù hợp với mục tiêu, cho dù đó là click, impression, conversion hay traffic. Cuối cùng, hãy tiếp tục thử nghiệm các tham số khác nhau để xác định những gì hoạt động tốt nhất cho từng chiến dịch hoặc danh mục.

Nguồn: Adbraze

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.