10 lý do Facebook Ad của bạn không được phân phối và cách khắc phục
Là một Facebook Ad marketer, bạn sẽ muốn nhìn thấy quảng cáo của mình tạo ra được những kết quả thực sự - vì vậy có thể sẽ rất khó chịu khi bạn đăng nhập vào Facebook Ads Manager mà chỉ thấy rằng quảng cáo của mình hoàn toàn không được phân phối.
Dưới đây là 10 lý do phổ biến khiến Facebook ad không được phân phối và một số cách ta có thể khắc phục ngay lập tức.
“Facebook ad not delivering” có nghĩa là gì?
“Facebook ad not delivering” (Facebook ad không được phân phối) có nghĩa là những active ad không được phân phối tới cho đối tượng mục tiêu mà bạn đã chỉ định - và do đó, chúng không tạo ra bất kỳ impression (hiển thị) nào. Hiện tượng này có thể xảy ra với quảng cáo mới hoặc quảng cáo hiện tại đã được active trong quá khứ.
Để kiểm tra xem quảng cáo của bạn có đang được phân phối hay không, hãy chuyển đến Ads Manager và xem cột Deliver.
Trạng thái "Không phân phối" (Not delivering) có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau. Nếu sự cố kỹ thuật ngăn chặn không cho quảng cáo được gửi đi, trạng thái phụ sẽ là "Yêu cầu cập nhật" (Update required).
Dù cho lý do của sự cố này có là gì, sẽ luôn có một cách khắc phục dễ dàng.
10 lý do khiến Facebook ad không được phân phối
Dưới đây là 10 lý do phổ biến nhất khiến Facebook ad của bạn không được phân phối và cách bạn có thể khắc phục.
1. Bài viết liên kết với quảng cáo của bạn không khả dụng
Nếu bài viết được liên kết với quảng cáo của bạn không khả dụng, đây là một số lý do:
- Bài viết có thể đã bị xóa
- Bạn có thể không còn quyền xem bài đăng
- Bạn có thể đang sử dụng một bài đăng không thể sử dụng trong quảng cáo
- Quảng cáo có thể chứa một offer/ sự kiện đã hết hạn
- Không thể tìm thấy sản phẩm bạn đang quảng cáo vì thiếu ID sản phẩm hoặc bộ sản phẩm đã hết hàng (hoặc đã bị xóa).
- Bài viết thuộc dạng shared post. Bài đăng được chia sẻ sẽ không thể được quảng cáo bởi bất kỳ ai khác ngoài chủ sở hữu bài đăng gốc.
Cách khắc phục:
Cách tốt nhất để khắc phục sự cố này là chọn một bài viết khác hoặc điều chỉnh quyền truy cập.
Tùy thuộc vào các lý do khác nhau mà bạn có thể:
- Chọn một bài đăng khác
- Tạo offer và quảng cáo mới trong một bộ quảng cáo khác
- Được cấp quyền từ admin hoặc editor của trang
- Kiểm tra lại danh mục hàng hóa để xem sản phẩm bạn muốn quảng cáo có sẵn hay không
Sau khi thực hiện các điều chỉnh cần thiết, hãy chuyển cài đặt quảng cáo trở lại hoạt động. Nếu quảng cáo hoạt động, trạng thái phụ "Yêu cầu cập nhật" sẽ không còn hiển thị nữa.
2. Quảng cáo của bạn vẫn đang được đánh giá
Như đã đề cập trước đó, Facebook Team sẽ đánh giá mọi quảng cáo trước khi cho phép quảng cáo xuất hiện trực tuyến để đảm bảo rằng quảng cáo tuân thủ các chính sách và điều khoản dịch vụ của Facebook. Có 2 loại ad review: đánh giá tự động bằng hệ thống và đánh giá thủ công bởi các thành viên thực tế do đội ngũ nhân viên support của Facebook thực hiện.
Theo Facebook’s Business Help Centre, “hầu hết các quảng cáo được đánh giá trong vòng 24 giờ, mặc dù trong một số trường hợp có thể mất nhiều thời gian hơn”. Điều này có nghĩa là đôi khi sẽ mất hơn 24 giờ để đánh giá một quảng cáo - đặc biệt là trong các ngày lễ, khi hầu hết các thương hiệu đều chạy ad trên Facebook.
Cách khắc phục:
Để đảm bảo sẽ không gặp phải vấn đề này, hãy lập kế hoạch và lên lịch quảng cáo trước. Trong phần Budget and Schedule của quá trình khởi tạo quảng cáo, hãy chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Điều này sẽ giúp bạn có thêm vài ngày trong trường hợp quảng cáo cần được Facebook team phê duyệt theo cách thủ công.
Tuy nhiên, một số thay đổi đối với quảng cáo được lên lịch trước đây hoặc quảng cáo hiện tại có thể sẽ dẫn đến một quy trình review mới:
- Ad Creatives (văn bản, hình ảnh, video hoặc link)
- Nhắm mục tiêu theo đối tượng
- Tối ưu hóa
- Billing event
Vì những thay đổi này sẽ khiến quá trình review phải làm lại từ đầu, vậy nên đừng chỉnh sửa quảng cáo của bạn cho đến khi chúng được chấp thuận (hoặc bị từ chối).
3. Quảng cáo của bạn đã bị từ chối
Nếu quảng cáo của bạn không đáp ứng được các chính sách quảng cáo của Facebook, quảng cáo sẽ bị từ chối và sẽ không được phân phối đến người xem.
Điều này khá phổ biến với Facebook ad và khi sự cố xảy ra, bạn sẽ nhận được email kèm theo lý do từ chối. Bạn cũng có thể xác nhận bằng cách kiểm tra trạng thái quảng cáo của mình trong Ad Manager.
Có nhiều lý do khiến Facebook từ chối quảng cáo, chẳng hạn như:
- Các vấn đề về ngữ pháp/ dấu câu
- Có hành vi phân biệt đối xử
- Sản phẩm hoặc dịch vụ bất hợp pháp
- Nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ người lớn
- Các sản phẩm liên quan đến rượu và ma túy
- Vũ khí và chất nổ
- Lời lẽ không phù hợp
- Vi phạm của bên thứ ba
Cách khắc phục:
Có 2 cách để giải quyết vấn đề này: điều chỉnh quảng cáo hoặc gửi kháng nghị.
Nếu Facebook nói rằng họ từ chối quảng cáo của bạn vì sử dụng ngôn từ tục tĩu, hãy thay đổi nội dung quảng cáo hiện tại thành nội dung với ngôn từ khác. Sau đó, lưu quảng cáo và gửi lại cho Facebook. Hy vọng rằng Facebook sẽ chấp thuận.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng Facebook đã nhầm lẫn và ad đã bị từ chối do nhầm lẫn, bạn có thể gửi khiếu nại trong Account Quality.
Lưu ý: Facebook cũng review landing page được liên kết với quảng cáo của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng landing page của quảng cáo luôn hoạt động, chứa sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ trong quảng cáo và không có dòng tiêu đề gây hiểu lầm.
Ngoài ra, nếu quảng cáo của bạn thuộc một danh mục đặc biệt, chẳng hạn như cơ hội việc làm và các vấn đề xã hội, thì việc nhắm mục tiêu sẽ bị giới hạn (theo độ tuổi, giới tính hoặc vị trí). Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã chọn danh mục mô tả tốt nhất cho quảng cáo của mình để phạm vi tiếp cận không bị thu hẹp một cách không cần thiết
4. Bạn đã đạt đến giới hạn chi tiêu của tài khoản
Điều này thường xảy ra khi bạn đặt giới hạn chi tiêu và vô tình quên vấn đề này. Giới hạn chi tiêu tài khoản là ngưỡng ngân sách cho tất cả các ad campaign được chạy bằng tài khoản của bạn. Khi bạn đạt đến ngưỡng đó, Facebook sẽ ngừng hiển thị quảng cáo của bạn.
Cách khắc phục:
Khắc phục sự cố này bằng cách thay đổi, đặt lại hoặc xóa giới hạn.
Để thực hiện việc này, hãy đi đến ad Manager > Settings > Billing and Payment Methods
Ở bên phải màn hình, bạn sẽ tìm thấy nội dung giới hạn chi tiêu của tài khoản, cũng như số tiền bạn đã chi tiêu trong tổng giới hạn.
Khi bạn tăng lên, đặt lại hoặc xóa bỏ hoàn toàn giới hạn, quảng cáo của bạn sẽ tiếp tục được phân phối.
5. Ngân sách/ giá thầu của bạn quá thấp
Khi thiết lập nhắm mục tiêu theo đối tượng, bạn đang cho thuật toán quảng cáo của Facebook biết nhóm người dùng mà họ nên phân phối quảng cáo. Nhưng khi bạn quá hạn chế ngân sách của mình, Facebook cũng sẽ giảm thiểu việc phân phối quảng cáo tới mỗi đối tượng, số lượng phân phối này có thể nhỏ đến mức thuật toán không thể thu thập bất kỳ dữ liệu quan trọng nào từ đó.
Ví dụ: nếu bạn đặt $3 (con số rất nhỏ) làm ngân sách hàng ngày của mình, thuật toán của Facebook sẽ không thể xác định xem quảng cáo của bạn có hiệu quả hay không, vì vậy nó sẽ ngừng phân phối toàn bộ quảng cáo.
Mặt khác, nếu bạn đặt $50 làm ngân sách quảng cáo hàng ngày và đặt $2 làm giới hạn giá thầu - phương thức này rất chặt chẽ - thì thuật toán sẽ có thể không có đủ cơ hội để tiếp cận đúng người. Và nếu người dùng không nhìn thấy quảng cáo, thuật toán sẽ ngừng phân phối.
Cách khắc phục:
Cách khắc phục tốt nhất là giữ giá thầu và ngân sách của bạn đủ cao để thuật toán có thời gian tối ưu hóa quảng cáo.
Thay vì đặt giới hạn hàng ngày, hãy đặt ngân sách trọn đời. Bằng cách này, Facebook sẽ chi tiêu ngân sách của bạn khi cần thiết và trải đều số tiền trong toàn bộ thời gian khởi chạy ad campaign.
Một mẹo khác là bắt đầu với chiến lược giá thầu chi phí thấp nhất (đặt giá thầu tự động) vì chiến lược này mang lại kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể. Điều này đảm bảo rằng giá thầu của bạn sẽ không bao giờ quá thấp. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh với giới hạn giá thầu hàng ngày dựa trên hiệu suất ban đầu.
6. Bạn đã chọn một tập đối tượng rất hẹp
Thu hẹp phạm vi những người sẽ thấy quảng cáo có thể giúp ta nhận được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, việc giới hạn quảng cáo cho một đối tượng rất nhỏ có thể khiến Facebook ngừng phân phối quảng cáo của bạn.
Facebook yêu cầu ít nhất 1.000 người dùng cho một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định. Vì vậy, nếu các tham số dùng để nhắm mục tiêu của bạn không hướng đến nhiều người hoặc nếu danh sách khách hàng của bạn không đạt số lượng người như mong đợi, thì quảng cáo của bạn cũng có thể không được phân phối.
Cách khắc phục:
Cách tốt nhất để khắc phục điều này là mở rộng đối tượng mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số cách để làm điều đó:
- Thêm nhiều hành vi và (hoặc) sở thích
- Chỉnh sửa các hạn chế địa lý
- Thêm nhiều người dùng hơn vào danh sách khách hàng của bạn
- Cho phép Facebook Pixel thu thập thêm dữ liệu trước khi bạn khởi chạy các campaign được nhắm mục tiêu lại
- Sử dụng Lookalike Audience để giúp Facebook sử dụng nguồn audience (danh sách email, khách truy cập trang web, v.v.) để tìm ra các khách hàng tiềm năng tương tự dựa trên nhân khẩu học và sở thích.
7. Lặp lại những phiên đấu giá cao
Khi chạy một ads campaign trên Facebook, quảng cáo của bạn sẽ cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác để tiếp cận cùng đối tượng mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, khi có nhiều quảng cáo nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng, bạn có thể sẽ phải bắt đầu cạnh tranh với chính mình - điều này có thể gây hại đối với việc phân phối quảng cáo của mình.
Khi một số ad set nhắm mục tiêu tương tự nhau, Facebook sẽ cố gắng ngăn các quảng cáo của bạn cạnh tranh với nhau trong quá trình đấu giá. Tại đây, những quảng cáo có tổng giá trị cao nhất sẽ thắng cuộc đấu giá. Những quảng cáo có giá trị thấp hơn sẽ bị tạm dừng. Điều này làm giảm chi phí và tối đa hóa việc sử dụng ngân sách của bạn.
Mặc dù đây là một tính năng phòng ngừa hay, nhưng nó có thể khiến các ad set hoạt động kém hiệu quả hoặc hoàn toàn không được phân phối.
Cách khắc phục:
Bạn có thể khắc phục điều này bằng công cụ Audience Overlap của Facebook.
Đi tới Ads Manager và điều hướng đến tab Audiences. Chọn đối tượng bạn cho là đang trùng lặp và nhấp vào Show Audience Overlap bên dưới tùy chọn Actions. Tại đây, bạn sẽ thấy một biểu đồ hiển thị phần trăm quảng cáo không được phân phối do trùng lặp phiên đấu giá.
Nếu tỷ lệ quảng cáo không được phân phối cao, bạn có thể:
- Hủy các ad set nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng nhưng mang lại kết quả kém
- Kết hợp những ad set có đối tượng gần giống nhau
8. Chỉ số ad engagement thấp
Facebook liên tục làm việc để hiển thị các quảng cáo có liên quan và hấp dẫn cho người dùng của mình. Vì vậy, nếu quảng cáo của bạn không liên quan đến đối tượng mục tiêu, Facebook sẽ không phân phối chúng thường xuyên như những quảng cáo có liên quan và tăng chỉ số engagement.
Việc xác định mức độ liên quan của Facebook ads bao gồm:
- Xếp hạng chất lượng: Chất lượng quảng cáo của bạn như thế nào so với các quảng cáo khác cạnh tranh cho cùng một đối tượng.
- Xếp hạng engagement rate: Tỷ lệ tương tác dự kiến của quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác cạnh tranh cho cùng một đối tượng như thế nào.
- Xếp hạng conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo so với các quảng cáo có cùng mục tiêu chuyển đổi đang cạnh tranh cho cùng một đối tượng.
Cách khắc phục:
Một cách để giải quyết vấn đề này là tạo ra một quảng cáo mới với hình ảnh và thông điệp hay hơn. Bạn cũng có thể thử điều chỉnh landing page khi click vào bài và nhắm mục tiêu đến đối tượng tùy chỉnh. Dưới đây là biểu đồ cho thấy các đề xuất của Facebook để khắc phục điều này:
Facebook cũng nói rằng việc xếp hạng từ thấp lên trung bình sẽ hiệu quả hơn so với chuyển từ trung bình đến trên trung bình. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc cải thiện thứ hạng thấp ngay khi bắt đầu.
9. Bạn đang gặp vấn đề trong việc lên lịch
Facebook sẽ chỉ hiển thị quảng cáo của bạn trong thời gian bạn đã đặt. Vì vậy, nếu gặp một (hoặc nhiều) trong số các vấn đề này, quảng cáo của bạn có thể không được phân phối:
- Ad, ad set hoặc campaign bị tạm dừng
- Campaign được thiết lập để chạy vào một thời điểm sau đó
- Ngày kết thúc đã qua
Cách khắc phục:
Cách khắc phục là cập nhật lại lịch trình. Nếu ngày kết thúc đã qua, hãy đặt một ngày kết thúc mới. Nếu campaign bị tạm dừng, hãy khởi động lại. Và nếu campaign của bạn được đặt để chạy vào một ngày nào đó nhưng bạn lại muốn bắt đầu ngay, hãy chỉnh sửa cả ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
10. Quảng cáo của bạn không chuyển đổi
Khi chọn một mục tiêu tối ưu hóa, bạn đang cho Facebook biết chính xác hành động mà bạn muốn đối tượng mục tiêu của mình thực hiện. Điều này giúp Facebook nhắm mục tiêu đến đối tượng của bạn tốt hơn.
Giả sử, bạn chọn tối ưu hóa quảng cáo của mình để đăng ký sản phẩm. Những gì bạn đang nói với Facebook là muốn nhắm mục tiêu đến những người có khả năng đăng ký sản phẩm dựa trên cách họ tương tác với các quảng cáo tương tự.
Facebook đã phân tích các tín hiệu có giá trị của người dùng để xác định đối tượng tốt nhất cho mục tiêu tối ưu hóa của bạn:
Để quảng cáo chạy tốt, bạn cần chọn mục tiêu tối ưu hóa phù hợp. Bản thân việc tối ưu hóa quảng cáo cho chuyển đổi (conversion) không phải là một điều xấu, nhưng có thể trở nên tiêu cực vì nếu quảng cáo của bạn không chuyển đổi, bạn sẽ không thể thu thập đủ dữ liệu để thuyết phục Facebook rằng mọi người muốn xem quảng cáo ấy. Và khi Facebook không thể quyết định liệu mọi người có quan tâm đến quảng cáo của bạn hay không, quảng cáo có thể bị ngừng phân phối hoàn toàn.
Cách khắc phục:
Bạn có thể khắc phục sự cố này bằng cách cập nhật mục tiêu tối ưu hóa của mình. Chuyển sang một loại chuyển đổi có nhiều khả năng xảy ra hơn, chẳng hạn như “Thêm vào giỏ hàng” thay vì “Mua hàng”.
Hoặc bạn có thể thay đổi mục tiêu tối ưu hóa từ conversion sang link click. Bằng cách này, Facebook sẽ theo dõi chuyển đổi, nhưng cũng tìm ra ai muốn xem quảng cáo của bạn dựa trên những người đã nhấp vào chúng. Sau đó, Facebook có thể tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.
Khi bắt đầu nhận được sự tương tác thường xuyên hơn, bạn có thể thay đổi mục tiêu tối ưu hóa của mình trở lại thành conversion.
Thực hiện việc này bằng cách điều hướng đến Ads Manager, chọn ad set bạn muốn chỉnh sửa và chọn Link Clicks làm mục tiêu tối ưu hóa mới.
Nguồn: Adespresso
Về AppROI.co
AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.
- Website: approi.co
- E-mail: [email protected]
- Hotline: 0789.99.66.88