Xu hướng thương mại điện tử 2023: Nắm bắt để đón đầu xu thế
Sau hơn hai năm tăng trưởng vượt bậc, xu hướng thương mại điện tử năm 2023 sẽ diễn biến như thế nào? Sau khi các lệnh giãn cách do Covid 19 đã được dỡ bỏ, người tiêu dùng đã dần quay trở lại với thương mại truyền thống, nhưng 2 năm cũng là đủ để họ cũng đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến. Các chuyên gia dự đoán doanh thu thương mại điện tử trên toàn thế giới sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn tỷ đô la Mỹ lên hơn 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2026. Trong bài viết này, SO9 sẽ cùng bạn tìm hiểu top 15 xu hướng thương mại điện tử 2023 nhé.
1. Phát triển thương mại đa kênh
Sau hai năm với toàn các trải nghiệm mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có xu hướng muốn trở lại cửa hàng nhiều hơn. Theo CNN Business cho biết “Doanh số bán hàng trực tuyến vẫn chiếm một phần lớn doanh số bán lẻ so với trước đại dịch. Nhưng con số này đã giảm dần từ mức đỉnh điểm vào mùa xuân năm 2020”.
Mặc dù sự bùng nổ thương mại điện tử có thể đang chậm lại, nhưng kỳ vọng của khách hàng vẫn ở mức cao.
Gần 75% người mua sử dụng đa kênh trước khi đưa ra quyết định mua hàng và 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ sử dụng nhiều kênh khác nhau trong hành trình khách hàng của họ.
Hành trình mua sắm thường bắt đầu từ trang web của công ty. Khách hàng trung thành sẽ theo dõi các trang mạng xã hội của bạn, tương tác với thương hiệu của bạn, đóng vai trò là người ủng hộ thương hiệu và họ cũng sẽ so sánh giá giữa các thương hiệu và nền tảng khác nhau.
Vậy nên, đừng quên chăm chút trải nghiệm trực tuyến của khách hàng. Doanh nghiệp nên cố gắng thiết kế và mang đến trải nghiệm mua sắm đa kênh linh hoạt.
Xu hướng thương mại điện tử đa kênh 2023 sẽ chú trọng vào một số điểm chính:
- Cung cấp nhiều lựa chọn nhận hàng và trả hàng
- Tạo tài khoản khách hàng đa kênh để mang đến dịch vụ tốt hơn
- Cập nhật liên tục tồn kho cho mỗi sản phẩm ở kênh online
- Đầu tư công nghệ thực tế ảo để mang lại trải nghiệm mua sắm online chân thực nhất cho khách hàng
Với một số thương hiệu, trải nghiệm mua sắm trực tuyến và trực tiếp của khách hàng có thể khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu khách hàng thích cách nào hơn và cải thiện dịch vụ để đáp ứng mong muốn của họ.
Xu hướng thương mại điện tử 2023 - Bán hàng đa kênh
2. Xây dựng ứng dụng di động
Bạn có thấy rằng ngày nay mọi người ngày càng ưa chuộng các thiết bị nhỏ gọn hơn? Thời lượng chúng ta sử dụng để online đạt mức kỷ lục và phần lớn thời gian đó được dành cho việc mua sắm.
Giờ đây, hầu hết người tiêu dùng đều có điện thoại di động và sử dụng chúng để làm nhiều việc khác nhau hơn là chỉ nhắn tin và gọi điện thông thường.
Theo Statista, traffic từ thiết bị di động chiếm 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến.
Những chỉ số trên đã cho chúng ta thấy xu hướng thương mại điện tử 2023 với các thiết bị di động. Các thương hiệu muốn giành thế chủ động trong cuộc chơi TMĐT cần phải nắm bắt được thói quen này. Các doanh nghiệp nên thiết kế ứng dụng thân thiện cho thiết bị di động để đón đầu xu hướng này.
Thương mại điện tử 2023 - ứng dụng di động
3. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong xu hướng thương mại điện tử 2023
Ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng mạng xã hội là nơi gặp gỡ, giao lưu với khách hàng và kinh doanh sản phẩm.
Doanh số thương mại điện tử toàn cầu thông qua các nền tảng mạng xã hội ước tính đạt 992 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 và dự báo cho thấy doanh số thương mại xã hội sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.
Cho dù, thương hiệu của bạn có lựa chọn bán hàng trên mạng xã hội hay không thì đây cũng vẫn luôn là nền tảng không thể bỏ lỡ để triển khai các chiến dịch marketing.
Mạng xã hội giúp các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ dễ dàng và dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 30,73 tỷ đô la vào năm 2023, chiếm 20% doanh số thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu.
Thương mại điện tủ 2023 - Mạng xã hội
4. Chú trọng dịch vụ khách hàng đi đầu xu hướng thương mại điện tử 2023
Vì dịch vụ khách hàng là cầu nối kết nối khách hàng và các thương hiệu trên nền tảng online, vậy nên chắc chắn rằng các thương hiệu phải chú trọng vào mảng này nếu muốn phát triển mạnh mẽ hơn.
Khách hàng luôn mong muốn được giải đáp nhanh chóng khi họ có thắc mắc hay phản hồi về sản phẩm. 87% người tiêu dùng mua hàng ít hơn hoặc không mua từ các thương hiệu không mang đến dịch vụ khách hàng tốt.
Công nghệ chatbot đang phát triển nhanh chóng và một số chuyên gia nhận thấy chúng đóng vai trò lớn trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến với các đề xuất sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa hơn.
Xu hướng thương mại điện tử 2023 không bao giờ ngủ, vì vậy cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 cũng là một cách tốt để ghi điểm trong mắt họ.
Thương mại điện tử 2023 chú trọng dịch vụ khách hàng
5. Lạm phát và thắt chặt chi tiêu
Ảnh hưởng của lạm phát đối với chi tiêu của người tiêu dùng có thể vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2023. Ngân sách eo hẹp khiến người tiêu dùng quan tâm đến chi tiêu, mua sắm của mình hơn bao giờ hết.
Trong thời buổi, lạm phát, thắt lưng buộc bụng, các thương hiệu vẫn có thể phát triển nhờ vào việc đưa ra một quy trình trả hàng rõ ràng, thuận tiện cho người dùng.
Đầu tiên, bạn không nên đưa ra một quy trình đổi trả hàng nghiêm ngặt hoặc phức tạp. Đồng ý rằng trả hàng có thể tốn tương đối chi phí của doanh nghiệp. Nhưng nếu khi khách hàng đã có ý định trả hàng, một quy trình rắc rối sẽ không ngăn họ trả lại sản phẩm mà nó sẽ ngăn họ quay lại với thương hiệu.
67% người mua hàng kiểm tra chính sách đổi trả trước khi mua hàng trực tuyến - có nghĩa là một chính sách tồi có thể khiến họ không mua được nữa.
Mặt khác, 92% người tiêu dùng sẽ mua lại từ một thương hiệu nếu quá trình đổi trả hàng diễn ra dễ dàng.
Khi sự lo lắng về chi tiêu ngày càng tăng, người mua sắm cần được đảm bảo hơn nữa với từng khoản chi của mình.
Một cách khác để thu hút khách hàng trong thời buổi ngân sách eo hẹp là đưa ra nhiều tùy chọn sản phẩm. Các gói đăng ký cơ bản (chẳng hạn như dịch vụ phát trực tuyến có quảng cáo) cho phép khách hàng sử dụng miễn phí hoặc với một khoản chi phí rất nhỏ. Nó cũng xây dựng thiện chí và lòng trung thành lâu dài của khách hàng.
Thắt chặt chi tiêu trong xu hướng thương mại điện tử 2023
6. Ưu tiên tính bền vững
Thương mại xanh đang trên đà phát triển. Ngay cả khi chi tiêu ngày càng được thắt chặt, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng từ các thương hiệu bền vững.
52% người tiêu dùng nói rằng đại dịch Covid 19 khiến họ coi trọng tính bền vững hơn.
Các trang web mang đến nhiều trải nghiệm mua sắm hướng đến bảo vệ môi trường đang trở nên phổ biến, biến nó trở thành sứ mệnh quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn thành công. Điều đó có ý nghĩa gì đối với xu hướng thương mại điện tử vào năm 2023. Người tiêu dùng kỳ vọng sẽ thấy nhiều thương hiệu đi theo xu hướng xanh bằng việc bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn, đầu tư vào sản xuất bao bì thân thiện với môi trường, đưa ra nhiều tùy chọn vận chuyển bền vững hơn, giúp mọi người dễ dàng tái chế hay mua đồ cũ.
Sản phẩm xanh trong xu hướng thương mại điện tử 2023
7. Recommerce có tiềm năng phát triển lớn
Đến năm 2025, nền công nghiệp thời trang và may mặc trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt doanh số 1000 tỷ USD
Các sản phẩm của nền công nghiệp thời trang và may mặc bao gồm:
- Quần áo
- Túi, ví
- Giày
- Phụ kiện
Doxu hướng thương mại điện tử 2023 chuộng xu hướng bền vững và tiết kiệm chi tiêu đã tạo cơ hội cho recommerce phát triển mạnh mẽ hơn.
Những người tiên phong trong phong trào second hand là các sàn thương mại điện tử dành riêng cho recommerce như Chợ Tốt, nhưng xu hướng này sẽ không chỉ dừng lại cho các nhà bán lẻ trung gian kết nối người bán người mua nữa. Các thương hiệu lớn như Levi’s đang tập trung vào sự bền vững và nỗ lực phát triển nhánh secondhand.
Recommerce trong xu hướng thương mại điện tử 2023
8. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Hầu hết người tiêu dùng đều mong muốn một thương hiệu mang đến cho họ những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa - một khảo sát cho thấy rằng đa số mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những thương hiệu cung cấp những nét riêng thu hút họ.
60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành sau khi trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.
Vậy nên xu hướng thương mại điện tử 2023 là các doanh nghiệp tận dụng dữ liệu khách hàng để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, nhờ đó mà mức độ tương tác, lòng trung thành và lợi nhuận của khách hàng sẽ tăng theo cấp số nhân.
Nếu bạn không cá nhân hóa nội dung cho khách hàng của mình trên tất cả các kênh, bạn sẽ đánh mất họ vào tay những thương hiệu đầu tư vào việc tìm hiểu khách hàng.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong xu hướng thương mại điện tử 2023
9. Đăng ký sử dụng dịch vụ lâu dài
Việc giành được khách hàng mới có thể tốn kém và đòi hỏi nhiều thời gian công sức hơn rất nhiều so với việc giữ chân một khách hàng cũ. Vậy nên mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong xu hướng thương mại điện tử 2022 là xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng theo thời gian.Xu hướng thương mại điện tử năm 2023hướng tới việc tăng tỷ trọng các dịch vụ đăng ký thêm nhiều hơn nữa. Thị trường dịch vụ trực tuyến đang thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và doanh thu bằng các mô hình đăng ký.
Gần 35% người mua sắm trực tuyến hàng tuần sử dụng đăng ký.
Sau cùng, điều mà khách hàng mong muốn là sự tiện lợi trong khi mua sắm. Dịch vụ đăng ký loại bỏ việc đặt hàng và giao hàng thủ công, giúp việc mua hàng của bạn trở nên liền mạch và luôn đáp ứng được nhu cầu của bạn.
10. Giao nhận linh hoạt đi đầu xu hướng thương mại điện tử 2023
Buy-online-pickup-in-store hay BOPIS chỉ việc mua hàng trực tuyến nhận hàng trực tiếp ở cửa hàng. Xu hướng này đã trở nên rất phổ biến trong thời kỳ giãn cách do Covid 19 và được kéo dài cho đến tận bây giờ.
BOPIS cho phép người tiêu dùng mua hàng trực tuyến và hẹn lịch nhận hàng tại cửa hàng truyền thống.
Trên toàn cầu, BOPIS được dự tính sẽ đạt 703 tỷ đô la đến năm 2027.
BOPIS mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và góp phần tăng doanh thu cho khách hàng.
11. Đa dạng phương thức thanh toán trong xu hướng thương mại điện tử 2023
Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến việc không mua hàng nữa là do quá trình thanh toán hoặc kiểm tra quá khó khăn.
Theo Statista, ví điện tử và ngân hàng số chiếm khoảng một nửa số giao dịch thanh toán thương mại điện tử trên toàn thế giới, khiến ví điện tử trở thành phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất - cho đến nay.
Top 5 ví điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, Momo là cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu, với số lượng người dùng khủng
Xu hướng thương mại điện tử 2023 yêu cầu các ví điện tử cần:
- Ví điện tử tiếp tục cách mạng hóa thanh toán tại điểm bán hàng. Vào năm 2020, hơn một tỷ người trên toàn thế giới mua sắm đã thực hiện thanh toán qua ví điện tử hoặc di động.
- Khi Gen Z gia nhập thị trường, họ muốn có các tùy chọn thanh toán khác nhau.
- Các lựa chọn thanh toán linh hoạt giúp khách hàng dễ dàng mua sắm và có được hàng hóa mà họ mong muốn.
12. Gen Z - Cơ hội tiềm năng cho xu hướng thương mại điện tử 2023
Giới trẻ có được sự hiểu biết về kỹ thuật số chưa từng có nhờ COVID-19, khi các trường học trên toàn cầu bị đóng cửa và họ mong đợi các thương hiệu mang đến tiện ích cho họ như khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên internet.
- 55% of Gen Z sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn 5 giờ một ngày, và 26% sử dụng điện thoại hơn 10h/ ngày
- Có rất nhiều trẻ từ 8-11 tuổi đã sử dụng smartphone
97% Gen Z sử dụng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng mua sắm hàng đầu của họ. Các ứng dụng như Instagram, TikTok, Snapchat, Spotify và Twitter là nơi nơi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đánh giá của cộng đồng về sản phẩm,... trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
13. Augmented reality, AI, Metaverse
Sự bổ sung này cho phép khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn, qua hình dung sản phẩm ở dạng 3D. Người mua sắm tương tác với hình ảnh 3D của sản phẩm nhiều hơn gần 50% so với hình ảnh tĩnh.
Hiện tại, phần lớn các thương hiệu sử dụng metaverse bán lẻ chủ yếu là thử nghiệm, nhưng các thương hiệu đang kêu gọi một bước đột phá mới. Nhà tiếp thị điện tử xác định thời trang, làm đẹp và hàng gia dụng là ba danh mục bán lẻ hàng đầu có tiềm năng cao áp dụng công nghệ mới.
14. Giao hàng đúng hẹn
Giao hàng đúng hẹn là ưu tiên hàng đầu của những người bán hàng trên thương mại điện tử. Trong một thế giới mà khách hàng luôn muốn mọi thứ ngay lập tức, giao hàng không phải là ngoại lệ. Amazon đã đặt ra tiêu chuẩn vàng cho việc giao hàng khi bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày hôm sau và trong ngày.
93% khách hàng nói rằng tính minh bạch của đơn đặt hàng là rất quan trọng đối với trải nghiệm khách hàng của họ.
Khách hàng muốn biết liệu đơn hàng của họ đã được xử lý chưa, đơn hàng đang ở đâu và khi nào nó sẽ đến - đó là lý do tại sao tốc độ, thông tin và cá nhân hóa là yếu tố quyết định đến trải nghiệm khách hàng. Do đó giao hàng đúng hẹn chính là điểm mấu chốt trongxu hướng thương mại điện tử 2023.
15. Nội dung do người dùng tạo - UGC trong xu hướng thương mại điện tử 2023
Trên TikTok, video UGC hiệu quả hơn 22% so với video mà các thương hiệu sản xuất.
Nguyên nhân dẫn đến con số trên là sự tin tưởng. Và khi nói đến thương mại điện tử, người tiêu dùng có niềm tin vào nội dung organic hơn là nội dung gắn nhãn thương hiệu. Vì vậy, nội dung do người dùng tạo (UGC) như ảnh, video và bài đánh giá của khách hàng cung cấp là bằng chứng xã hội tuyệt vời và nó chắc chắn sẽ giúp các thương hiệu xây dựng uy tín cho các thương hiệu muốn bán hàng trực tuyến.
UGC có thể hỗ trợ các thương hiệu tạo được niềm tin, đồng thời thúc đẩy sự tương tác thực sự. Vì đó là hai yếu tố chính của xu hướng thương mại điện tử ngày nay, không có gì lạ khi UGC đã lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách xu hướng thương mại điện tử hàng năm.
Khi bạn xây dựng chiến lược thương mại điện tử năm 2023, hãy nhớ đến 15 xu hướng trên để phát triển thương hiệu mình thành công hơn nữa. Luôn tự đặt câu hỏi "Khách hàng của tôi muốn gì?" và bạn sẽ có được những cải tiến đột phá. Bài viết đã giới thiệu 15 xu hướng thương mại điện tử 2023. Nếu bạn muốn tìm một công cụ hỗ trợ thương mại điện tử trên mạng xã hội, hãy tìm hiểu công cụ SO9 của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với những gì nó mang lại.
Nguồn: SO9