Đừng tổ chức company trip vì cheap !
"Em ơi, em lên kế hoạch tổ chức cho chương trình company trip của công ty mình nhé !" - Đây là tin nhắn zalo bạn nhận từ Sếp của bạn, dòng tin nhắn này sẽ làm bạn "ngụp nặn" trong những ngày dài cho một loạt công việc: tìm đơn vị tổ chức, thông báo cho nhân viên, thuyết phục nhân viên tham gia...bạn lặp đi lặp lại những hành động này ngày qua ngày, trên đầu bạn luôn thường trực ba ký tự vô cùng quen thuộc "KPI". Tại sao bạn phải chịu cảnh này ư ? đáp án chính là bạn tổ chức company chỉ vì cheap chứ không phải vì "cảm xúc".
Đọc đến đây tôi đoán là bạn sẽ nở một nụ cười, hoặc bạn sẽ có một sự hoài nghi và chuẩn bị thao tác để thoát khỏi bài này. Nếu đúng, tôi xin được phép mời bạn năn con chỏ chuột xuống phần tiếp theo!
Từ đầu tiên xuất hiện khi bạn nghe đến tổ chức company trip là "giá"
Tôi đã hợp tác làm việc với nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, một trong những cụm từ có thể là bắt đầu câu chuyện với họ đó chính là "em ơi cho chị xin báo giá về chương trình ...".
Lý do tôi nhận được những dòng tin nhắn có thể là do họ nhận được một yêu cầu từ cấp trên là "kiếm một đơn vị tổ chức và xin báo giá về chương trình" và đây chính là nút thắt để giải quyết mọi khó khăn mà bạn đang gặp phải. Lúc này mọi hành động của họ sẽ hành động theo từ "giá".
Họ ngay lập tức gửi một loạt thông tin với yêu cầu nhận báo giá đến cho các đơn vị tổ chức sự kiện, với tiêu chí duy nhất chính là kiếm một đơn bị tổ chức với mức giá rẻ. Họ sẽ không dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về đơn vị tổ chức sự kiện, hay quan tâm nhiều về các hoạt động mà công ty sự kiện sẽ làm gì cho mình. Thời gian dành để tương tác với bên dịch vụ sẽ không quá 5 phút, lúc này suy nghĩ của họ sẽ có thêm một cụm từ mới xuất hiện "nhận báo giá nhanh".
Sau khi đã có được các con số cụ thể về chi phí tổ chức cho chương trình, lúc này họ sẽ dành ra khoảng 3 giây để làm các phép toán so sánh, đáp án cho phép tính này là 1 đơn vị tổ chức phù hợp với tiêu chí "giá rẻ", kết quả của phép tính còn giúp họ nhận được một món quà, đó là bơi trong KPI của Sếp trong những ngày tiếp theo.
Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ thấy hình bóng quen thuộc của mình xuất hiện trong đó. Để bạn không phải quay lại những khoảnh khắc bơi nội đó, tôi xin tặng bạn một cây kéo mang tên "trị" để gỡ nút thắt của bạn ở trên.
Bạn nên thêm một từ "trị" vào trong suy nghĩ của bạn
Đúng vậy, từ mà bạn nên suy nghĩ đến khi tổ chức company chính là "giá trị". Chuyến đi đó mang lại giá trị gì cho công ty, cho nhân viên, cho bạn, cho Sếp...cụ thể hơn đó chính là: chương trình company trip này giải quyết được vấn đề gì mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải?
Một số cách để tìm ra lời giải mà tôi hay áp dụng đó là:
1. Hỏi để biết vấn đề
Cách làm đầu tiên để bạn có thể bới ra được những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp của bạn đó chính là chủ động đặt câu hỏi. Người đầu tiên bạn nên đặt câu hỏi chính là người Sếp đã đưa ra cho bạn yêu cầu, tôi tin rằng bạn sẽ tìm được câu trả lời của mình, trong trường hợp Sếp của bạn không biết vấn đề hiện tại của công ty mình là gì, thì xin chúc mừng bạn vì bạn đã quay vào ô mất lượt.
Đối tượng tiếp theo bạn nên đặt câu hỏi đó chính là từ trực tiếp từ những nhân viên, những người trực tiếp tham gia vào chuyến đi của công ty. Một vài cách làm đơn giản đó chính là thực thiện một cuộc khảo sát nhỏ, hay một cuộc vote trên các group zalo, messenger... mục đích của điều này là bạn có câu trả lời cho những mong muốn về chuyến đi (địa điểm du lịch, thời gian đi bao lâu...), và những vấn đề đang xảy ra giữa nhân viên trong công ty (không có gắn kết, có các xung đột giữa các nhân viên, không hợp cách làm việc...)
Đối tượng cuối cùng chính là câu hỏi dành cho phía đơn vị cung cấp dịch, bạn hãy đưa ra những vấn đề đã khảo sát được ở trên cho chính các Agency, mục đích của việc làm này là giúp bạn có được một lời giải cho các vấn đề. Một lưu ý để bạn có thể chấm điểm cho đáp án từ phía đơn vị tổ chức chính là "không có cách làm đúng nhất mà chỉ có cách làm phù hợp nhất". Chương trình bạn nhận được phải phù hợp với nhân viên của công ty, phù hợp với yêu cầu của sếp, phù hợp với ngân sách của công ty...
2. Quan sát và đánh giá để biết vấn đề
Cách làm thứ 2 này sẽ giúp bạn đào sâu và bới tìm được thêm các vấn đề của công ty bạn. Nó sẽ giúp bạn khắc phục được nhược điểm của cách làm thứ nhất, người trả lời sẽ nói một cách chủ quan, đôi khi họ sẽ không giải hết các bài toán bạn đưa ra hoặc thậm chí sẽ là gian lận trong thi cử.
Lúc này bạn sẽ phải dành thời gian để quan sát, và đánh giá những thông tin mà mắt thấy, tai nghe. Lưu ý trong cách làm này là bạn phải dành nhiều thời gian để thu thập được một lượng thông tin đủ nhiều thường sẽ là trong 1 tuần, từ đó đúc kết và gom lại những vấn đề lớn nhất đang tồn đọng.
Tuy nhiên, nghĩ về "giá trị" thôi chưa đủ, mà cụm từ hoàn chỉnh đó là "tăng giá trị".
Cụm từ hoàn chỉnh khi bạn nghĩ đến company trip là "tăng giá trị"
Phần giá trị tăng thêm này tôi đã đề cập ở phần trên, đó chính là "Cảm xúc". Một chương trình company trip bạn thực hiện phải giúp người tham gia "tăng thêm", hay nhận lại được thêm cảm xúc. Nếu cảm xúc chỉ dừng lại ở việc vui và sôi động thì đâu cần công ty bạn phải tổ chức một chuyến đi du lịch tốn cả tỷ bạc, thay vào đó công ty cùng nhau đi vào rạp xiếc thì sẽ vui và tiết kiệm hơn.
Và cảm xúc lớn nhất ở đây mà một chuyến company trip phải mang lại được đó chính là "sự tin tưởng". Tôi sẽ cho bạn khoảng 10s để liệt kê ra các hoạt động nào của công ty giúp mọi người đạt được mục tiêu là có được sự tin tưởng lẫn nhau...
Một đáp án mà tôi muốn điền thêm vào trong danh sách của bạn, đó là company trip, bạn hoàn thành được nhiệm vụ của Sếp thì sẽ có được sự tin tưởng, công ty thỏa mãn được cảm xúc của nhân viên thì có được sự tin tưởng ... thậm chí bạn đọc đến những dòng cuối này thì tôi đã có được sự tin tưởng của bạn.
Một món quà nhỏ tôi muốn dành tặng đến bạn!
>>> Sự "khác biệt" mà mọi người luôn đòi hỏi ở công ty, một cá nhân hay bất cứ một thứ gì đó chính là "tăng giá trị", nếu bạn làm được việc mà người cũng làm được thì gọi là cùng giá trị, công ty bán một sản phẩm/dịch vụ mà công ty khác cũng có thì gọi là cùng giá trị,... và một trong những yếu tố mà bạn có thể cân nhắc đến để làm tăng giá trị đó chính là "cảm xúc" (cảm xúc hay còn được gọi với cái tên mỹ miều là Thương Hiệu)
Trên đây là tất cả những thông tin mà tôi muốn gửi tới bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh bơi nội trong những rắc rối không có lời giải khi tổ chức compay trip. Và sau tất cả, kết quả bạn nhận lại đó chính là "cảm xúc", đây là một thước đo để bạn có thể đánh giá được hiệu quả của của chương trình, nếu bạn làm tốt bạn sẽ nhận được những cảm xúc tích cực, nếu bạn đã đi sai hướng bạn sẽ nhận lại được cảm xúc tiêu cực.
(những thông tin này chỉ dựa trên một lượng kiến thức ít ỏi mà tôi có được, tôi chắc chắn sẽ quay lại chỉnh sửa bài viết trong tương lai !)
Tác giả: Nhân viên công ty VGO EVENT