Hé lộ 9 chìa khóa kiến tạo chiến dịch Tết 2023
Sau 2 năm đầy biến động, 2023 đánh dấu mốc kiến tạo “bình thường mới”. Thương hiệu sẽ làm thế nào để tái kết nối với khách hàng trong dịp lễ Tết cuối năm này?
Giới thiệu về báo cáo
Ảnh hưởng do COVID-19 kéo dài trong hơn 2 năm vừa qua đã mang lại những thách thức đến nền kinh tế nước nhà.
Theo Chính phủ dự báo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XV), nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới năm 2023 khiến tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng. Sự phức tạp trong tâm lý này dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách mua sắm đón Tết 2023 của người Việt.
Bên cạnh hồi tưởng, tái hiện cảm xúc về Tết truyền thống, người tiêu dùng trên thực tế luôn ấp ủ những kì vọng về Tết mới. Đồng hành cùng người tiêu dùng, thương hiệu nên đặt mình dưới góc độ “người bạn” luôn đồng hành tương trợ, thấu cảm, chữa lành họ trong bối cảnh Tết 2023.
Đây là nguồn cảm hứng để Novaon Digital biên soạn forecast phân tích:
-
Những khác biệt trong Tết nay và Tết xưa
-
Gợi ý kiến tạo chiến dịch Tết thành công
-
Ý tưởng sáng tạo dành cho Tết Mới
Hãy cùng đội ngũ Novaon Digital chinh phục trái tim người tiêu dùng bằng cách phân tích những tín hiệu ngầm hiểu từ họ, và viết tiếp nên câu chuyện cảm xúc giao thoa của Tết Truyền Thống và Tết Mới.
Tết này khác gì Tết xưa?
Mong chờ đoàn viên và cùng trải nghiệm những điều mới
Theo một khảo sát người dùng Google tháng 05, 2022 cho thấy: 83% người được khảo sát bày tỏ mong muốn được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu của mình vào Tết 2023. Từ đây có thể thấy rằng bối cảnh bình ổn khiến thói quen tiêu dùng đang dần trở lại như thời điểm trước dịch. Bên cạnh thưởng thức Tết truyền thống, người tiêu dùng mong muốn có các trải nghiệm mới mẻ, nhưng vẫn đậm “chất Tết”. Sự dịch chuyển tâm lý rõ rệt từ phía người tiêu dùng sau 02 mùa Tết giãn cách, tạm xa nhau: Họ mong mỏi đoàn tụ và tận hưởng những trải nghiệm mới mẻ cùng nhau.
Đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn so với Tết 2022
Qua giai đoạn cao điểm Covid, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những trải nghiệm mua sắm cao cấp hơn. Theo Khảo sát người dùng của Google tháng 05/2022, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn qua các nền tảng mua sắm nên họ ngày càng cân nhắc hơn khi chọn lựa sản phẩm.
Nhu cầu về mua sắm giỏ quà Tết, những sản phẩm tốt cho sức khoẻ có xu hướng tăng.
Đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn so với Tết 2022
Bận rộn nhưng không quên tận hưởng
Theo báo cáo về xu hướng Tết 2023 của Tiktok cho thấy người tiêu dùng Việt hào hứng về việc ăn mừng Tết Quý mão trong bối cảnh ‘bình thường mới’. Có thể thấy rằng xu hướng chia sẻ nhiều hơn các hoạt động đón Tết và đón nhận những nội dung tương tự từ người khác. Người dùng biến hoá những hoạt động chuẩn bị đón Tết trở nên vui vẻ và lan tỏa không khí tích cực thông qua việc chia sẻ trên mạng xã hội.
Nhãn hàng nên khai thác xu hướng này để tạo ra các hoạt động cùng với người tiêu dùng hoặc tạo các chiến dịch/chủ đề hấp dẫn để họ chia sẻ đúng với nhu cầu, bên cạnh việc chỉ cung cấp thông tin.
Tết ‘may đo’ theo gu của bản thân
-
'May đo' cá nhân
-
'May đo' theo gia đình
-
'May đo' theo đặc trưng vùng miền
May đo như thế nào cho đúng, hãy tiếp tục khám phá cùng Novaon Digital trong phần 2 của bài viết.
Sẵn sàng thử cái mới
Người tiêu dùng chưa bao giờ hết hứng thú với những những mới lạ mà thương hiệu đem lại cho họ. Họ yêu thích cái mới, không ngần ngại thử và trải nghiệm. Tuy nhiên, 02 năm với nhiều quy định ngặt nghèo về giãn cách đã không cho họ nhiều cơ hội. Vậy nên, 2023 chính là thời điểm phù hợp để thương hiệu làm người tiêu dùng ngạc nhiên với những bất ngờ mới, khiến họ phải “wow”.
Hé lộ 9 chìa khóa kiến tạo chiến dịch Tết mới
Chìa khoá #1: Triển khai đa nền tảng & nhất quán
Sau 02 năm dịch chuyển sang mua hàng và thanh toán online, hiện tại, người tiêu dùng đang quen thuộc với xu hướng này. Mua sắm online dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong 2 - 5 năm sắp tới, kéo theo sự biến đổi, sự gia tăng của các loại hình trải nghiệm mua sắm.
Sự gia tăng của các loại hình mua sắm khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Họ có cơ hội chọn ra kênh mua sắm có lợi nhất cho mình. Rào cản mua sắm đa kênh ngày càng mờ nhạt. Người tiêu dùng còn sẵn sàng trải nghiệm việc mua hàng thông qua các nền tảng mới.
Điều này đặt ra thách thức cho việc quản lý danh mục kênh, tối ưu kênh, quản lý chi phí cho kênh đối với nhãn hàng. Một điều cần chú ý thêm đó là, nhãn hàng phải đảm bảo nhất quán giữa đa kênh, tránh mâu thuẫn giữa các thông điệp.
Chìa khoá #2: Mở rộng thị trường nông thôn, cận thành thị
Điều dễ thấy là các chiến dịch Marketing, nhất là các chiến dịch lớn như Tết thường tập trung vào các thành phố lớn.
Theo báo cáo SEA e-Conomy 2021 cho thấy: có đến 8 triệu người tiêu dùng mới trên digital ở Viêt Nam kể từ khi bắt đầu đại dịch, và đến hơn nửa đến từ các khu vực phi thành phố. Không thể phủ nhận rằng thị trường nông thôn hiện tại đang là miếng bánh tiềm năng, tập trung nhiều thế hệ, đặc biệt có ý nghĩa vào dịp Tết. Nhãn hàng không nên bỏ quên miếng bánh này.
Chìa khoá #3: Trusted-branded content
Nội dung xác thực, đáng tin cậy sẽ trở thành công cụ khởi tạo niềm tin, sự kết nối đối với nhãn hàng.
Có nhiều cách thức để xây dựng và truyền tải nội dung hiệu quả. Một trong các cách hiệu quả nhất đó là sử dụng người ảnh hưởng.
Mặt khác, thương hiệu phải có một số lưu ý cho việc sử dụng tiếp thị qua người ảnh hưởng. Mức độ sáng tạo, cách thức xuất hiện của thương hiệu trong nội dung được chia sẻ cần phải được lưu ý và kiểm duyệt, tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có đối với thương hiệu.
Chìa khoá #4: User-generated content
Kích thích người dùng tạo những nội dung tự nhiên, tận dụng những nội dung này cho chiến dịch truyền thông Tết.
Để làm được điều này, thương hiệu phải có chiến lược kích hoạt nội dung độc đáo, khai thác từ chính những insight từ phía người tiêu dùng mục tiêu.
Số liệu của khảo sát của Tiktok cho Tết 2023 cho biết: 69% người tiêu dùng sẽ chia sẻ những nội dung liên quan tới Tết trên mạng xã hội, nếu họ thấy nội dung đó truyền cảm hứng. Con số này chính là cơ hội mà các thương hiệu nên nắm lấy.
Chìa khoá #5: Cá nhân hoá
Insight “tìm kiếm một cái Tết được may đo cho riêng cá nhân, gia đình, cho vùng miền”,... có thể ứng dụng vào việc sản xuất nội dung một cách cá nhân hoá.
Một nghiên cứu của TheCampaignMonitor đã chỉ ra rằng, khi tạo ra các trải nghiệm chú trọng tính may đo hoặc tính cá nhân, doanh thu trung bình thương hiệu nhận về tăng 20%.
Đặc biệt, khi kết hợp với chiến lược Conversational Marketing để tạo ra những cuộc hội thoại 1:1 mang tính cá nhân hoá với khách hàng, hiệu quả có thể khiến nhà quản lý thương hiệu bất ngờ. Thông điệp Tết 2023 dường như được truyền tải tới khách hàng một cách thân thiện và ấn tượng.
Chìa khoá #6: Shoppertainment
Xu hướng mua sắm kết hợp cùng giải trí, dù nổi lên từ đầu năm 2021 vẫn hứa hẹn sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” trong Tết 2023 này. Để làm chủ được từ khoá Shoppertainment, thương hiệu cần thực hiện những nghiên cứu sâu sát về tâm lý của khách hàng. Điều gì khiến họ vui vẻ và từ đó kích hoạt quyết định mua sắm? Ngoài đặc trưng lý tính, niềm vui nào mà sản phẩm, dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng?
Chìa khoá #7: Createch
Createch Marketing Solutions là một cách tiếp cận tiên phong từ Novaon Digital, với 2 chiều:
-
Ứng dụng công nghệ vào trong các hoạt động sáng tạo
-
Đem sự sáng tạo vào trong các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo hiệu quả Digital marketing nói riêng và Marketing nói chung.
Ngoài việc từng yếu tố được tối ưu, createch marketing solutions nhấn mạnh vào sự tổng hoà và bổ trợ lẫn nhau của cả ba:
-
Chiến lược tổng thể
-
Sự sáng tạo
-
Nền tảng công nghệ
Chìa khoá #8: Đồng sáng tạo nội dung
Xu hướng chỉ ra: nhiều nhãn hàng tạo ra quá trình để người tiêu dùng cùng góp mặt vào hoạt động sáng tạo. Sự kết hợp thú vị mang lại kết quả không chỉ là các con số về tương tác trực tuyến mà còn tạo ra chuyển đổi và duy trì “brand love” trong mùa Tết 2023.
Chìa khoá #9: Screenless moment
“2,5 giờ đồng hồ là con số trung bình 1 người sẽ dành để nghe nhạc trong ngày, theo Music Consumer Insight Report.”
Screenless Moment là thuật ngữ mô tả khoảnh khắc sử dụng điện thoại cho những việc đa tác vụ - mà không cần nhìn vào màn hình. Cụ thể như việc nghe nhạc khi tập thể thao, nghe podcast khi đang lái xe. Những khoảnh khắc riêng tư này chính là lúc thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng bằng âm thanh - điều mà những quảng cáo trực quan khác không làm được.
Lợi thế của quảng cáo screenless moment:
-
Tiếp cận tối đa thông qua CẢM XÚC & HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
-
Nội dung tác động trực tiếp đến người nghe
-
Tăng tính liên kết thương hiệu với người dùng
-
Thương hiệu chủ động kiểm soát được nội dung thông điệp
Cảm hứng Tết mới cho các nhà sáng tạo
Với những phân tích về xu hướng tiêu dùng năm 2023, Novaon Digital đưa ra gợi ý cho nhãn hàng tiếp cận khách hàng với 4 ý tưởng sáng tạo chủ chốt.
Để hiểu thêm về 4 ý tưởng này, mời bạn đọc và tải về tài liệu đầy đủ tại đây:
Tổng kết
Như vậy, Novaon Digital đã đưa ra một số gợi ý giúp nhãn hàng đi tắt đón đầu cho dịp mua sắm quan trọng nhất năm.
Thời điểm "chạy nước rút", nếu nhãn hàng còn đang gặp khó khăn trong việc định hình chiến lược triển khai, hãy liên hệ tư vấn từ Novaon Digital.
Novaon Digital đã và đang là đơn vị tư vấn chiến lược Digital Marketing cho nhiều nhãn hàng lớn, hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa mua sắm Tết 2023 này.
Tìm hiểu thêm về giải pháp của chúng tôi tại đây: novaondigital.com