Cố vấn tâm lý VTALK - Võ Thị Mỹ Duyên: Chúng tôi không xem Stress là điều xấu

Stress không hẳn là xấu. Stress giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và khỏe mạnh hơn.

Stress là một thuật ngữ phổ biến đến mức hầu như bất kỳ ở bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng stress thực chất cũng là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể con người, và đôi khi mang lại những lợi ích tích cực.

Theo Giám đốc Đào tạo, Cố vấn Tâm lý và Giáo viên trưởng Học viện Kỹ năng VTALK, bà Võ Thị Mỹ Duyên chia sẻ: “Tùy thuộc vào cách tiếp cận và thái độ của mỗi cá nhân với stress mà stress trở nên tiêu cực hay không. Điều quan trọng nhất là phải hiểu cách mà cơ thể vận hành stress”.

Cố vấn tâm lý VTALK - Võ Thị Mỹ Duyên: Chúng tôi không xem Stress là điều xấu

Cô Võ Thị Mỹ Duyên - Giám đốc Đào tạo, Cố vấn tâm lý Học viện Kỹ năng VTALK

Bà Võ Thị Mỹ Duyên cho biết, cơ thể chúng ta là một cỗ máy phản ứng hoàn hảo khi đối mặt với các tình huống khác nhau để sinh tồn. Tổ tiên của chúng ta trong quá khứ liên tục phải đối mặt với trạng thái “chiến đấu, bỏ chạy hay đứng im” (phản ứng 3F: Fight, Flight or Freeze) khi vô tình tiếp xúc nguy hiểm với các loài thú dữ. Lúc này, cơ thể ngay lập tức phản ứng tiết ra nhóm hormone Catecholaminen làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm hơi thở nhanh hơn. Điều này giúp chúng ta tạo ra những ưu thế tức thời, ví dụ như việc thở gấp giúp tăng oxy cho não từ đó tăng khả năng tập trung. Hay như đồng tử giãn ra để nhìn cho rõ, trí nhớ và phản xạ trở nên tốt hơn, tim đập nhanh để chuẩn bị cho cơ thể hành động, dẫn đến một trạng thái được tiếp thêm can đảm, tự tin hơn cho cơ thể.

Chính vì thế, theo chọn lọc tự nhiên, cá thể nào có được phản ứng với stress phù hợp sẽ sống sót dễ dàng hơn so với các cá thể không thể thích nghi và đối mặt tốt với stress. Và những đặc điểm này được di truyền qua nhiều thế hệ.

“Dần dà, những tình huống đe dọa đến tính mạng không còn nhiều nữa, stress trở nên “thân thuộc” hơn ở dạng trạng thái bất ổn về mặt cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi các cá nhân phải chịu một áp lực và căng thẳng quá mức. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới stress”, bà Mỹ Duyên cho hay.

Từ đó cho thấy, stress cũng giống như muôn vàn các phản ứng khác của cơ thể, giúp mỗi người tự đáp ứng với những thay đổi một cách tốt nhất, đồng thời có vai trò rất quan trọng và thậm chí còn đem lại nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết. Nếu như cách phản ứng với stress đã giúp tổ tiên chúng ta tồn tại và phát triển, thì ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể đón nhận và sử dụng những hiểu biết về stress theo hướng có lợi cho mình, bà Võ Thị Mỹ Duyên nhận định.

Cầu nối của sự hòa nhập

Bà Mỹ Duyên cho hay: “Có một sự thật rất thú vị là khi chúng ta bị stress, tuyến yên sẽ tiết ra một chất gọi là oxytocin khiến tim bạn đập nhanh. Vô tình, oxytocin còn được gọi dưới cái tên mỹ miều khác là “hormone tình yêu”. Loại hormone này hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, thôi thúc các cá thể tìm kiếm sự chia sẻ, đồng cảm và gắn kết”.

Chính vì vậy mà có thể nói, kiểm soát tốt stress sẽ giúp chúng ta dễ dàng kết nối và hòa nhập với những người xung quanh.

Cố vấn tâm lý VTALK - Võ Thị Mỹ Duyên: Chúng tôi không xem Stress là điều xấu

Cô Võ Thị Mỹ Duyên - Giám đốc Đào tạo, Cố vấn tâm lý Học viện Kỹ năng VTALK

Cải thiện sức khỏe nhờ Stress

Bên cạnh đó, bà Võ Thị Mỹ Duyên cũng cho biết, giống như bất kỳ cơ chế nào trên cơ thể, sau khi stress, các phản ứng chống lại stress sẽ xuất hiện nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng như ban đầu. Quá trình này làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhóm hormone khác nhau nhằm kháng viêm, ổn định natri trong máu hay cung cấp năng lượng… Ngoài ra, oxytocin còn có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, giúp tế bào tim tái sinh bằng cách chữa lành những tổn thương mà stress gây ra, nhờ đó giúp tim khỏe hơn sau mỗi lần phục hồi sau stress.

Tuy nhiên, nếu stress tiếp tục kéo dài, các hormone như cortisol sẽ tiếp tăng lên làm cho sức đề kháng sẽ suy yếu và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái kiệt quệ, tâm sinh lý bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bực bội, cáu gắt, trầm cảm và những bệnh cơ hội khác.

“Mấu chốt là vừa đủ”, Bà Mỹ Duyên nhận định. Giống như việc cho ong mật đốt với liều lượng hợp lý có thể dẫn đến những lợi ích được áp dụng ở nhiều nền văn minh từ trước đến nay. Stress cũng vậy, phản ứng căng thẳng tự nhiên sẽ dần biến mất khi mối đe dọa không còn, giúp hệ thống thần kinh được thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi và bền bỉ hơn. Từ đó, stress giống như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chúng ta tăng tốc độ phục hồi ở những lần tiếp theo và tự bảo vệ cơ thể của mình.

Xem Stress như một điều thích thú

Bà Mỹ Duyên cũng cho biết, khi stress kích thích hệ hormone tiết ra cortisol, cơ thể sẽ tăng mức đường huyết và tăng huyết áp. Nhờ vậy mà lúc này cơ thể được đặt trong trạng thái sẵn sàng sử dụng năng lượng cho hoạt động trí óc và tay chân, giúp chúng ta tập trung, tỉnh táo, nhanh nhẹn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

“Điều này chắc chắn các bạn học sinh, sinh viên cảm nhận được rõ nhất khi làm bài thi. Lúc giám thị thông báo gần hết giờ, áp lực lên hệ thần kinh rất nặng nề khiến cho các phản ứng này diễn ra bên trong cơ thể giúp cho các bạn có khả năng hoàn thành nốt bài thi với tốc độ cực nhanh, ý tưởng cũng xuất hiện liên tục”, Bà Mỹ Duyên thích thú.

Vì vậy, Giám đốc Đào tạo của Học viện Kỹ năng VTALK dành cho các bạn trẻ một lời khuyên rằng, hãy nhìn nhận stress như một điều tích cực, xem nó như một phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của con người và tận dụng lợi thế từ nó.

Nguồn bài viết gốc tại đây