Thương mại điện tử #5: Xu hướng thương mại điện tử năm 2023 (Kỳ 1)
Đến hẹn lại lên, cuối mỗi năm chúng ta sẽ có những dự đoán, những quan sát về xu hướng cho năm sắp tới. Với thương mại điện tử, 2023 vẫn hứa hẹn là một năm lạc quan với nhiều chuyển biến đầy thú vị. Chúng ta hãy cùng điểm qua 15 xu hướng mới trong thương mại điện tử để chuẩn bị khai thác cơ hội cho năm tới nhé!
Nhìn chung, mặc dù Shopper vẫn cần các cửa hàng truyền thống, nhưng thói quen mua sắm Online đã ăn sâu vào đời sống xã hội. Các chuyên gia dự đoán doanh thu của ngành bán lẻ trực tuyến toàn cầu sẽ tăng từ 5 tỷ USD đến 8 tỷ USD vào năm 2026. Để không bị tụt lại trong cuộc đua tăng trưởng này, các doanh nghiệp cần nắm bắt ngay:
1. Bán hàng Toàn kênh – OmniChannel
Sau 2 năm phụ thuộc nhiều vào mua sắm Online do đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đang sẵn lòng và mong muốn trở lại với cách mua hàng truyền thống, vì dù sao được ra ngoài trời, dạo phố, đến cửa hàng nhìn ngắm vẫn là một nhu cầu tâm lý cơ bản của mọi người. Doanh thu bán lẻ trực tuyến chắc chắn sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức cao hơn so với trước đại dịch – đó là điều đáng nói.
Nguồn: Arena
Tuy rằng thương mại điện tử có phần giảm nhiệt, kỳ vọng của khách hàng trong mua sắm Online vẫn rất cao. Theo thống kê, gần 75% người mua sử dụng nhiều kênh – Website, Facebook, cửa hàng… trước khi mua hàng. 73% người dùng thương mại điện tử tiếp cận các kênh đa dạng trong suốt hành trình trải nghiệm của mình – chẳng hạn: họ mua sản phẩm ở cửa hàng, nhưng sau đó tiếp tục theo dõi Website, Facebook của nhãn hàng…
Vậy nên, đừng xem nhẹ trải nghiệm Online của khách hàng, đồng thời, thiết kế và xây dựng hệ thống bán hàng toàn kênh. Kết hợp cả Online lẫn Offline là cách tối ưu để bổ trợ lẫn nhau. Đối với một số doanh nghiệp, Shopper có thể có những nhu cầu khác nhau khi mua sắm trực tuyến và mua tại điểm bán. Hãy nghiên cứu kĩ những khác biệt này để đáp ứng họ tốt nhất.
2. Sự trỗi dậy của thiết bị di động – Mobile Device
Tức trỗi dậy về mặt doanh thu. Các thiết bị di động hứa hẹn là phương tiện mang về doanh thu Ecom dồi dào trong năm 2023. Bạn có để ý rằng càng ngày thiết bị di động càng nhỏ gọn, nhưng kỳ vọng của bạn với chúng lại càng tăng cao không? Hiện nay, chúng ta dành khá nhiều thời gian trong ngày để Online, và một thời lượng lớn trong số đó dành cho việc mua sắm… bằng thiết bị di động. Vì vậy đối với Shopper, mua hàng bằng thiết bị di động không còn là một lợi ích nữa, mà là kỳ vọng tối thiểu của họ. Theo Statista, đối với ngành bán lẻ Online, các thiết bị di động đóng góp 71% lượt ghé thăm và 61% lượng đơn hàng
Nguồn: Dreamstime
Những doanh nghiệp Ecom nào muốn trụ vững phải hiểu rõ hiện trạng này. Họ phải ưu tiên xây dựng trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động, điều đó không chỉ đơn giản là sao chép giao diện gian hàng trên máy tính rồi thu nhỏ nó lại cho vừa với màn hình di động. Họ cũng cần thiết kế các giải pháp thanh toán nhanh chóng và phù hợp với thiết bị di động – chẳng hạn như Apple Pay hay Google Pay.
3. Thương mại cộng đồng – Social Commerce – thăng hoa
Ngày càng nhiều công ty sử dụng thương mại cộng đồng để tiếp cận & bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Người dùng cực lệ thuộc vào tin tức cộng đồng khi mua sắm. Theo một thống kê, 48% người dùng hiện nay sẵn sàng mua hàng trực tiếp từ TikTok. Đặc biệt, thế hệ Z dùng TikTok để kiếm thông tin & tìm hiểu sản phẩm nhiều hơn là dùng Google.
Doanh thu toàn cầu thông qua các nền tảng truyền thông cộng đồng – Social Media – được dự đoán đạt 992 tỷ USD vào năm 2022; còn doanh thu thương mại cộng đồng sẽ vào khoảng 2.9 tỷ USD vào năm 2026.
Nguồn: 3DMatica
Dù bạn có định bán hàng trực tiếp qua mạng cộng đồng – Social Network – hay không, bạn cũng chớ bỏ qua kênh truyền thông này. Nó là một nhân tố cực quan trọng để tiếp cận đối tượng mục tiêu và được ước đoán đạt 30.73 tỷ USD doanh thu trong năm 2023, chiếm 20% doanh thu thương mại điện tử toàn cầu.
4. Tận tâm chăm sóc khách hàng
Kinh doanh truyền thống có nhiều dịp để người bán tiếp xúc trực tiếp với người mua: mỗi lần khách hàng đến điểm bán hay điện thoại hỏi thông tin là một cơ hội bán hàng. Nhưng bán hàng Online lại khác, cơ hội duy nhất để tiếp xúc như thế là khi doanh nghiệp chăm sóc khách hàng.
Mỗi khi khách hàng thắc mắc về sản phẩm, tình trạng gửi hàng hay muốn hoàn tiền, bạn cần phản hồi thật nhanh. Như vậy, bạn phải thiết kế nút Hỗ trợ sao cho dễ thấy và kênh hỗ trợ - điện thoại, Chat hay Email… thuận tiện nhất với khách hàng.
Theo một nghiên cứu, 87% người tiêu dùng sẽ xa cách hay từ bỏ luôn nhãn hàng nếu không được chăm sóc tốt.
Nguồn: Capacity
Hiện nay, kĩ thuật ChatBox đang tiến triển nhanh, nhiều chuyên gia nhận định kĩ thuật này ngày càng quan trọng đối với trải nghiệm mua sắm Online; bởi nó có thể tùy biến theo từng khách hàng và đề xuất sản phẩm hợp với họ.
Thương mại điện tử không có hồi giải lao, vì vậy, dịch vụ chăm sóc khách hàng phải vận hành được 24/7.
5. Lạm phát & thắt lưng buộc bụng
Tác động từ lạm phát lên chi tiêu mua sắm có thể kéo dài sang năm 2023. Họ sẽ thắt lưng buộc bụng và kĩ càng trong việc sắm sửa. Nhưng là người kinh doanh, bạn vẫn cần & muốn bán hàng cho họ; bạn sẽ mời họ mua hàng bằng cách nào?
Một ý tưởng tốt là chia sẻ khó khăn với họ, vì suy cho cùng, nếu họ kiệt quệ tài chính, bạn chẳng tài nào mà bán được sản phẩm. Hãy xây dựng chính sách đổi trả hàng linh hoạt và cho họ nhiều lựa chọn thanh toán.
Nguồn: Shift4Shop
Hẳn nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ cho rằng tạo điều kiện cho khách đổi trả hàng cũng ví như… tự lấy búa đập mình. Nhưng điều đó không đúng. Ngoại trừ những dạng người lập dị, không ai đổi trả hàng mà không có nguyên nhân. Khi thực sự cần đổi trả hàng, khách hàng sẽ yêu cầu quyết liệt bất kể chính sách của bạn có hỗ trợ họ hay không. Thế nên, thay vì làm khó họ để rồi mất họ mãi mãi, hãy chia sẻ cùng họ để họ còn trở lại với bạn sau này.
Nếu bạn muốn vững tin hơn, thì hãy tham khảo con số thống kê sau: 67% Shopper tìm hiểu chính sách đổi trả hàng trước khi mua sắm Online; một chính sách dở có thể khiến bạn mất khách hàng ngay từ ban đầu. Mặt khác, 92% người dùng sẽ tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp nếu chính sách đổi trả tốt.
Hãy thông cảm với khách hàng, vì càng lo lắng về tài chính, họ càng mong được hỗ trợ để giảm rủi ro. Bạn cũng có thể giúp khách hàng bằng cách cho họ nhiều lựa chọn thanh toán: thẻ tín dụng, trả góp, giảm giá khi tích điểm… như vậy, bạn vừa tăng doanh thu vừa gây thiện cảm nơi khách hàng.
Khóa "Design Winning Ecommerce Channel" giúp học viên có năng lực hiểu toàn diện về nguyên tắc và quy trình vận hành trên các sàn thương mại điện tử, từ đó có thể tự tay thiết kế một bản kế hoạch hoạt động và marketing dài hạn trong 1 năm hiệu quả, bài bản.
Thông tin khoá học:
CASK chuyên thiết kế giải pháp (chiến lược & thực thi) giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh & huấn luyện cá nhân về chuyên môn Brand – Trade – Sales – Business. Đến với chúng tôi, chủ doanh nghiệp & học viên sẽ có đủ năng lực giải quyết vấn đề trong kinh doanh lẫn chuyên ngành.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://www.cask.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/cask.vn
- Hotline: 089 918 91 98
- Email: [email protected]