10 tips nhỏ về sử dụng thực tế tăng cường (AR) trong tổ chức sự kiện

10 tips nhỏ về sử dụng thực tế tăng cường (AR) trong tổ chức sự kiện

Theo khảo sát của Snapchat, 73% người được hỏi trả lời rằng họ hứng thú với việc trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR) ở những sự kiện hoặc hội nghị. Và trong phạm vi bài này, VTT Creative gửi đến bạn 10 tips đơn giản nhưng hữu ích có thể giúp việc tổ chức sự kiện trở nên độc đáo, khác biệt.

1. Thiệp AR vẫn là giải pháp gây sốt

Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam trong sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus năm 2019, và cho đến nay, giải pháp “chiếc thiệp ma thuật” vẫn rất mới mẻ với đại đa số công chúng. Sự xuất hiện của những chiếc thiệp AR tại sự kiện vẫn luôn tạo ra được sức hút đối với các nhà tổ chức sự kiện. 

Thiệp mời AR kích thích sự chia sẻ của khách mời bá sự kiện ra mắt mạng xã hội LOTUS.
Nguồn: VTT Creative

Một minh chứng là tháng 7 vừa rồi, tại sự kiện hòa nhạc lấy cảm hứng từ Harry Potter – “Childhood Memory: Patronum”, giới mộ điệu của chương trình âm nhạc thường niên ra đời từ năm 2016 vẫn như “phát cuồng” với tấm thiệp mời AR tái hiện thế giới phép thuật của cậu bé phù thủy.

Sau khi người tham gia quét mã QR của thiệp, hình ảnh Harry Potter sẽ xuất hiện và bay xung quanh bộ nhận diện của buổi hòa nhạc.
Nguồn: VTV1

2. Thiết kế nội dung tăng cường không nhất thiết cứ phải cần material 3D

Ngay cả khi nhãn hàng chỉ có sẵn các tư liệu truyền thông là thiết kế visual dạng 2D hoặc các video, thì chiến thuật trình bày dạng “xếp lớp” cũng đã mang đến cho nội dung ảo tăng cường những hiệu ứng thị giác “ảo”.

Giải pháp thiệp AR – công cụ truyền thông trước sự kiện kiện Global EV Day của VinFast.
Nguồn: VTT Creative

3. AR Poster mở ra cơ hội triển khai chiến thuật O2O

Nhân kỉ niệm 10 năm thành lập, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tạo ra những tấm poster thường thấy nhưng được tích hợp thêm nội dung tăng cường cho người dùng tải nghiệm bằng thiết bị di động. 

Thay vì chỉ tiếp nhận thông tin trên bề mặt poster (Offline), sinh viên và phụ huynh tham dự có thể tương tác với poster, tham gia các hoạt động engagement khác và có thể tìm hiểu thông tin sâu hơn về trường thông qua liên kết tới trang website của sự kiện (Online). 

10 tips nhỏ về sử dụng thực tế tăng cường (AR) trong tổ chức sự kiện

AR Poster đóng vai trò như một điểm chạm vừa đóng vai trò quảng bá sự kiện Kỷ niệm 10 năm của BUV, người tham gia cũng có thể truy cập vào trang website của sự kiện.
Nguồn: VTT Creative, BUV. 

4. Trải nghiệm AR Photobooth với idols & đại sứ thương hiệu ảo có thể sẽ là một xu hướng

Trong tour diễn The Wings Tour 2017 của nhóm nhạc BTS, AR photobooth đã đóng vai trò quan trọng như là một hoạt động bên lề đáng chú ý của sự kiện, tạo ra cơ hội “tương tác” giữa các ARMY (fan hâm mộ của BTS) với nhóm nhạc đình đám của xứ sở kim chi. 

Dù chỉ là được chụp ảnh với idols phiên bản “ảo” nhưng với các hiệu ứng tương tác sinh động, trải nghiệm này khiến người hâm mô không khỏi hào hứng.

Người hâm mộ được tương tác, chụp ảnh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường với các thành viên của nhóm nhạc BTS.
Nguồn: RETROMEDIA

5. AR backdrop

Sảnh chụp ảnh check-in là một phần không thể thiếu của mọi sự kiện, đóng vai trò không chỉ là nơi lưu dấu các kỉ niệm của khách tham dự mà còn là kênh để nhà tổ chức sự kiện thu về các earned media, lan tỏa hiệu ứng của sự kiện đặc biệt lên các nền tảng mạng xã hội.

Với công nghệ AR tích hợp vào backdrop chụp ảnh, trải nghiệm check-in ngày càng sinh động hơn, phù hợp với việc lan tỏa chia sẻ lên các nền tảng thân thiện với nội dung video ngắn.

Sinh viên tại RMIT được trải nghiệm check-in với AR backdrop tại sự kiện RMIT Alumni Reunion Day.
Nguồn: VTT Creative, VANHOA

Trong chiến dịch quảng cáo “Ngày hội mua sắm quốc tế 11.11”, AliExpress đã tạo ra một bức tường được lấp đầy với hình vẽ Graffiti. Người tham gia sẽ tương tác bằng cách chụp ảnh check-in, Graffiti Wall đóng vai trò như một chiếc AR backdrop tạo ra một trải nghiệm mới lạ.
Nguồn: AliExpress 

6. Count-down là một lựa chọn đáng lưu tâm

Hoạt động đếm ngược đến thời điểm diễn ra sự kiện lâu nay đã trở thành một kĩ thuật kích thích sự tò mò, tạo ra “cảm giác” về độ hoành tráng, trang trọng của thời khắc diễn ra sự kiện. Thiệp AR tích hợp khả năng đếm ngược là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Hội thảo Digimarcom Future Summit chủ đề “The Power of Mega Marketing” của Admircro sử dụng tính năng đếm ngược đến ngày sự kiện trong thiệp mời AR nhằm mang lại trải nghiệm mới lạ cho khách tham dự.
Nguồn: VTT Creative.

7. Check-in với AR Face Filter cá nhân hóa

Tại đại nhạc hội “Kết nối Cộng đồng VinFast Toàn cầu”, với phương án AR Face Filter hiển thị danh xưng riêng của mỗi người dùng, kết hợp với hiệu ứng hiển thị logo VinFast khi người dùng làm đúng thao tác đặt tay “victory”, VinFast đã tạo ra một hoạt động bên lề đơn giản nhưng thú vị.

Hoạt động này đã thu hút hàng trăm khách mời của sự kiện tò mò tham gia trải nghiệm và up video check-in trên mạng xã hội theo một cách khác biệt.

 10 tips nhỏ về sử dụng thực tế tăng cường (AR) trong tổ chức sự kiện

Giải pháp cá nhân hóa danh xưng kết hợp cùng kịch bản tương tác thương hiệu đơn giản thông qua động tác tay “victory” thu hút đông đảo khách mời tại sự kiện.
Nguồn: VinFast, VTT Creative.

8. Pre-event với AR Game

Trước khi sự kiện ra mắt MV “Yêu thì yêu, không yêu thì yêu” diễn ra, ca sĩ Amee đã triển khai một Filter AR dạng Game để teasing cho sản phẩm.

Sức lan tỏa của chiến dịch đã được thể hiện rõ ràng qua lượt hiển thị game lên tới 1,39 triệu lượt, 427,8 nghìn lượt mở, 159,4 nghìn lượt sử dụng chỉ trong hơn một tuần triển khai. Qua đây, có thể thấy tiềm năng khi ứng dụng công nghệ AR vào các hoạt động truyền thông nhờ tính trực quan mạnh mẽ, có khả năng truyền tải ý tưởng qua hình ảnh theo cách tương tác. 

AR gaming đóng vai trò như một công cụ quảng bá giúp tăng độ nhận diện chiến dịch “Yêu thì yêu không yêu thì yêu” của Amee.
Nguồn: VTT Creative

Game AR được sử dụng trong chiến dịch “The Hungry Games” của thương hiệu Snickers.
Nguồn: We Are Blossom

9. “Sky filter” – giải pháp cho sự kiện ngoài trời chưa được khai phá

Với các sự kiện được tổ chức tại vị trí ngoài trời, đặc biệt tại không gian thoáng có tầm nhìn bầu trời rộng lớn, đây là cơ hội cho các hiệu ứng truyền thông “từ trên trời rơi xuống” được triển khai.

TikTok hiện là mảnh đất tiềm năng cho việc triển khai AR Sky Filer.
Nguồn: TikTok 

Sky filter có thể cá nhân hóa, giúp những trải nghiệm của khách hàng mới mẻ hơn.
Nguồn: TikTok

10. WebAR là lời giải cho các kịch bản người dùng phức tạp

Nếu như các công nghệ AR tích hợp trên các mạng xã hội nổi tiếng, mà điển hình nhất là Spark AR (Facebook, Instagram), cung cấp các tùy chọn trải nghiệm người chủ yếu xoay quanh Face Filter và trải nghiệm thử đồ các sản phẩm như kính mắt, son môi… thì WebAR lại là lựa chọn với 2 ưu điểm quan trọng nhất:

  • Người dùng chỉ cần scan QR-code để trải nghiệm qua trình duyệt web mà không cần phải cài đặt bất kỳ ứng dụng nào
  • Hình thức trải nghiệm AR đa dạng cùng tích hợp trong một thiết kế trải nghiệm

Giải pháp WebAR mang đến một lớp trải nghiệm tăng cường, bổ trợ cho các ấn phẩm truyền thông để quảng bá thông tin về sản phẩm như trên brochure của Alnwick Garden.
Nguồn: Aircards

Giải pháp WebAR trên brochure của Alnwick Garden.
Nguồn: Aircards

Trong chiến dịch Tết, VTT cùng StrongBow đã thực hiện một hoạt động O2O (offline-to-online) – Hunting Gift với điểm thu hút chính là hoạt động tìm kiếm quà ảo, săn voucher thật. 

Để tham gia tìm kiếm quà, khách hàng phải scan mã QR tại điểm bán của hãng để truy cập vào web. Từ đó sử dụng camera “quét” khu vực xung quanh để tìm quà (vật thể AR) sau đó share lên mạng xã hội để nhận lại voucher từ hãng. Công cụ không những giúp chuyển đổi khách hàng từ trải nghiệm online đến trải nghiệm tại cửa hàng, mà còn có cơ chế chia sẻ giúp tăng hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội.

Chiến dịch “Hunting Gift” của Strongbow đã ứng dụng công nghệ WebAR thu hút khách hàng tham gia vào hoạt động “săn quà” của hãng.
Nguồn: VTT Creative

VTT Creative (hay còn được biết đến là Việt Tương Tác) là creative house chuyên về ứng dụng công nghệ tương tác trong hoạt động truyền thông Marketing. Công ty có thế mạnh về tư vấn và thiết kế giải pháp công nghệ (AR/VR, thiết kế booth trải nghiệm, on-off gamification, hạng mục trải nghiệm vật lý, interactive web, virtual event...) dành cho các sự kiện và hoạt động Brand Activation. Với kinh nghiệm làm việc với các đối tác là agency, các nhãn hàng và tổ chức, VTT Creative cung cấp những phương án trải nghiệm ứng dụng công nghệ sáng tạo và thân thiện với người dùng, đóng góp vào thành công của chiến dịch truyền thông quảng cáo.