In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Case study về một số Mobile Game đã gặt hái thành công khi mang về hàng triệu doanh thu từ Ad

1. Fun Race 3D

Fun Race 3D được phát triển bởi Good Job Games đã lọt vào các bảng xếp hạng hàng đầu trong năm 2019/2020. Vì hyper-casual games vẫn chưa tồn tại dưới dạng danh mục trong Google Play Store nên trò chơi này được phân loại theo thể loại đua xe và hành động.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Trong trò chơi này, bạn sẽ tìm thấy cả ads và in-app purchases. Cùng nói về trải nghiệm quảng cáo và trò chơi trong tựa game này.

Khi người chơi bắt đầu chơi và nhanh chóng hoàn thành cấp độ một, ngay lập tức hiển thị ngay một quảng cáo xen kẽ (1 câu đố). Khi được trở lại menu bắt đầu, điều thu hút người dùng sau đó là một tùy chọn IAP cung cấp trải nghiệm chơi game không chứa quảng cáo. Ngoài ra, một Banner Ads nhỏ ở cuối màn hình cũng sẽ luôn hiển thị ngay khi người dùng hoàn thành một cấp độ, chỉ khác là mỗi lần hiển thị một quảng cáo khác nhau (tổng cộng 4 lần)

Quay lại trò chơi, sau khi hoàn thành level 2, sẽ xuất hiện thêm một quảng cáo video xen kẽ nữa, lần này là một trò chơi thể thao. Khi level 3 kết thúc, không có quảng cáo nào. Cuối cùng, sau khi hoàn thành level 4 người dùng sẽ được cung cấp tùy chọn để xem Rewarded Video Ads.

Tóm lại, trong trải nghiệm trò chơi kéo dài 10 phút, có tổng cộng 7 quảng cáo, một trong số đó là tùy chọn để xem. Người dùng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi ngay sau hoàn thành level 1, không có quảng cáo nào nên xuất hiện. Tuy nhiên phần quảng cáo này cũng không làm người dùng cảm thấy quá phiền.

2. Sand Balls

Trò chơi hyper-casual và puzzle hấp dẫn này đã trở thành một “cú hit” ngay lập tức ngay sau khi phát hành. Publishers của tựa game này là SayGames và họ cũng sử dụng tính năng kiếm tiền kết hợp, với quảng cáo là nguồn doanh thu chính.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Không giống như ví dụ đầu tiên, trong Sand Balls không có quảng cáo toàn màn hình sau level 1, chỉ có một biểu ngữ nhỏ ở dưới cùng trong suốt quá trình chơi trò chơi.

Banner blindness là yếu tố đáng để cân nhắc. Ở Sand Balls, lần đầu tiên sẽ có một quảng cáo toàn màn hình sau cấp hai, đây là Banner Ad mà người dùng có thể đóng ngay lập tức. Ngay sau đó với cấp độ ba, người dùng được cung cấp tùy chọn bỏ qua cấp độ nếu xem qua quảng cáo video. Và sau khi kết thúc cấp độ bốn, có ba đề nghị riêng biệt nói với các nhóm người dùng khác nhau:

  • Xem quảng cáo video có tặng thưởng để nhận quà miễn phí

  • Đăng ký VIP để chơi trò chơi không có quảng cáo

  • Tiếp tục với trò chơi

Tóm lại, điều mà trò chơi này làm tốt là phân phối quảng cáo. Họ nhận thức được thực tế là trò chơi cấp độ ngắn nên đã điều chỉnh tần suất và thời lượng quảng cáo cho phù hợp.

Nếu trò chơi này có quảng cáo video dài 30 giây bắt buộc xem sau mỗi cấp độ, đây sẽ thực sự là trải nghiệm tồi tệ. Mặc dù trò chơi có banner ads không hiệu quả nhưng lại thực sự có ý nghĩa. Sau khi chơi trò chơi ngắn như vậy, việc liên tục phải xem quảng cáo video dài có thể khiến người dùng khó chịu vì chỉ muốn tiếp tục chơi trò chơi.

Ngoài ra, ứng dụng đã làm rất tốt trong việc giới thiệu IAP. Bằng cách này, chỉ sau một phiên kéo dài 6 phút, người dùng đã biết tất cả các tùy chọn mà trò chơi cung cấp.

3. Hunter Assassin

Hunter Assassin là một hyper-casual game nổi tiếng được xuất bản bởi Ruby Game Studio. Trò chơi này cũng có các tính năng hành động và thể loại phiêu lưu hành động.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Đây là những gì sẽ xảy ra trong 10 phút chơi trò chơi. Không có bất cứ quảng cáo nào sau khi hoàn thành level đầu tiên. Khi level 2 kết thúc, có một quảng cáo video xen kẽ cho một game puzzle. Sau khi hoàn thành từng level, người chơi nhận được phần thưởng trong trò chơi (đá quý). Để nhận được số tiền gấp đôi, người chơi phải tiếp tục xem Reward Video Ad

Việc hoàn thành level 3 mang lại ưu đãi mua hàng trong ứng dụng đầu tiên: đăng ký VIP giúp trải nghiệm chơi game không có quảng cáo. Cuối cùng, sau khi hoàn thành level 4, một playable ad cùng thể loại sẽ xuất hiện.

Tóm lại, trải nghiệm chơi game dù có hiển thị quảng cáo vẫn không gây ra phiền phức cho người chơi.

4. Paper.io 2

Đây là tựa game được phát triển bởi hyper-casual publisher, VOODOO. Theo Google Play Store, trò chơi này chứa cả Ads và In-App Purchasing.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Đây là những gì sẽ xảy ra trong game. Sau khi kết thúc cuộc đua đầu tiên, khi người dùng quay trở lại menu sẽ có hai Banner Ads nhỏ xuất hiện và không có bất cứ quảng cáo bắt buộc phải xem. Với lần thứ hai, nếu người dùng mất mạng trong game, sẽ có Reward Video Ads để tặng thêm một lượt chơi mới. Nếu người dùng không nhấp vào xem, sẽ có playable ad xuất hiện.

Sau đó, khi trở lại menu bắt đầu. Giờ đây, một tùy chọn khác đã được thêm vào thiết lập hiện có, bạn có thể xem video có tặng thưởng để tăng gấp 5 lần. Bằng cách này, nếu người dùng hứng thú với các phần thưởng, họ có thể quay trở lại xem video để nhận thưởng. Với lượt chơi thứ ba và thứ tư, vẫn sẽ tiếp tục có một tùy chọn thêm 1 lượt chơi và một quảng cáo xen kẽ.

Tóm lại, giữa mọi cấp độ đều có một quảng cáo tùy chọn và một quảng cáo bắt buộc, điều này sẽ không gây khó chịu.

In-App Ads trên các thể loại game khác nhau

Khi nói đến In-App Ads, dù bất kể thể loại nào thì các tựa game đều có chung một mục tiêu là tối đa hóa doanh thu. Một số chủ yếu dựa vào doanh thu quảng cáo, số khác lại sử dụng như một nguồn thu nhập bổ sung. Không có công thức chung nào hoạt động cho tất cả các thể loại.

Hyper-casual Game

Thể loại miễn phí, đơn giản và tối giản này đã chiếm thứ hạng cao trên bảng xếp hạng trong suốt nhiều năm qua. Hyper-casual Game là thứ khiến quảng cáo trong ứng dụng trở nên phổ biến ngay từ đầu.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Hyper-casual Game được tạo ra và thiết kế để tích hợp In-App Ads. Những trò chơi này cũng thường cung cấp tính năng mua hàng trong ứng dụng, nhưng nguồn thu nhập chính nằm ở In-App Ads - với 95% doanh thu (theo Adjust)

Các game thủ lựa chọn thể loại này thuộc hàng độc nhất, cần tiếp cận họ một cách có chiến lược và phù hợp với nhu cầu chơi game. Trong hầu hết các trường hợp, người dùng chơi trong khi đi làm, để giết thời gian hoặc giảm bớt căng thẳng. Những người dùng có thể mong đợi quảng cáo, nhưng không phải nhìn thấy quá thường xuyên.

Tất nhiên, giới thiệu một quảng cáo trong 10 phút không phải là một chiến lược tốt trong thể loại này vì các phiên chơi thường ngắn. Theo Adjust, thời lượng phiên trung bình cho Hyper-casual Game là 2 phút 39 giây. Trong một session, nên giới thiệu càng nhiều quảng cáo càng tốt, nhưng cần thực hiện một cách khôn ngoan. Theo Adjust, số lượng quảng cáo tối ưu trong Hyper-casual Game là 2-3 trong thời gian một phút.

Khi nói đến các định dạng quảng cáo, phổ biến nhất là Reward Video Ads và quảng cáo xen kẽ. Điều quan trọng khi tích hợp các quảng cáo này là tối ưu hóa tần suất và định dạng của chúng.

Strategy Games (Trò chơi chiến lược)

Trong hầu hết các trường hợp, Strategy Games kiếm tiền bằng mua hàng trong ứng dụng. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng hình thức này.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Việc sử dụng mô hình IAP quá đà có thể khiến người chơi cảm thấy phiền phức. Vì lý do này, nhà phát triển nên làm nổi bật chiến lược kiếm tiền kết hợp bao gồm IAP làm nguồn kiếm tiền chính và IAA làm nguồn kiếm tiền phụ.

Theo Facebook’s Gaming report, 76% người chơi Strategy Games trên 4 thị trường sẵn sàng đón nhận quảng cáo trong ứng dụng. Trên thực tế, hơn 60% người dùng nói rằng họ quan tâm đến việc cài đặt một trò chơi mới nếu quảng cáo khiến trò chơi hấp dẫn.

Role-Playing Games (Trò chơi nhập vai)

RPG là một thể loại khác chủ yếu dựa trên mua hàng trong ứng dụng. Theo Unity, chỉ khoảng 12% doanh thu đến từ quảng cáo.

Theo Facebook’s Gaming report, 77% người chơi game nhập vai sẵn sàng đón nhận quảng cáo trong ứng dụng, vì vậy game không chứa quảng cáo có thể bỏ lỡ nhiều người chơi.

Nói chung, người chơi RPG thích những quảng cáo dài hơn và ít thường xuyên hơn là những quảng cáo ngắn và thường xuyên. Một dạng khác cũng mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng này là rewarded video ads.

Trong thể loại này, người dùng có nhiều khả năng gặp phải rewarded video ads nhưng không quá thường xuyên, tại sao lại như thế? Lý do là vì thể loại này khá cạnh tranh, người chơi sẽ hạn chế việc kiếm quá nhiều tài nguyên. Do đó, các game RPG thường giới thiệu thời gian cooldowns và giới hạn tần suất.

Puzzle Games (Trò chơi giải đố)

Theo Unity, phần lớn lợi nhuận của Puzzle Games đến từ doanh thu quảng cáo chiếm 56%. Hiện tại các hạn chế về quảng cáo đang gây khó khăn do danh mục game này vì nó bao gồm rất nhiều trò chơi có sở hữu trí tuệ, và thế là điều này cũng giới hạn cả những dạng quảng cáo có thể hiển thị.

Theo Facebook’s Gaming report, các gamer muốn có một quảng cáo dài xuất hiện trong 10 phút gameplay hơn là quảng cáo ngắn và thường xuyên. In-App Ads có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời lượng phiên và số phiên trong trò chơi giải đố. Dữ liệu của App Annie cho thấy rằng việc đưa SDK quảng cáo vào các trò chơi Puzzle đã tăng số phiên chơi lên 133% và số lượt cài đặt tăng 109% sau ba tháng.

7 Mẹo để tăng doanh thu quảng cáo

In-app ads tường bị coi là gây khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có những cách để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực mà vẫn tạo ra lợi nhuận.

1. Lựa chọn thời điểm tốt là ưu tiên hàng đầu

Điều này đã được nói trước đó, nhưng lặp lại cũng ko mất gì. In-game ads không nên được xuất hiện trong khi chơi game. Đây là một sai lầm đắt giá không những khiến người chơi ngừng chơi tại thời điểm đó mà về lâu dài có thể khiến họ sẽ xóa app game

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Khi nói đến định dạng và thời gian quảng cáo, có một số phương pháp hay nhất về thời điểm bạn nên giới thiệu chúng.

Ví dụ: Người chơi nên biết rõ về tùy chọn quảng cáo có tặng thưởng ngay từ đầu. Về quảng cáo xen kẽ, chúng không nên làm gián đoạn gameplayvà không được phép xuất hiện quá thường xuyên.

2. Sắp xếp quảng cáo một cách chiến lược

Giả sử bạn đã quyết định muốn hiển thị 3 quảng cáo trong thời gian một phút và biết rõ quảng cáo không được làm gián đoạn trải nghiệm chơi game. Vậy vị trí đặt của chúng như thế nào là hợp lý?

Thông thường, quảng cáo xuất hiện sau khi hoàn thành một màn chơi, trước khi bắt đầu một cấp độ mới và trong các màn hình tải khác. Một phương pháp hay khác là kết hợp quảng cáo có tặng thưởng vào menu bắt đầu. Bằng cách này, nếu người chơi bị mắc kẹt trong trò chơi và thiếu một số vật phẩm, họ sẽ biết nơi để tìm chúng.

Hơn nữa, quảng cáo không bao giờ được hiển thị ở những nơi ngẫu nhiên như menu phụ hoặc cửa hàng trò chơi vì người dùng hầu như không tìm tại các vị trí này.

Để duy trì lợi nhuận, bạn sẽ cần nhiều vị trí đặt quảng cáo. Tuy nhiên, nhà phát triển không nên lạm dụng việc tăng số lần gián đoạn gameplay vì những thứ này ảnh hưởng tiêu cực đến việc giữ chân người dùng trong thời gian dài

3. Đa dạng hóa ad network và định dạng quảng cáo

Tất cả những gì mà nhà phát triển cần phải làm để tối đa hóa doanh thu quảng cáo chính là tùy chọn nhắm mục tiêu sâu (nhân khẩu học, mẫu hành vi,...) vì các yếu tố này hỗ trợ các định dạng quảng cáo khác nhau.

Khi có sẵn dữ liệu này, bạn có thể phục vụ người dùng những quảng cáo thực sự có liên quan và hữu ích. Ngoài ra nhờ vào việc theo dõi eCPM, nhà phát triển sẽ tìm ra định dạng và vị trí nào phù hợp nhất với ứng dụng.

4. Xác định đúng đối tượng

Mẹo này được kết nối với thời gian, vị trí và dữ liệu có sẵn. Nên nghiên cứu hành vi của người dùng và tiếp cận họ theo những cách riêng biệt.

Ví dụ: nếu bạn sử dụng tính năng kiếm tiền kết hợp, bạn có thể tập trung nhiều lần hiển thị quảng cáo hơn vào những người dùng không trả tiền và có LTV thấp. Mặt khác, những người dùng trung thành và trả tiền sẽ thấy ít quảng cáo hơn trong một ngày.

5. Sử dụng giá trị có thể trao đổi

Định dạng quảng cáo phổ biến nhất cung cấp giá trị trao đổi là rewarded video ads. Người chơi yêu thích loại hình này vì giúp họ tăng cấp bậc và tăng kỹ năng hơn trong game. Một điều tuyệt vời khác về định dạng này là tính chất chọn tham gia, khiến người dùng có thể tùy chọn xem chúng.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P3)

Có một số phương pháp hay nhất bạn có thể tham khảo khi cung cấp phần thưởng như:

  • Chỉ có sẵn với tùy chọn nhất định

  • Có thể xác nhận quyền sở hữu ngay lập tức

  • Trực quan rõ ràng

  • Quý hiếm

Nhờ tận dụng mẹo này, quảng cáo có thể tạo ra tác động ngay lập tức và thu được lợi nhuận cao. Nói về giá trị, một ấn tượng của người dùng được ước tính có giá trị khoảng 2-3 xu. Để quảng cáo video có tặng thưởng thành công, phần thưởng phải có giá trị ít nhất là 5 xu.

Do đó không nên lạm dụng các phần thưởng có giá trị thấp. Ngoài ra, hãy đảm bảo cung cấp các phần thưởng khác nhau chứ không chỉ đơn giản là tiền tệ hay những vật phẩm có thể tiêu thụ được, hoặc cũng có thể kết hợp chúng một cách khéo léo.

6. Hiển thị quảng cáo có liên quan

Việc khiến cho quảng cáo có liên quan và thú vị đối với người dùng là điều quan trọng. Theo Facebook Audience Network, mức độ người chơi muốn quảng cáo hữu ích (44%), thú vị (40%) và phù hợp với họ (38%).

Người dùng có thể rời bỏ ứng dụng và tìm đến đối thủ cạnh tranh với tựa game tương tự bất cứ lúc nào nếu các quảng cáo đang xuất hiện không liên quan gì đến họ. Hãy tận dụng các quảng cáo để hiển thị khi các phiên người dùng kết thúc hoặc dành cho những người dùng miễn phí

Ngoài ra, publishers tin rằng lựa chọn quảng cáo có thể cải thiện nhận thức về trò chơi của họ. Theo thống kê, hơn 43% người chơi thấy các trò chơi hiển thị quảng cáo từ các thương hiệu lớn và quen thuộc là đáng tin cậy hơn.

7. Sử dụng kết hợp nhiều chiến lược tối ưu doanh thu

Bản thân In-App Ads có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các trò chơi hyper-casual. Nhưng nếu nhìn vào những điều mà các tựa game lớn làm được, ngoài quảng cáo phần lớn chúng cũng bao gồm một số loại IAP.

Nếu xem các ví dụ về hyper-casual game, bạn có thể nhận thấy điểm chung của chúng là đều có tùy chọn có thể mua để có trải nghiệm không có quảng cáo. Cung cấp IAP là một bổ sung tuyệt vời cho In-App Ads. Mặc dù tỷ lệ này rất ít nhưng vẫn có một lượng người dùng nhất định thà trả tiền còn hơn việc mất thời gian xem quảng cáo.

Lời kết

Không có bất cứ công thức áp dụng chung nào để tối đa hóa doanh thu quảng cáo trong trò chơi. Nhà phát triển nên hiểu được việc kiếm tiền từ một mobile game với In-App Ads đồng nghĩa với việc phải biết cân bằng và sắp xếp những yếu tố quan trọng, bao gồm: lối chơi cốt lõi, định dạng và tần suất quảng cáo, sở thích của người chơi.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm ra công thức độc đáo để kiếm tiền từ quảng cáo thành công.

Nguồn: Udonis

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.