In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

Trong khi một số doanh nghiệp đánh giá thấp tầm quan trọng của In-App Ads, số còn lại cho rằng In-App Ads có vai trò thiết yếu trong kỷ nguyên mobile game và là một cơ hội kiếm tiền tiềm năng. Vậy, ai mới là người đúng?

Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng của In-App Ads. Điều này vẫn chưa tác động tiêu cực và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm chơi game của người dùng vì họ vẫn có thể chơi các trò chơi miễn phí.

Trên cương vị là publisher (ở đây là người làm game), doanh nghiệp sẽ muốn làm thế nào để hiển thị càng nhiều quảng cáo càng tốt nhưng vẫn khiến người chơi hài lòng. Đây là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về In-App Ads, bao gồm các định dạng quảng cáo, ưu điểm và nhược điểm, một số thống kê cũng như một số mẹo áp dụng In-App Ads vào thực tế.

In-App Ads là gì?

In-App Ads là một mô hình kiếm tiền (monetization model) tiềm năng giúp tăng doanh thu cho hàng triệu tựa game mobile miễn phí và các ứng dụng khác.

In-App Ads sẽ được hiển thị trên mobile game và được phân phát qua mạng quảng cáo trên điện thoại (mobile ad network). Theo đó, khi người chơi tận hưởng trải nghiệm chơi game miễn phí, developers có thể kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo. Bên thứ ba trong quá trình này là các nhà quảng cáo (advertisers) đang cố gắng thu hút người dùng mới cho các ứng dụng, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Quá trình đưa In-App Ads vào trò chơi bắt đầu bằng việc quyết định hai yếu tố quan trọng:

  • Ad network (Mạng quảng cáo)
  • Ad formats (Định dạng quảng cáo)

Mobile advertising sẽ dựa trên quy luật cung và cầu. Nhà phát triển sẽ là bên “cung” và có nhiều lợi thế nhờ nhu cầu về quảng cáo đang tăng nhanh hơn bao giờ hết.

Vai trò của ad network là kết nối nhà phát triển games và marketers. Chúng đi kèm với các tùy chọn nhắm mục tiêu khác nhau, nền tảng được hỗ trợ, loại chiến dịch, định dạng quảng cáo... Sau khi marketers yêu cầu quảng cáo từ ad network, họ sẽ sử dụng nhiều giải pháp để điều chỉnh quảng cáo sao cho chúng được thiết lập theo cách có nhiều khả năng tạo ra lợi nhuận nhất.

Các chiến lược quảng cáo mobile games và định dạng quảng cáo khác nhau có thể được tích hợp vào trò chơi từ tĩnh đến động.

In-App Ads được tích hợp vào mobile game như thế nào? Thông thường, quảng cáo xuất hiện khi trò chơi đột nhiên tạm dừng (ví dụ: khi người chơi hoàn thành xong một cấp độ game, khi người chơi vừa mất một lượt chơi…). Điều này đồng nghĩa với việc người chơi buộc phải dừng trải nghiệm chơi game để xem quảng cáo trong đối đa 30 giây.

Cách tính doanh thu quảng cáo

Marketers vẫn đang tự hỏi liệu số liệu nào sẽ cho biết mức độ thành công của mô hình ad monetization. Đây là công thức:

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

Về định nghĩa, eCPM là viết tắt của “chi phí mỗi 1.000 lần hiển thị” (effective cost per 1.000 impressions), có thể hiểu là doanh thu được tạo ra trên một nghìn lần hiển thị quảng cáo. Về mặt lợi nhuận, eCPM cao nghĩa là quảng cáo hiển thị trong trò chơi đang chuyển đổi người dùng tốt và càng có khả năng kiếm được nhiều tiền.

Ngoài ra, có thể đo lường doanh thu quảng cáo bằng cách theo dõi các chỉ số này: ARPU (Average Revenue Per User – Doanh thu trung bình trên một khách hàng), ARPDAU (Average Revenue Per Daily Active User – Doanh thu trung bình trên người dùng hoạt động hàng ngày) và ARPPU (Average Revenue Per Paying User – Doanh thu trung bình trên người dùng có trả phí).

In-App Ads: Một số thống kê đáng quan tâm

Không có gì ngạc nhiên khi In-App Ads đang có xu hướng tăng nhanh. Theo Mobile Marketing Magazine, In-App Ads sẽ giúp tăng tỷ lệ giữ chân người dùng lên gấp 4 lần. Cũng theo AppAnnie, In-App Ads đã đạt 201 tỷ USD vào năm 2021. Các marketer hoàn toàn có thể mong đợi con số đó sẽ tăng vào cuối năm 2022 và dự đoán rằng đến năm 2023 sẽ đạt 340 tỷ USD.

Theo thống kê, có khoảng 79% người chơi mobile game cho biết họ hài lòng với mô hình Ad-supported Monetization (mô hình kiếm tiền nhờ quảng cáo hỗ trợ). Theo eMarketer, 82% người dùng cho biết họ thích tựa mobile game miễn phí có chứa quảng cáo hơn là các trò chơi trả phí không có quảng cáo.

Như đã phân tích, với xu hướng ngày càng tăng trưởng nhanh chóng, người dùng đang nhìn thấy quảng cáo thường xuyên hơn bao giờ hết. Trung bình 26,4% người chơi trên smartphone sẽ xem qua ít nhất một quảng cáo mỗi ngày. Theo Unity, trong số những người theo dõi quảng cáo thường xuyên trên bất cứ thể loại game nào, con số trung bình tăng lên 3-4 một ngày.

Các định dạng Mobile Game Ad

Trong hầu hết các trường hợp, mobile game sử dụng các định dạng quảng cáo chính sau đây. Đa số đều được hỗ trợ bởi tất cả các ad network chính và có những ưu nhược điểm riêng:

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

1. Rewarded Video Ads – Quảng cáo video có phần thưởng

Định dạng quảng cáo này được người chơi, nhà phát triển app và marketers yêu thích như nhau. Sau khi người chơi xem quảng cáo video, họ sẽ nhận được phần thưởng. Đồng thời, nhà phát triển nhận được doanh thu quảng cáo và marketers sẽ nhận được lượt xem và CTR cao.

Những phần thưởng này có thể là bất kỳ tính năng nào trong trò chơi: tiền, mạng sống, điểm, đá quý... Tất cả đều là những thứ mà người chơi thường phải kiếm hoặc mua. Với dạng ads này, thứ duy nhất họ phải “đánh đổi” là thời gian và sự chú ý để xem quảng cáo.

Không chỉ vậy, người dùng còn có thể quyết định có xem chúng hay không. Một khi bắt đầu xem, người chơi phải xem toàn bộ thì mới được nhận thưởng, đây là một sự trao đổi có thể chấp nhận được. Theo Techcrunch, 68% người dùng cho biết họ thực sự thích định dạng quảng cáo này.

Tại sao các nhà phát triển trò chơi thích chúng?

Trước hết, nhà phát triển game biết rằng những quảng cáo dạng video có kèm phần thưởng sẽ không phá hỏng trải nghiệm của người chơi. Ngoài ra loại hình này cũng mang lại chỉ số eCPM cao, thường nằm trong mức 10 USD đến 50 USD, đứng đầu tất cả các định dạng quảng cáo khác.

Hơn nữa, rewarded ads có thể thúc đẩy mua hàng trên app, tăng mức độ tương tác và giữ chân người dùng, thậm chí thuyết phục người chơi quay trở lại.

Cuối cùng, tất cả những điều này đều dẫn đến mục tiêu: Tăng thêm doanh thu từ quảng cáo cho game. Theo IronSource, rewarded video ads có thể giúp tăng doanh thu quảng cáo từ 20-40%.

Hầu hết các nhà phát triển đều nhận thức rõ điều này. Theo eMarketer, chỉ 15% nhà phát triển mobile game có thực hiện In-App Ads không sử dụng định dạng quảng cáo video có tặng thưởng.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

2. Playable Ads – Quảng cáo tương tác trực tiếp

Playable Ads là dạng quảng cáo mà người chơi có thể tương tác hoặc chơi thử trực tiếp khi quảng cáo đang phát mà không cần cài đặt, có thể xuất hiện trong các phiên trò chơi. Sau khi thử một vài hoạt động trên game, họ sẽ thấy lời kêu gọi hành động (ví dụ: Cài đặt ngay!).

Định dạng quảng cáo này mang lại trải nghiệm người dùng tích cực, cải thiện eCPM và người chơi thường cho rằng đây là hình thức thú vị nhất trong số tất cả các loại quảng cáo. Trên thực tế, chúng hoạt động tốt hơn gấp 8 lần so với quảng cáo xen kẽ – interstitial ads (SmartyAds). Điều này có lợi cho nhà phát triển vì không làm gián đoạn trải nghiệm của người chơi.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

Với các nhà phát hành, dạng quảng cáo này mang lại CPI cao hơn đáng kể so với Rewarded and Banner Ads (Quảng cáo có tặng thưởng và quảng cáo biểu ngữ). Do đó, phân phối những quảng cáo này có thể là một cách hiệu quả để tăng doanh thu quảng cáo.

Với marketers, đây có thể là hình thức quảng cáo có nhiều rủi ro. Tuy nhiên, họ thường được lợi vì tiếp cận được người dùng chất lượng cao. Vì người chơi đã có cảm nhận về trò chơi, họ ít có khả năng rời khỏi trò chơi sau khi cài đặt trò chơi có quảng cáo.

3. Interstitial Ads – Quảng cáo xen kẽ

Interstitial Ads là định dạng quảng cáo toàn màn hình (quảng cáo tĩnh hoặc động) có thể được bỏ qua sau khi người dùng xem một thời gian nhất định. Để mang lại tỷ lệ tương tác tốt hơn, marketers nên sử dụng những nội dung mang tính tương tác.

Khi bàn về eCPM trong quảng cáo xen kẽ, chi phí trung bình thường nằm trong khoảng 4-6 USD, tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể tăng đến 20 USD.

Hầu hết người chơi sẽ không thích định dạng quảng cáo xen kẽ bằng hai hình thức đầu tiên. Tuy nhiên có một số yếu tố đóng vai trò quan trọng để giúp Interstitial Ads trở thành một giải pháp tạo ra doanh thu hiệu quả (thể loại game, nền tảng, vị trí, cách thức và thời điểm hiển thị quảng cáo).

Về nhược điểm, quảng cáo xen kẽ có thể gây rối và gây khó chịu cho người chơi. Quy tắc vàng để ngăn điều này xảy ra là đặt quảng cáo xen kẽ giữa các lần tạm dừng chơi trò chơi. Dưới đây là một số mẹo bổ sung để làm cho quảng cáo xen kẽ hiệu quả hơn mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng:

  • Sử dụng các vị trí có thể dự đoán được
  • Theo dõi tần suất
  • Thử các định dạng quảng cáo khác

4. Native Banner Ads – Quảng cáo banner tự nhiên

Định dạng quảng cáo này là phiên bản cải tiến của quảng cáo biểu ngữ (Banner Ads) nổi tiếng. Quảng cáo biểu ngữ gốc được kết hợp với trò chơi để người chơi cảm thấy giống như một phần của trò chơi.

Nếu quảng cáo này được tối ưu hiệu quả và có chiến lược rõ ràng, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái vì không làm gián đoạn giống như những dạng ads thông thường. Banner là một lựa chọn hợp lý cho các trò chơi có định dạng dọc, vì ít khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game.

Marketer sử dụng định dạng này là chủ yếu vì chi phí rẻ và sản xuất đơn giản hơn các định dạng quảng cáo khác. Đối với các nhà phát triển, quảng cáo định dạng này không mang lại doanh thu vượt trội như 3 định dạng kể trên. Tuy nhiên, nếu được sử dụng kết hợp với các định dạng quảng cáo khác, chúng có thể tạo ra một chiến lược kiếm tiền hiệu quả.

Định dạng quảng cáo này đang phải đối mặt với việc giảm mức độ phổ biến. Lý do chính là người chơi đã quá quen với việc nhìn thấy chúng, họ hiếm khi tương tác, dẫn đến CTR thấp.

5. Offerwalls – Làm nhiệm vụ và nhận phần thưởng

Định dạng quảng cáo này hoạt động theo nguyên tắc tương tự như quảng cáo video có tặng thưởng. Khi người dùng tình cờ gặp phải Offerwalls, họ phải hoàn thành một số nhiệm vụ để nhận được phần thưởng. Offerwalls tương tự như một cửa hàng nhỏ bên trong trò chơi, liệt kê các nhiệm vụ để người dùng tham gia.

Dưới đây là ví dụ về các nhiệm vụ khả thi có thể xuất hiện trên Offerwalls:

  • Hoàn thành một cuộc khảo sát
  • Đạt đến cấp độ 10 trong một trò chơi
  • Mua hàng trong ứng dụng
  • Chơi một trò chơi ngắn
  • Tải xuống một trò chơi

Lợi ích lớn nhất mà nhà phát triển có thể thu được từ loại quảng cáo này là các phiên chơi dài hơn và eCPM cao. eCPM của Offerwalls cao hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo khác, đặc biệt là trong một số thể loại nhất định.

Theo ironSource, đối với người dùng Android ở Hoa Kỳ, eCPM cho mid-core games ở mức 980 USD, cao nhất trong thể loại RPG với eCMP trung bình là 1.670 USD. Ngoài ra, eCPM trong một số danh mục thường đạt mức trung bình 300 USD.

Nếu bạn quyết định đưa Offerwalls vào trò chơi của mình, nên đảm bảo rằng chúng tương thích với sở thích của người chơi. Ngoài ra, cần lưu ý rằng chúng hoạt động tốt hơn trong các tựa game dùng tiền tệ để làm tính năng trong trò chơi.

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (Phần 1)

Tuy nhiên, những quảng cáo này thường không hấp dẫn đối với người dùng chơi game mobile. Gần đây loại hình này đã bị cấm trên iOS do xung đột chính sách. Ngày nay, chỉ có một số ad network hỗ trợ định dạng quảng cáo này.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

* Nguồn: Udonis