Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Phương pháp mổ mắt để chữa các tật về khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị... đã không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay và ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn, nhất là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, theo khảo sát xã hội gần đây do nền tảng Survey True đưa ra về việc “Có nên mổ mắt để chữa các tật khúc xạ?”, vẫn còn một số lượng không ít người dân cho rằng không nên và không có ý định sẽ mổ mắt do tâm lý lo sợ những tác dụng phụ sau khi mổ.

Cuối tháng 9/2022, nền tảng khảo sát thị trường Survey True tiến hành khảo sát quan điểm xã hội về vấn đề “Có nên mổ mắt để chữa các tật cận, viễn, loạn?”. Khảo sát được thực hiện dưới hình thức khảo sát online hướng đến cả đối tượng đang có/ không mắc các tật về mắt và các đối tượng đã từng/ chưa từng thực hiện mổ mắt.

Khảo sát đã thu hút 1.212 người tham gia trả lời các câu hỏi xoay quanh chủ đề như: những tác dụng phụ đã gặp phải sau khi mổ mắt, ý định mổ mắt trong tương lai, quan điểm ủng hộ nên hay không nên mổ mắt để chữa cận/ viễn/ loạn...

Số lượng người mắc các tật về khúc xạ đang tăng lên một cách nhanh chóng và ngày càng trẻ hoá

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, laptop... gần như đã trở thành các vật dụng gắn liền với mỗi người dân, đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phòng phải làm việc cả ngày với máy tính. Thậm chí ở tuổi rất nhỏ, trẻ con đã được phụ huynh cho tiếp xúc và sử dụng các thiết bị này vì đây là một biện pháp trông trẻ hiệu quả. Chính vì vậy, số lượng người mắc tật cận thị, loạn thị đã tăng lên nhanh chóng, trong đó có phần lớn là những người trẻ tuổi.

Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Nguồn: Survey True

Theo khảo sát của Survey True, cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất mà người dân gặp phải, chiếm đến 35%, gần gấp 3 lần số người mắc tật loạn thị. Cũng theo báo cáo, 2% trong số người tham gia khảo sát là những người mắc đồng thời hai tật khúc xạ cùng một lúc. 

Sự nghi ngại về những rủi ro/ tác dụng phụ của việc mổ mắt là 1 trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh không có ý định mổ mắt trong tương lai

Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Nguồn: Survey True

Trả lời cho câu hỏi về ý định mổ mắt trong tương lai, chỉ có 64% cho rằng có ý định mổ mắt và 36% người bệnh cho rằng không có ý định đó. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan cảm thấy tình trạng của mắt không cần đến phẫu thuật, nguyên nhân khách quan chính là do người bệnh còn những nghi ngại về tác dụng phụ và rủi ro của việc phẫu thuật (chiếm tới 27%). 

Ngoài ra, do lo lắng đến những rủi ro không mong muốn khi mổ mắt và so với các phương pháp chữa tật khúc xạ khác, 39% người tham gia khảo sát cho rằng phương pháp này không phải là giải pháp tối ưu cho người mắc các bệnh về cận/ viễn/ loạn. 

Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Nguồn: Survey True

Trong số những người đang mắc các tật khúc xạ, hiện tại mới chỉ có 32% đã từng thực hiện mổ mắt, điều này cho thấy tiềm năng để đưa phương pháp chữa cận, viễn, loạn bằng phẫu thuật mắt tiếp cận đến khách hàng là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin mà mọi người tìm hiểu về việc mổ mắt chủ yếu từ việc đọc review, hỏi trải nghiệm của những người đã thực hiện mổ mắt chứ chưa tập trung vào kênh tư vấn trực tiếp của các bệnh viện, phòng khám. 

Mặt khác, có nhiều yếu tố làm giới hạn mức độ hiệu quả sau phẫu thuật. Từ kết quả khảo sát có thể thấy, mặc dù hiện nay tại các bệnh viện mắt đã được trang bị và áp dụng các công nghệ cùng với thiết bị phẫu thuật mắt hiện đại, tân tiến, các bệnh nhân sau khi thực hiện mổ mắt để chữa cận viễn loạn vẫn phải đối mặt với việc có thể có những rủi ro về tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ sau mổ mắt thường gặp nhất là mắt bị tăng nhạy cảm với ánh sáng (lên tới 38%) và tình trạng không nhìn rõ sau mổ (lên tới 28%). 

Trong số người trả lời khảo sát đã từng thực hiện mổ mắt chỉ có 10% không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Điều này chứng minh các phương pháp mổ mắt phổ biến hiện tại chưa thể giải quyết dứt điểm các vấn đề về mắt, gây nên những nỗi lo sợ về rủi ro không mong muốn cho những người đang có ý định đi mổ mắt.

Insight ngành sức khỏe mắt: 39% người bệnh có tâm lý e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phương pháp mổ mắt

Những người đang có ý định đi mổ mắt vẫn có tâm lý e ngại, lo sợ về những rủi ro không mong muốn.
Nguồn: jieh.vn

Các tổ chức, đơn vị y tế cần làm gì để tháo gỡ các rào cản, lo lắng & thúc đẩy người bệnh điều trị sớm?

1. Các tổ chức y tế nên tập trung phát triển các phương pháp phẫu thuật hiện đại, ít để lại tác dụng phụ

Hiện nay có 4 phương pháp mổ mắt mới nhất là: Relex Smile, Phẫu thuật đặt kính ICL, Femto Lasik, Lasik. Phương pháp Femto Lasik và Lasik có chi phí thấp hơn nhưng khả năng để lại tác dụng phụ là cao hơn. Phương pháp Relex Smile được coi là phương pháp mổ mắt hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất, tuy nhiên giá đắt hơn.

Trong khi đó, phần lớn khách hàng không nhạy cảm về giá mà chỉ lo ngại về tác dụng phụ khi mổ mắt (chỉ 16% số người không có ý định mổ mắt trong tương lai cho rằng chi phí cao là rào cản với họ). Vì thế, Survey True nhận định việc sử dụng phương pháp Relex Smile là xu thế tất yếu trong việc phẫu thuật mắt. Các bệnh viện nên tập trung đầu tư và khai thác vào phương pháp này. 

2. Tăng nhận thức của người bệnh về phương pháp phẫu thuật chữa cận, viễn, loạn

Xét trên hai nguyên nhân chính dẫn đến khách hàng chưa có ý định mổ mắt là do tình trạng mắt chưa cần đến phẫu thuật và lo sợ rủi ro trong và sau mổ mắt, Mibrand cho rằng các bệnh viện/ phòng khám cần xây dựng và cung cấp thông tin, tăng nhận thức cho khách hàng về những ưu điểm của việc phẫu thuật mắt sớm, vì chính lợi ích của bản thân khách hàng và vì hướng đến “phẫu thuật mắt không tác dụng phụ”, giảm thiểu rủi ro phẫu thuật.

3. Tư vấn trước và sau phẫu thuật để cải thiện trải nghiệm khách hàng

Dựa vào rào cản khiến khách hàng không phẫu thuật mắt – “Khách hàng nghĩ mắt mình chưa cần phẫu thuật” và “Lo sợ tác dụng phụ” – thì các bệnh viện phòng khám cần tập trung vào khâu tư vấn trước phẫu thuật về các hậu quả của việc không phẫu thuật mắt sớm, cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp, các tác dụng phụ có thể gặp phải sau phẫu thuật để khách hàng cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Cùng với đó, với khách hàng đã phẫu thuật, bệnh viện cũng cần sát sao theo dõi, liên lạc tư vấn, chăm sóc để tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân

Tải báo cáo miễn phí tại đây.

Về Survey True – đối tác nghiên cứu thị trường của Mibrand

Nền tảng khảo sát thị trường trực tuyến quốc tế & thu thập dữ liệu theo thời gian thực (real-time) với giám sát chất lượng chặt chẽ từ đội ngũ data QC, cung cấp thông tin đáp viên để doanh nghiệp kiểm chứng dữ liệu độc lập

Hàng năm, Survey True đã kết hợp cùng với Mibrand thực hiện trên 50 dự án nghiên cứu thị trường với khoảng 120.000 cuộc phỏng vấn cho các thương hiệu lớn ở nhiều các lĩnh vực khác như: Bảo hiểm, bất động sản, du lịch, ô tô, xe máy, bán lẻ, khách sạn...

Thông tin liên hệ:

  • Tổng Giám đốc: Mr. Lại Tiến Mạnh 
  • Số điện thoại: 090.259.8228 

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ: Survey True

 

Ngọc Ánh