4 lý do khiến Interactive Standee thu hút marketers Việt

4 lý do khiến Interactive Standee thu hút marketers Việt

Cùng với các giải pháp AR đơn giản nhưng vẫn “có võ” như thiệp AR, AR Backdrop, AR filter, Check-in AR cá nhân hóa... thì Interactive Standee đang trở thành giải pháp công nghệ tương tác thu hút sự quan tâm của nhiều marketers. Trong bài này, VTT Creative sẽ chia sẻ quan điểm lý giải 4 lý do làm nên sức hút của giải pháp này.

1. Thiết bị được cung ứng phổ biến và phù hợp để ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau

Về khía cạnh “bản chất công nghệ” thì có thể nói, thiết bị triển khai Interactive Standee phổ biến nhất là một màn hình quảng cáo chân đứng điện tử có kích thước dọc, với chức năng cảm ứng chạm (touch-screen) giúp cho người dùng có thể thao tác một cách dễ dàng như trên các thiết bị điện tử như smartphone hoặc tablet. Không còn khan hiếm và khó tìm kiếm nhà cung cấp như giai đoạn trước đây, dịch vụ cho thuê màn hình chân đứng, cũng như các dịch vụ setup decor theo chủ đề ngày càng phổ biến ở khắp các thị trường Nam – Bắc.

Một Interactive Standee tại Vincom với chức năng cảm ứng chạm (touch-screen) được decor theo phong cách Holographic.
Nguồn: VTT CreativeVincom

Với độ dày dưới 0,6m và chiều cao từ 1m7 cho đến khoảng 2m (tương ứng kích thước màn hình 43-65 inch), Interactive Standee được ứng dụng một cách rộng rãi từ các không gian lớn như quảng trường, phố đi bộ, trung tâm thương mại cho đến không gian khiêm tốn hơn như in-store, các gian hàng hội chợ triển lãm... với đủ các chức năng từ truyền thông quảng cáo, engagement marketing hoặc đôi khi đơn thuần chỉ là một giải pháp chỉ dẫn, tiện ích cho không gian trải nghiệm lớn.

Tại CES Exhibition 2022, nhãn hàng máy lọc không khí đến Hàn Quốc – Coway sử dụng Interactive Standee tạo ra trải nghiệm tìm hiểu, lựa chọn màu sắc máy lọc không khí phù hợp với không gian nội thất.
Nguồn: Raonsquare

2. Chi phí thấp hơn, thời gian triển khai ngắn hơn so với các giải pháp công nghệ tương tác khác

Trước đây, khi nhắc đến ứng dụng công nghệ tương tác, phần lớn quan niệm vẫn cho rằng đây là cuộc chơi của “nhà giàu”, chỉ có các nhãn hàng thực sự có tiềm lực mới có thể đầu tư triển khai, hoặc chỉ nên nghĩ đến công nghệ tương tác khi có các chiến dịch truyền thông quảng cáo cần bùng nổ về nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, trên thực tế, Interactive Standee là một giải pháp sáng tạo cho những marketers muốn tìm đến một giải pháp độc đáo mới lạ nhưng vẫn tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí.

Theo ông Nguyễn Ngọc Huy, Phó Giám đốc của VTT Creative, so với một số giải pháp công nghệ tương tác có tiếng như Interactive Wall, Interactive Hologram hay Interactive Projection Mapping... thì Interactive Standee tạo ra những cơ hội về truyền thông sáng tạo nhưng đòi hỏi mức chi phí vừa phải, thời gian chuẩn bị không quá dài.

“Chi phí cho một phương án Interactive Standee thường rơi vào khoảng 50-120 triệu, một mức giá được coi là thấp hơn so với các giải pháp công nghệ tương tác khác. Hơn thế, thời gian triển khai từ sáng tạo, sản xuất cho đến lắp đặt cho một Interactive Standee chỉ mất 1 đến 2 tuần”  – ông Huy chia sẻ.

3. Đáp ứng xu hướng #Self-serving và #O2O

Theo SuperOffice, customer self-serving (khách hàng tự phục vụ) đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong kỉ nguyên Digital. Customer self-serving cho phép nhãn hàng cung cấp hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng của mình mà không yêu cầu bất kỳ tương tác nào với đại diện là “con người” đến từ nhãn hàng.

Trong lĩnh vực phát triển nội dung website, các loại hình tự phục vụ khách hàng phổ biến nhất bao gồm câu hỏi thường gặp (FAQs), thông tin cẩm nang và diễn đàn thảo luận trực tuyến. Và trên thực tế, 70% khách hàng giờ đây mong muốn trang web của công ty có ứng dụng tự phục vụ.

Theo nghiên cứu của MVIX, Digital Standee có tỉ lệ recall rate lên tới 83% và tăng 29,5% lượng mua hàng của khách hàng. Và theo nghiên cứu của SuperOffice, 40% khách hàng có xu hướng thích tự trải nghiệm các dịch vụ và trò chơi trong Interactive Standee mà không có sự hướng dẫn từ một người khác.

Với kích thước thiết kế phù hợp với tầm vóc thông thường của một người trưởng thành đi kèm một kịch bản người dùng hợp lý, Interactive Standee sẽ mang đến những trải nghiệm khám phá thương hiệu thú vị.

Interactive Standee của nhãn hàng nước giải khát Pago kết hợp giữa công nghệ nhận diện chuyển động và cử chỉ của người (human motion tracking & gesture recognition) với chức năng như một máy bán hàng tự động tạo ra trải nghiệm chơi game self-serving thú vị.
Nguồn: Ziicon

Giải pháp Tarot Machine tại chiến dịch “Trung thu gắn kết” của Vincom tạo ra một trải nghiệm “tâm linh” self-serving thu hút sự tham gia của nhóm công chúng U35, đặc biệt là Gen Z.
Nguồn: VTT Creative, Đi Mô

Một xu hướng marketing nữa cũng đang nhận được sự chú ý của nhiều marketers đó chính là O2O (online-to-offline hoặc offline-to-online). O2O có thể được hiểu là một chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh kĩ thuật số (online) đến mua hàng tại các cửa hàng thực tế (offline) hoặc tổ chức các hoạt động ở điểm bán hay không gian vật lý cụ thể nhằm thúc đẩy khách hàng mua hàng trên các kênh kỹ thuật số (online).

Một ví dụ gần đây là chiến dịch “Tri ân ngàn hoa – Tiệc quà cảm hứng” nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 của Vincom. Tiếp tục bắt trend marketing “hệ tâm linh”, thông qua Interactive Standee triển khai với hình hài chiếc máy “Thần số học”, Vincom tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn tại Vincom Mega Mall Royal City và Vincom Bà Triệu thu hút người dùng vãng lai tại hai địa điểm (offline) này. Mục tiêu là khéo léo dẫn dắt họ trở thành thành viên của ứng dụng MyVincom (online) để có thể nhận được các voucher đến từ các gian hàng.

4 lý do khiến Interactive Standee thu hút marketers Việt

Nguồn: VTT Creative, TikToker Thaudidau

Sau khi người dùng nhập ngày sinh, chiếc máy “Thần số học” sẽ hồi đáp bằng “con số chủ đạo” (được tính toán từ ngày tháng năm sinh) và đi kèm những lời chúc có lồng ghép call-to-action trải nghiệm dịch vụ ở Vincom. Kết thúc trải nghiệm, các mã khuyến mãi cùng với logo của nhãn hiệu sẽ hiện lên. 

4. Vũ khí tiềm năng cho các chiến dịch marketing du kích 

Marketing du kích (Guerilla Marketing) thu hút sự ngạc nhiên của người tiêu dùng, tạo ấn tượng khó xóa nhòa giữa một lượng lớn các tin tức xã hội. Marketing du kích được cho là có nhiều giá trị với người tiêu dùng so với các hình thức quảng cáo và marketing truyền thống, khi mà bối cảnh nền truyền thông quảng cáo tại Việt Nam đang ngày càng trở nên giống với bối cảnh thập niên 1980 ở Mỹ và các nước phương Tây: Người tiêu dùng đang “bội thực” với quảng cáo đại chúng.

Và là một nhánh của OOH, Interactive Standee cũng hứa hẹn sẽ trở thành một “vũ khí” mới đáng cân nhắc cho các chiến dịch marketing du kích tại Việt Nam.

Billboard ngoài trời với nội dung độc đáo hoặc được customize theo mỗi ngã tư là kênh OOH vốn được nghĩ đến ngay khi thực hiện marketing du kích. Nhưng hiện nay, đây không còn là lựa chọn duy nhất.
Nguồn: Kenh14.vn

Trong một chiến dịch diễn ra trên đường phố Amsterdam, Nutella đã làm khiến những người qua đường trong buổi sáng giờ đi làm phải bất ngờ. Hãng sử dụng giọng nói của diễn viên hài người Hà Lan – Ruben van der Meer để dành lời khen cho những người qua đường qua chiếc Interactive Standee. Sau khi trò chuyện vui vẻ với với nhân vật lọ mứt vui tính, mọi người cũng nhận được một lọ Nutella với một thông điệp đáng yêu.

Chiến dịch ngoài đường phố với mục tiêu nhắm đến người đi làm của Nutella tạo nên một buổi sáng thú vị với trải nghiệm nói chuyện với lọ mứt.
Nguồn: JCDecaux

MC Quyền Linh trong chiếc Standee điện tử bỗng nhiên “sống dậy” và tương tác trò chuyện, tạo ra sự bất ngờ và tò mò cho hàng trăm người đang có mặt tại trung tâm thương mại.
Nguồn: VTT Creative, VinMart

Nguồn: McDonald’s

Trong chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm “Maestro Burger”, McDonald’s đã phối hợp với FullSix Portugal để tạo ra dàn “Giao hưởng Interactive Standee”. Người dùng sẽ đóng vai trò như một nhạc trưởng, tương tác thông qua các hành động vung tay ra vào để điều tiết hoạt ảnh Maestro burger “bung xõa” tùy theo độ “feel”của bản thân, tạo ra trải nghiệm làm nhạc trưởng của một dàn giao hưởng. 

Lời kết

Theo ông Nguyễn Ngọc Huy, Phó Giám đốc của VTT Creative thì nhu cầu đổi mới sáng tạo nói chung hoặc ứng dụng công nghệ trong truyền thông marketing nói riêng là một xu hướng có thể nói là “đương nhiên” hay “không thể đảo ngược”.

Tuy nhiên, dẫu đã nhận thức như vậy, nhưng vì 2 năm đại dịch (khiến nhiều xu hướng đổi mới sáng tạo – đặc biệt trong lĩnh vực Offline Event Marketing bị gián đoạn) cộng với “thói quen” phân bổ ngân sách marketing đã được định hình lâu năm là mặc định ưu tiên tỉ trọng cao cho các kênh truyền thống (OOH, Truyền hình, Prints, Digital Marketing...) nên không phải nhãn hàng nào tại Việt Nam cũng chuẩn bị nguồn lực đầu tư đủ cho các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp công nghệ nổi bật. 

“Thay đổi quan điểm về ‘tỉ lệ vàng’ trong phân bổ ngân sách không phải là một điều dễ dàng. Trước bối cảnh như vậy thì cuối năm 2022 và sang 2023, những giải pháp công nghệ tương tác thuộc phổ ngân sách vừa phải như Interactive Standee và một số giải pháp thực tế tăng cường (AR) có lẽ sẽ vẫn là những lựa chọn được ưa chuộng nhất!” – ông Huy nhận định. 

VTT Creative (hay còn được biết đến là Việt Tương Tác) là creative house chuyên về ứng dụng công nghệ tương tác trong hoạt động truyền thông Marketing. Công ty có thế mạnh về tư vấn và thiết kế các giải pháp công nghệ (AR/VR, thiết kế booth trải nghiệm, on-off gamification, hạng mục trải nghiệm vật lý, interactive web, virtual event...) dành cho các sự kiện và hoạt động brand activation. Với kinh nghiệm dày dặn làm việc với các đối tác là agency, các nhãn hàng và tổ chức, VTT Creative luôn cố gắng cung cấp những phương án trải nghiệm ứng dụng công nghệ sáng tạo và thân thiện với người dùng, đóng góp vào thành công của chiến dịch truyền thông quảng cáo.