2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Người tiêu dùng có thể đã thể hiện sự kiên nhẫn trong những ngày đầu của đại dịch, khi các công ty đơn giản hóa chuỗi cung ứng, sắp xếp lại các dòng sản phẩm của mình và cắt giảm dịch vụ khách hàng. Nhưng sự kiên nhẫn đó dường như đang biến mất dần, theo Khảo sát Global Consumer Insights Pulse mới nhất của PwC, khảo sát 9.069 người tiêu dùng trên 25 lãnh thổ.

Người tiêu dùng vẫn có những kỳ vọng về chất lượng, lựa chọn, giá và dịch vụ 

Những kỳ vọng này phần nào được phản ảnh qua vấn đề khách hàng gặp phải khi mua sắm, cả trực tuyến và trực tiếp: Giá cả tăng cao, hàng đợi lâu hơn trong cửa hàng, thời gian giao hàng lâu hơn cho các đơn đặt hàng từ các cửa hàng trực tuyến và việc không có sẵn sản phẩm.

Vấn đề nào trong số những vấn đề này ảnh hưởng lớn nhất đến bạn khi mua sắm?

(Chỉ hiển thị câu trả lời từ những người trả lời 'thỉnh thoảng', 'thường xuyên' hoặc 'hầu như luôn luôn') 

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến người tiêu dùng ở cả 2 kênh mua sắm online và offline là giá cả hàng hóa tăng (với phần trăm ảnh hưởng lần lượt là 56% và 65%). Theo ngay sau đó là việc không thể mua sản phẩm do hết hàng, với phần trăm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến là 43% và trực tiếp là 37%. Sau giá cả và khả năng cung ứng, thời gian để có được món hàng là vấn đề quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. 

Chi phí rẻ có thể giúp các sản phẩm Việt có lợi khi so sánh với các sản phẩm từ các quốc gia có chi phí cao hơn. Ngoài ra, để giải quyết 2 vấn đề lớn còn lại khi mua sắm của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể chọn đưa hàng lên các sàn thương mại điện tử lớn, có uy tín, có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh, có hệ thống logistics tốt, đảm bảo cung ứng sản phẩm.

Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều sau thời đại dịch

Những thói quen mà người tiêu dùng hình thành trong thời đại dịch sẽ ở lại, hoặc thậm chí là phát triển hơn.

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Tăng thêm các hoạt động tại nhà (nấu ăn, giải trí, mua hàng)

Nhìn vào các số liệu trên, ta có thể thấy rằng người tiêu dùng có xu hướng giữ nguyên và tăng thêm các hoạt động ở nhà trong 6 tháng tới. Họ sẽ duy trì (44%), tăng thêm (46%) các hoạt động nấu ăn ở nhà, duy trì (45%) và tăng thêm (41%) các hoạt động giải trí tại nhà.

Do vậy, các doanh nghiệp buôn bán các mặt hàng phục vụ xu hướng “ở nhà” này sẽ hưởng lợi. Những mặt hàng này có thể kể đến: nội thất, dụng cụ nhà bếp, trang trí nhà cửa, trò chơi và đồ chơi,... 

Đa dạng kênh mua sắm

54% người dùng giữ nguyên và 33% người dùng nói rằng họ sẽ tăng cường mua sắm đa kênh. Trong đó, 89% sẽ giữ nguyên và tăng cường mua sắm online, 78% với mua sắm offline. Ngoài ra, họ có xu hướng mua từ nhiều nhà bán lẻ (54% duy trì và 33% gia tăng trong 6 tháng tới).

Một điều đáng lưu ý là người tiêu dùng có xu hướng chọn mua từ các nhà bán lẻ địa phương.

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua đồ từ địa phương mình sinh sống vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, ngoài việc ủng hộ kinh tế địa phương (60%), thời gian giao hàng nhanh hơn (42%), mua thuận tiện và nhanh hơn (41%), có chất lượng lượng tốt hơn (42%) là các nguyên nhân hàng đầu cho hành động này. 

Để cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu có thể cải thiện thời gian giao hàng, sự tiện lợi khi mua hàng, và bảo chứng chất lượng qua việc đi hàng trên các kênh thương mại điện tử uy tín như Amazon.

Hành vi mua sắm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

Điều thú vị là các yếu tố xã hội và quản trị, chẳng hạn như cam kết về quyền con người, sự đa dạng và minh bạch trong thực tiễn kinh doanh, dường như có ảnh hưởng nhiều hơn là các yếu tố môi trường khi đưa ra quyết định mua hàng. Những người trẻ tuổi đặc biệt quan tâm đến các mối quan tâm của ESG, với thế hệ trẻ và thế hệ Z có nhiều khả năng xem xét ESG khi cân nhắc tin tưởng, ủng hộ và mua hàng từ các thương hiệu.

Các hành động về môi trường, xã hội và quản trị của một công ty sẽ ảnh hưởng đến hành vi của bạn để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ từ công ty ở mức độ nào?

(Trả lời từ những người trả lời 'thường xuyên' hoặc 'luôn luôn')

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Các doanh nghiệp muốn chiếm được trái tim của người tiêu dùng trẻ nên tập trung cải thiện các yếu tố xã hội và quản trị. Môi trường là yếu tố tiếp theo nên được cân nhắc trong hoạt động của công ty.

Trải nghiệm đa kênh (omnichannel) quan trọng hơn bao giờ hết - và đang phát triển.

Vấn đề về chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng

Ngay cả trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và áp lực lạm phát chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, nhu cầu của người tiêu dùng đối với trải nghiệm mua sắm liền mạch vẫn không giảm đi.

Người tiêu dùng sử dụng các trang web so sánh để tìm kiếm sự sẵn có của sản phẩm và mua sắm trên nhiều nhà bán lẻ. Tuy nhiên, với những khó khăn của chuỗi cung ứng và lạm phát làm tăng giá và thời gian chờ đợi để giao hàng — cả trực tuyến và tại cửa hàng — người tiêu dùng đang chuyển đổi giữa các kênh để tìm những gì họ muốn. Điều đó có thể tạo ra những cơ hội mới cho các công ty sẵn sàng đáp ứng chúng.

Tần suất bạn thực hiện bất kỳ hành động nào sau đây là kết quả của những vấn đề này (sự sẵn có của sản phẩm, thời gian chờ đợi giao hàng, tăng giá)?

(Chỉ hiển thị câu trả lời từ những người được hỏi trả lời 'thường xuyên' hoặc 'hầu như luôn luôn')

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Trong số những người tiêu dùng sử dụng thực tế ảo, một số đáng ngạc nhiên cho biết đã sử dụng thực tế ảo để mua các sản phẩm vật lý và hàng xa xỉ

2022 Global Consumer Insights - Cơ hội nào cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Hơn 80% người được hỏi cho biết họ đã mua sắm trên ít nhất ba kênh trong sáu tháng qua, với 1/3 nói rằng họ đã sử dụng kênh thực tế ảo (VR). Khi được hỏi họ đã sử dụng VR như thế nào, một con số đáng ngạc nhiên cho biết họ đã sử dụng nó để mua các sản phẩm bán lẻ và hàng xa xỉ.

Đáng chú ý, niềm tin là điều không thể thiếu trong thế giới đa kênh — có lẽ còn nhiều hơn thế nữa khi người tiêu dùng chuyển sang Metaverse.

Các nhà bán lẻ đang tìm cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với người tiêu dùng cần đầu tư vào phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng, cũng như hành vi của họ.

Hướng đi nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Những làn sóng gián đoạn gần đây có khả năng tiếp tục định hình hành vi của người tiêu dùng ngay cả khi những làn sóng mới xuất hiện. Đây là lúc nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất hàng tiêu dùng cần phải thích ứng nhanh nhất:

Cải thiện các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

Trong những năm tới, ESG sẽ phát triển với tư cách vừa là sự ngăn cản vừa là động lực của giá trị. Nhưng nếu lạm phát tiếp tục thúc đẩy giá cả, cam kết của người tiêu dùng đối với các giá trị ESG có thể giảm xuống. Tuy nhiên hiện tại người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ vẫn đang thể hiện mối quan tâm với những yếu tố này. 

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể triển khai các chính sách môi trường, xã hội và quản trị phù hợp với tình trạng của mình. Sau khi triển khai chính sách, việc truyền thông để những nỗ lực này được người tiêu dùng biết đến và công nhận cũng rất quan trọng.

Xuất khẩu đa kênh

Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu còn hoài nghi rằng liệu họ có cần phải tiếp cận người tiêu dùng trên tất cả các kênh, thì đại dịch, chuỗi cung ứng phức tạp và lạm phát đã làm rõ điều này. Sự phát triển đáng ngạc nhiên đã của bán hàng đa kênh đồng nghĩa với việc các thương hiệu không thể trì hoãn việc tham gia cuộc chơi này thêm nữa. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nắm bắt xu hướng này qua việc đưa sản phẩm lên các  sàn thương mại điện tử uy tín, có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như Amazon.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể:

  • Tăng tỷ lệ tiếp cận người tiêu dùng

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ

  • Rút ngắn thời gian giao hàng

  • Đảm bảo khả năng cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng

  • Gia tăng năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp địa phương

 

Khám phá giải pháp bán hàng đa kênh, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Hội thảo Google x AGlobal Export Forum: “Kết nối đa kênh, nâng tầm xuất khẩu”.

Trong tương lai, nền kinh tế số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu. Đối với những doanh nghiệp chuyển sang cạnh tranh bằng xuất khẩu đa kênh thì phát triển doanh thu, tối ưu chi phí và tăng trưởng dài hạn là vấn đề luôn được quan tâm.

Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội này và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu đa kênh, AGlobal — Công ty thành viên của Clever Group phối hợp với Google tổ chức Google x AGlobal Export Forum: “Kết nối đa kênh, nâng tầm xuất khẩu”.

Giới thiệu diễn giả

Tham dự Google x AGlobal Export Forum: “Kết nối đa kênh, nâng tầm xuất khẩu” do AGlobal tổ chức, khách mời sẽ được nghe đại diện đến từ Google và AGlobal giới thiệu, cung cấp thông tin về:

  • Những xu hướng mới nhất và cách thức quảng cáo tốt nhất để bán hàng dịp cuối năm.
  • Cấu trúc kênh phân phối mới và cách truyền thông mới và hiệu quả tại thị trường Mỹ và Châu Âu.
  • Cơ hội tư vấn 1-1 về cách đi hàng bán hàng hiệu quả trên website hoặc qua sàn thương mại điện tử nước ngoài.
  • Các phần quà đến từ Google và Clever Group.

Thông tin về sự kiện

  • Hình thức: Hội thảo trực tiếp
  • Thời gian: 9:00 - 12:00, Thứ 5, ngày 13/10/2022
  • Địa điểm: Hội trường tầng 29, Khách sạn Grand Plaza, số 117 đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Đăng ký tại: https://sukien.clevergroup.vn/google-1310

* Sự kiện dành cho 200 khách mời C-Level.

Nguồn: PwC

Tổng hợp và dịch: Clever Group