7 Cách để sáng tạo khi cảm hứng chưa đến
Muốn sáng tạo nhưng cảm hứng chưa đến thì phải làm sao?
Lên lịch trình cho mỗi ngày
Luôn có những ngày suôn sẻ và những ngày tồi tệ. Những ngày mà bạn cảm thấy tràn đầy cảm hứng và những ngày bạn chỉ muốn “nhảy cầu”. (Và có những ngày mà bạn chẳng hề phân biệt được là suôn sẻ hay tồi tệ.) Lịch trình sẽ giúp bạn vượt qua một ngày dài và tận dụng nó tối đa.
Annie Dillard từng nhận xét: “Lịch trình bảo vệ bạn khỏi sự hỗn loạn và các tình huống bất ngờ.”
Nếu bạn không biết phải làm gì tiếp theo, lịch trình sẽ gợi ý cho bạn.
Để xây dựng lịch trình cho riêng mình, bạn phải dành thời gian quan sát làm việc và tâm trạng của bạn thân.
- Đâu là khoảng thời gian trống trong lịch trình?
- Bạn có thể loại bỏ những gì để có thêm thời gian?
- Bạn là chim sớm hay cú đêm?
“Hiếm người nào tôi từng gặp yêu thích làm việc buổi chiều. Tôi ghét khoảng thời gian nửa nạc nửa mỡ này, không phải ngày cũng chẳng phải đêm.” — Charles Dickens từng nói.
Liệu có nghi lễ hay hành động mê tín ngớ ngẩn nào khởi dậy cảm hứng sáng tạo trong bạn không? Austin Kleon viết nên quyển sách "Cứ làm đi -Keep going” bằng một cây bút chì, được tô điểm sao cho giống những điếu thuốc lá và ngậm hở trên môi.
Lập danh sách
Danh sách khiến cả vũ trụ hỗn tạp trở nên trật tự và ngăn nắp. Bạn có thích lập danh sách?
Bất cứ khi nào cần mường tượng cuộc sống của mình, bạn có lập một danh sách?
Một danh sách sẽ tập hợp tất cả ý tưởng trong đầu và xoá nhoà những khoảng trống trong tâm trí để bạn có thể thực sự thực hiện được ý tưởng của mình.
Hoạ sĩ David Shrigley lập một danh sách dài với 50 chủ đề để vẽ trước cả tuần. Anh chia sẻ: “Điều đơn giản tôi học được sau bao năm theo nghiệp vẽ, đó là bạn cần một điểm bắt đầu và một khi đã có nó, công việc dường như cứ thế tự vận hành.”
Leonardo da Vinci cũng lên danh sách “những điều cần học”. Ông thường thức dậy vào mỗi sáng và viết ra tất cả những gì mình muốn học ngày hôm đó.
Bắt đầu dù thế nào đi nữa
Tỷ phú Richard Branson có một câu cửa miệng: “Kệ đi, cứ làm thôi” (Screw it, let’s do it)
Ông thậm chí còn viết hẳn một cuốn sách với tiêu đề này. Bài học rất đơn giản: bất chấp mọi sự ngờ vực, sợ hãi, tiêu cực, hãy cứ làm việc của bạn thôi.
- Xuất bản bài đăng đó.
- Nhắn tin cho đối tác đó.
- Bắt đầu công ty đó.
Một câu thần chú đơn giản truyền cảm hứng giúp bạn đến gần hơn với điểm xuất phát, thay vì trốn tránh nó.
Bắt đầu thật tệ
Một thủ thuật khác là bắt đầu một cách thật “cẩu thả”. Tại sao bắt đầu “cẩu thả”?
Có thể bạn là người có kỳ vọng cao cho công việc của mình ngay từ khi bạn chưa bắt đầu.
- Bạn muốn viết một cuốn sách tuyệt vời từ đầu, một cuốn sách vừa hay là không đủ.
- Tạo ra một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc … ngay từ đầu.
- Bắt đầu một công việc kinh doanh tuyệt vời…ngay từ đầu.
Kỳ vọng tạo áp lực. Nhiều áp lực hơn đồng nghĩa với việc trì hoãn nhiều hơn.
Thay vào đó, bạn có thể thoát khỏi những kỳ vọng “vô lý” này bằng cách – cố ý bắt đầu công việc thật “tệ”!
- Viết một chương sách bằng tay, không chỉnh sửa bất cứ thứ gì – mà bạn biết nó sẽ không được xuất bản
- Vẽ nên thiết kế ban đầu bằng bút màu nước, thay vì ứng dụng thiết kế hiện đại nhất
- Tạo mẫu thử (prototype) đầu tiên “thật tệ” cho sản phẩm mà bạn sẽ không bao giờ gửi đi cho bất kỳ khách hàng nào.
Khi biết rằng bạn không cần phải tạo ra “điều vĩ đại nhất” ngay từ đầu, bạn sẽ bắt tay vào việc dễ dàng hơn. Quá trình tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đạt những thành công nhỏ ban đầu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hoàn thành những việc nhỏ
Bạn không muốn 🙁
- Tạo một bản trình bày 20 trang slide để trình bày trong 2 tiếng.
- Viết toàn bộ luận văn tốt nghiệp về một chủ đề mà bạn hầu như không biết.
- Chạy marathon.
Nhưng sẽ muốn 🙂
- Tra cứu một vài hình ảnh hoặc bài báo cho bài thuyết trình.
- Viết một hoặc hai đoạn văn trước giờ nghỉ trưa.
- Đi bộ 20 phút, 5km đầu tiên.
Hoàn thành bước nhỏ để đạt được một hành trình dài.
Nếu bạn bắt đầu cách vài ngày chạy một vài dặm, bạn sẽ quen với thói quen này. Sau đó tự nhiên muốn bắt đầu tăng quãng đường chạy, rồi cuối cùng, sẽ có thể chạy trọn bộ một cuộc marathon.
Đừng coi thường bước đi nhỏ, những sự nỗ lực nhỏ. Khi bắt đầu làm việc, hãy chia nhỏ công việc (không phải tạo ra những mục tiêu khổng lồ) và hoàn thành chúng. Nếu chẳng may vấp ngã, hãy tập trung thực hiện những bước đi nhỏ tiếp theo.
Ngắt kết nối để… kết nối
Sáng tạo là để kết nối.
Bạn phải kết nối với mọi người để được truyền cảm hứng và chia sẻ thành quả công việc của mình.
Nhưng sáng tạo cũng có nghĩa là ngắt kết nối.
Bạn phải ẩn mình đủ lâu để suy nghĩ, sáng tạo nghệ thuật và tìm ra một điều gì đó đáng chia sẻ với cộng đồng.
Trong cuốn sách The Power of Myth (tạm dịch: Sức mạnh của sự ngộ nhận), Joseph Campbell nhắn nhủ tất cả mọi người nên xây dựng một “trạm dừng chân hạnh phúc”: “Bạn phải có một không gian, khoảng thời gian nhất định trong ngày, nơi bạn không cập nhật tin tức, không quan tâm bạn bè là ai, không biết bạn mắc nợ ai hay ai mắc nợ bạn."
Mỗi ngày trôi qua, để nó kết thúc
Rồi không phải ngày nào cũng sẽ diễn ra theo ý muốn của chúng ta. Tất cả lịch trình và danh sách việc cần làm đều chỉ mang tính chất dự định.
Jerry Garica đã nói: “Bạn lặn xuống biển mò ngọc trai, nhưng đôi khi chỉ đem về toàn vỏ.”
Mặt trời dần khuất bóng và bạn nhìn lại một ngày của mình, đừng quá khắt khe với bản thân. Khoan dung một chút thực sự rất hữu ích. Trước khi đi ngủ, hãy lập danh sách những việc bạn đã hoàn thành và muốn thực hiện vào ngày mai. Rồi sau đó quên chúng đi.
Một ngày tưởng chừng như lãng phí hiện tại có thể mang đến mục tiêu, hữu dụng hoặc tiềm ẩn một điều tốt đẹp nào đó khi nhìn lại.
Cuối cùng và quan trọng nè: hãy tham dự curieous.com để không ngừng học tập, phát triển sự nghiệp, xây dựng network chất lượng nhé!