Khi nào cần viết và gửi thông cáo báo chí?

Khi nào cần viết và gửi thông cáo báo chí?

Các doanh nghiệp có thể sử dụng thông cáo báo chí để truyền đạt tất cả các loại thông điệp, nhưng nhìn chung, đa phần sẽ thuộc một trong những loại sau đây. Hãy cùng EloQ đọc bài viết này để hiểu hơn về một vài loại thông cáo báo chí phổ biến với ví dụ cụ thể để các bạn làm quen với nội dung và văn phong của từng loại. 

1. Tin thời sự

Là bất cứ tin gì mà tổ chức muốn (hoặc cần) công bố chính thức đến công chúng. Có thể là tin tức tăng danh tiếng thương hiệu, cung cấp thông tin thực tiễn cho những bên liên quan hoặc giới thiệu một sáng kiến mới cho công chúng, những thông cáo báo chí này sẽ cung cấp tất cả thông tin cơ bản thiết yếu để giúp các nhà báo truyền tải câu chuyện và giữ cho tổ chức minh bạch hơn.

2. Khủng hoảng truyền thông

Khi khủng hoảng xảy ra, các tổ chức nên cởi mở, trung thực và chủ động. Các tổ chức có thể sử dụng thông cáo báo chí như một phần của chiến lược xử lý khủng hoảng để làm rõ sự thật, xin lỗi và / hoặc nhấn mạnh các hành động mà họ đã, đang và sẽ thực hiện.

Các tổ chức có thể đưa ra một tuyên bố để giúp củng cố cho những nỗ lực nói trên. Một tuyên bố không giống như một thông cáo báo chí. Nó giống như một phản ứng thức thời và xảy ra ngay lập tức, mà không theo một mẫu hoặc định dạng cụ thể nào.

Ví dụ như một tuyên bố từ CEO của một công ty có thể được diễn đạt như sau: “Chúng tôi biết điều này đã xảy ra, chúng tôi rất tiếc và chúng tôi đang giải quyết vấn đề đó”. Nhiều công ty sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận hai hướng bằng cách đưa ra một tuyên bố xin lỗi để xoa dịu tình hình ngay lập tức, sau đó là một thông cáo báo chí tập trung hoàn toàn vào cách công ty đang vực dậy sau khủng hoảng.

Khi nào cần viết và gửi thông cáo báo chí?

Các doanh nghiệp có thể sử dụng thông cáo báo chí để truyền đạt hầu hết các loại thông điệp đến công chúng.
Nguồn: Business 2 Community

3. Ra mắt sản phẩm

Khi một tổ chức làm việc chăm chỉ thì ắt hẳn họ sẽ rất vui mừng để công bố những thành quả. Thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm được sử dụng ở tất cả các ngành, đối với tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ.

4. Sự kiện

Mặc dù hầu hết các nhà báo đều nhận được thông báo về các sự kiện từ các cố vấn truyền thông (được gửi trước sự kiện như một lời mời, thường chỉ bao gồm những thông tin cơ bản nhất), thông cáo báo chí cũng được sử dụng để cung cấp những thông tin nổi bật về sự kiện cho các nhà báo không tham dự và cung cấp thông tin hỗ trợ cho những người sẽ tham dự.

Thông cáo báo chí về sự kiện có thể được đưa ra trước, sau hoặc trong ngày diễn ra sự kiện.

5. Ký kết hợp tác

Quan hệ đối tác là một cách phổ biến để các tổ chức nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), tạo ra các dịch vụ độc đáo và tiếng vang cùng có lợi cho tất cả các bên liên quan. Vì là thông cáo báo chí chung, các tổ chức sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra một thông cáo báo chí duy nhất, bao gồm thông tin và nhận diện thương hiệu từ tất cả các bên tham gia.

Khi nào cần viết và gửi thông cáo báo chí?

Thông cáo báo chí truyền tải thông điệp đến người dùng và giữ cho thương hiệu minh bạch hơn.
Nguồn: Freepik

6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tương tự với việc tuyên bố quan hệ đối tác, các tổ chức cũng háo hức khi thông báo chính thức các hoạt động đóng góp từ thiện hoặc các sáng kiến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khác. Những thông cáo báo chí này nhằm mục đích đăng những câu chuyện gây thiện cảm và thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

7. Giải thưởng

Việc nhận được giải thưởng và sự công nhận là dịp để giúp tổ chức truyền tải giá trị và chia sẻ những thành công của mình đến với thế giới. Cho dù là để thu hút nhân tài, khách hàng hay chỉ đơn giản là củng cố thương hiệu và danh tiếng, các tổ chức sẽ thường sử dụng thông cáo báo chí nhằm lan truyền danh tiếng.

8. Công bố kết quả nghiên cứu

Dù các nghiên cứu được công bố bởi các viện nghiên cứu như các trường đại học và tổ chức nghiên cứu, hay bởi nhãn hàng tò mò và tự tìm hiểu, thì việc công bố những nghiên cứu thú vị cũng là cách để tăng sự quan tâm đến thương hiệu, thúc đẩy hành động, định vị tổ chức là doanh nghiệp đi đầu trong ngành.

9. Tuyển dụng

Khi công ty có một sự thay đổi về nhân sự cấp cao, họ thường dùng việc tuyển dụng của mình như một công cụ marketing. Một nhân sự cấp cao của công ty thường gắn liền với hình ảnh của nhãn hàng, và một sự “thay máu” hay cải tổ lớn cũng có thể tạo cơ hội để tăng nhận thức của công chúng đối với nhãn hàng, tiếp cận công chúng mạnh mẽ hơn và nhiều hơn thế nữa.

10. Thay đổi nhận diện thương hiệu (re-branding)

Để đưa ra một tuyên bố và giúp khách hàng và các bên liên quan thực hiện các tiếp nhận sự thay đổi, các tổ chức thường đưa ra các thông cáo báo chí khi họ đang tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu về mặt trực giác (như thay đổi logo, các ấn phẩm truyền thông…). Lời tuyên bố này giúp công chúng chuẩn bị trước những thay đổi và giúp họ biết nên mong chờ điều gì trong tương lai.

* Nguồn: EloQ Communications