[Online Course] Employer Branding là gì? Những khái niệm không thể bỏ qua khi làm Thương hiệu nhà tuyển dụng

[Online Course] Employer Branding là gì? Những khái niệm không thể bỏ qua khi làm Thương hiệu nhà tuyển dụng

Có lẽ đã qua rồi cái thời nhà tuyển dụng chỉ cần ngồi yên là ứng viên tự tìm đến. Kinh tế phát triển, tư duy xã hội thay đổi, cơ cấu dân số biến động và đặc biệt là làn sóng chuyển đổi số đã khiến cuộc đi săn nhân tài trở nên khó khăn, cạnh tranh hơn bao giờ hết. Không khó để bắt gặp các doanh nghiệp treo áp phích tuyển quanh năm suốt tháng nhưng vẫn “khát” nhân lực.

Điều này báo hiệu các doanh nghiệp đã đến lúc nên bắt tay xây dựng Employer Branding (Thương hiệu nhà tuyển dụng) để thu hút người đi làm và giữ chân nhân viên hiệu quả hơn. Vậy Employer Branding là gì? Cùng Talent Brand làm quen và tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan.

Khái niệm chung về Employer Branding

Tương tự như Marketing, “Employer Brand” được xem là sản phẩm và “Employer Branding” nói đến những động thái chủ động của doanh nghiệp để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu – là một hệ thống quản lý kết hợp nhiều yếu tố phối hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu.

Nói cách khác, trong khi “Employer Branding” được mô tả như là một hoạt động rời rạc, thì “Employer Brand Management” hay “Quản lý thương hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận đầy đủ hơn để điều phối tổng thể các hoạt động khác nhau như tuyển dụng, hội nhập (on-boarding, quản lý tài năng – Talent Management), quản lý thành tích (Performance Management) và phát triển lãnh đạo (Leadership Development).

Employer Branding Management là gì?

“Employer Brand– Thương hiệu nhà tuyển dụng” đã được định nghĩa theo một số cách khác nhau, tựu trung các định nghĩa đều quy về 3 loại:

Thứ nhất, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là một lời hứa.

Ví dụ: Viện Nhân lực và Phát triển của Vương quốc Anh (CIPD) định nghĩa rằng Thương hiệu nhà tuyển dụng là “một tập hợp các thuộc tính và phẩm chất – thường là vô hình – khiến cho một tổ chức trở nên đặc biệt, hứa hẹn một trải nghiệm làm việc cụ thể và thu hút những người muốn phát triển và thể hiện mình tốt nhất trong văn hoá đó”.

Thứ hai, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là hình ảnh và danh tiếng mong muốn hướng tới của doanh nghiệp.

Ví dụ, Brett Minchington, người đã xuất bản một số cuốn sách về đề tài này, định nghĩa thương hiệu của nhà tuyển dụng là “hình ảnh mô tả tổ chức của bạn như một nơi tuyệt vời để làm việc”.

Cả hai định nghĩa này hầu như chỉ mô tả các thương hiệu có độ mạnh nhất định, nhưng thực tế có rất nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng không được mô tả trong hai định nghĩa này. Do đó định nghĩa thứ ba có thể nói là bao quát hơn, từ đó thực tế hơn và hữu ích hơn.

Thứ ba, Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc từ những người có tương tác với doanh nghiệp, cả tích cực và tiêu cực, cả trung thực và không trung thực, rõ ràng và mơ hồ, dù có dựa trên trải nghiệm trực tiếp hay không, cả giao tiếp có chủ ý, không chủ ý hoặc có thể chỉ là tin đồn.

Từ quan điểm này, mọi doanh nghiệp đều có Thương hiệu nhà tuyển dụng riêng, cho dù họ có xác định các đặc điểm và hình ảnh mong muốn hay không. Nói cách khác, thương hiệu, giống như danh tiếng, cuối cùng được xác định bởi nhận thức của người khác.

Định nghĩa Thương hiệu nhà tuyển dụng trên khía cạnh nhận thức và tương tác với người khác sẽ hữu ích hơn vì nó cung cấp cho một thước đo thực tế hơn để đánh giá hiện trạng và giá trị thực của thương hiệu. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng thương hiệu của một nhà tuyển dụng được định hình cuối cùng cũng bởi những gì người khác nghe và cách họ trải nghiệm với doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần bằng các thông điệp có chủ ý từ phía doanh nghiệp, tuy nhiên những điều đó sẽ luôn thôi thúc giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, có hành động cụ thể và giúp nhà tuyển dụng luôn thành thật. 

Theo “Employer Brand Management: Practical Lessons from the World’s Leading Employers” by Richard Mosley.

Brand Benefits (Giá trị thương hiệu)

Brand Benefits (Giá trị thương hiệu) là những giá trị mà người đi làm mong đợi ở một nơi làm việc hay từ một công việc nào đó. Các giá trị này được chia ra 2 nhóm: Contractual Benefits (Giá trị lý tính) và Emotional Benefits (Giá trị cảm tính).

Contractual Benefits (Giá trị lý tính) là những giá trị mang tính chất thoả thuận rõ ràng, cụ thể trên giấy tờ, không ảnh hưởng bởi cảm xúc của con người.

Đối với Thương hiệu nhà tuyển dụng, những giá trị lý tính chính là giấy trắng mực đen được cam kết bởi doanh nghiệp trên hợp đồng lao động hay các chính sách được quy định bởi công ty.

Một số giá trị lý tính thường thấy của Thương hiệu nhà tuyển dụng

Emotional Benefits (Giá trị cảm tính) là những giá trị thuộc về cảm xúc tuỳ thuộc vào cảm nhận, đánh giá của từng cá nhân thành viên khi đã trải nghiệm qua công việc đó, môi trường làm việc đó.

Một số giá trị cảm tính thường thấy của Thương hiệu Nhà tuyển dụng

Về phía lợi ích lý tính, người đi làm có thể đánh giá ngay lập tức bằng mắt nhìn, tai nghe trong quá trình sử dụng, còn lợi ích cảm tính tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh tâm lý, cụ thể là những đánh giá về mặt cảm xúc đối với môi trường làm việc của nhà tuyển dụng.

Brand Personality (Tính cách thương hiệu)

Brand Personality (Tính cách thương hiệu) là một bộ những đặc điểm của một con người (nhân khẩu học, phẩm chất...) được gán ghép cho Thương hiệu nhà tuyển dụng đó.

Khi nói về thương hiệu thì rất mơ hồ và định tính, nhưng nếu thương hiệu được thổi vào đó tính cách đặc trưng thì dễ hơn cho khách hàng/người đi làm cảm nhận được, hình dung được về môi trường làm việc đó. Việc tính cách, nhân cách hóa thương hiệu trong mắt khách hàng/nhân tài sẽ tạo ra một kết nối cảm xúc. Bạn có thể trải nghiệm kết nối cảm xúc tức thì hoặc phát triển dần dần mối quan hệ với thương hiệu, giống như bạn làm với một người.

Một số nhóm tính cách thương hiệu phổ biến trên thế giới

Khi xác định và xây dựng tính cách thương hiệu, Thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ thúc đẩy khả năng ghi nhớ, sự công nhận và yêu thích đối với người đi làm trên thị trường. Đồng thời, họ cũng sẽ dễ dàng hơn để thu hút những ứng viên đồng điệu với “tính cách thương hiệu” nhà mình, từ đó vừa có được số lượng ứng viên rộng rãi vừa đảm bảo chất lượng phù hợp như kỳ vọng.

Employee Value Proposition (EVP) là gì?

Nói đến Employer Branding không thể nào không nhắc đến EVP (Employee Value Proposition), nhưng EVP là gì? Theo Brand Learning, EVP được định nghĩa là: “Tập hợp các thuộc tính và lợi ích khác biệt tạo động lực khuyến khích ứng viên ứng tuyển vào một doanh nghiệp và những nhân viên hiện tại gắn kết với doanh nghiệp đó”. Vậy thì EVP bao gồm những gì? EVP cũng tương tự thương hiệu thương mại nên bao gồm các yếu tố cụ thể là:

  • Một vị thế chiến lược rõ ràng (chúng ta xác định mình sẽ đứng đâu trên thị trường lao động, ai là tài năng mục tiêu của chúng ta, ai là đối thủ cạnh tranh với chúng ta)

  • Một cái nhìn sâu sắc dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về những ứng viên mục tiêu và nhu cầu cũng như động lực của nhân viên hiện tại
  • Một lời hứa hấp dẫn và khác biệt, được hỗ trợ bởi các dữ kiện quan trọng & hữu hình
  • Và một hệ thống nhận diện phức hợp của EVP tại tất cả các điểm tiếp xúc (touchpoints) với nhân viên bên trong và ứng viên bên ngoài

Nói ngắn gọn, một EVP nên cung cấp một cách cô đọng ngắn gọn và rõ ràng về những gì tạo nên điểm riêng biệt của nhà tuyển dụng, mang lại một môi trường làm việc mà những ứng viên hoặc nhân viên của bạn sẽ không thể từ chối!

Talent Brand hy vọng những định nghĩa cơ bản liên quan đến Employer Branding trên sẽ hữu ích với bạn trên hành trình xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng cho doanh nghiệp bạn. Đây cũng là một phần của khóa học EB101 được thiết kế độc quyền bởi Talent Brand dành cho các bạn muốn làm quen và xây dựng nền tảng cơ bản về Employer Branding.

Với sự dẫn dắt của Anh Thắng Huỳnh – Founder & General Director Talent Brand, Nhà tư vấn và triển khai dự án Employer Branding và Tiếp thị tuyển dụng cho hơn 60 doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực cùng kinh nghiệm xây dựng và giảng dạy +60 khoá học khác nhau cho hơn 1.000 học viên cả nước, khoá học Employer Branding 101 đem đến những kiến thức nền tảng về Thương hiệu nhà tuyển dụng:

  • Employer Branding là gì?
  • Tại sao doanh nghiệp cần làm Employer Branding?
  • Những định nghĩa cơ bản cần biết
  • 10 bước lập kế hoạch Employer Branding

Đăng ký tham gia ngay tại đây.