Lạm phát, bia tăng giá, người Việt vẫn uống nhiều?

Lạm phát, bia tăng giá, người Việt vẫn uống nhiều?

Không nằm ngoài ảnh hưởng của lạm phát, bia cũng đã rục rịch tăng giá.

Giá bia trong nước tăng từ 3-10%

Theo Cafef, cuối tháng 3, Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) – doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Hà Nội, bia hơi Hà Nội, Trúc Bạch... thông báo điều chỉnh giá các loại bia hơi từ ngày 10/4. Cụ thể, bia hơi 30-50 lít tăng thêm 1.001 đồng/lít; bia keg 2 lít tăng thêm 4.117 đồng/lít; bia hơi 1 lít (xách 6 chai) tăng thêm 7.062 đồng/lít. Trước đó, ngày 1/1, doanh nghiệp này đã thông báo tăng giá thêm 616 -1.110 đồng/lít.

Thực tế, không chỉ Habeco mà nhiều doanh nghiệp sản xuất bia cũng phải đồng loạt tăng giá, trước áp lực chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Ngày 4/2, Công ty sản xuất bia Carlsberg (Đan Mạch) cho biết sẽ tăng giá bia trong năm 2022.

Chia sẻ với Zing News, đại diện siêu thị Emart cho biết họ được hãng bia Sapporo thông báo sẽ tăng giá 3% từ ngày 1/10. Những hãng bia khác như Sabeco, Heineken và Tiger, Budweiser… chưa có thông tin về việc điều chỉnh giá cả.

Lạm phát, bia tăng giá, người Việt vẫn uống nhiều?

Nguồn: Zing News

Lý do bia tăng giá?

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam cho biết nguyên liệu ngành bia phụ thuộc vào nhập khẩu. Các nguyên liệu chính như malt, hoa houblon phải nhập 100% hiện đã tăng giá 40-50% do thiếu nguồn cung, chi phí logistics tăng 20-30%. Bên cạnh đó, giá vỏ lon tăng 15-30%, giá nắp chai tăng khoảng 35% so với năm 2021.

Theo báo nông nghiệp đưa tin hồi tháng 3, xung đột Nga – Ukraine đã khiến giá dầu mỏ, lương thực, dầu thực vật và hàng loạt sản phẩm tăng mạnh. Nhu cầu tiêu thụ bia tăng do người tiêu dùng tẩy chay rượu Vodka Nga và chuyển sang uống bia. Đáng nói, lúa mạch – một trong những nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất bia, lại đến từ Ukraine.

Lạm phát, bia tăng giá, người Việt vẫn uống nhiều?

Hình ảnh từ website Bách hoá Xanh

Ông Jim McGreevy, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn The Beer Institute, nói: “Ukraine là một trong năm nhà sản xuất lúa mạch hàng đầu thế giới, vì vậy các nhà sản xuất bia, đặc biệt ở cấp độ toàn cầu sẽ phải liên tục cập nhật và theo dõi tình hình nguồn cung cũng như giá lúa mạch”.

Paul Johnson, nhân viên nấu bia tại công ty St. Paul Fish Company ở Wisconsin (Mỹ) cho biết, chiến sự đã đẩy giá cả hàng hoá tăng và các loại đồ uống, trong đó đặc biệt là bia tăng mạnh tại các quầy bar. 

Sản lượng tiêu thụ bia vẫn tăng?

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) nói chung và ngành bia nói riêng đã có khoảng thời gian “ảm đạm”. Năm 2020, sản lượng tiêu thụ bia 3 quý đầu năm giảm lần lượt 3,6%; 22,9% và 11,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đến năm 2021, tính riêng quý III, Tổng cục Thống kê cho biết tổng lượng sản xuất bia đã giảm 33% so với cùng kỳ, với gần 100% lượng bia bị hạn chế phân phối trong tháng 8, tháng 9 tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh phía Nam.

Trong khi đó, Nielsen ước tính nhu cầu tiêu thụ bia đã giảm 42% trong quý này so với cùng kỳ. Phải đến quý IV/2021, khi dịch bệnh cơ bản được khống chế và các hoạt động tiêu dùng trong nước dần được khôi phục, ngành bia mới ghi nhận tăng trưởng dương trở lại.

Lạm phát, bia tăng giá, người Việt vẫn uống nhiều?

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 7 tháng từ đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3,205 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng bia trong nước lũy kế 5 tháng đầu năm đã đạt 2,03 tỷ lít, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019 trước dịch. Với xu hướng kể trên, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành này đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao trong nửa đầu năm nay. 

Sabeco ghi nhận 9.008 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và tăng 23% so với quý liền trước. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đây là mức doanh thu cao nhất mà nhà sản xuất bia này ghi nhận được trong một quý. Bia Sài Gòn – Miền Trung ghi nhận doanh thu bán niên tăng 15% và lợi nhuận tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Tính riêng quý II, doanh thu hãng này đã tăng 24% và lợi nhuận tăng 47%. Bia Sài Gòn – Hà Nội nửa đầu năm ghi nhận doanh thu tăng 9%, lợi nhuận tăng 97%; Bia Hà Nội – Hải Dương ghi nhận doanh thu bán niên tăng 29% và lợi nhuận tăng tới hơn 16 lần...

 

Nguồn: Tổng hợp