5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Những ứng dụng trong top 200 ứng dụng hàng đầu hiện nay có doanh thu trung bình là 82.500 USD mỗi ngày. Tương tự, những ứng dụng nằm trong top 800 kiếm được khoảng 3.500 USD mỗi ngày. Trong đó, nguồn thu nhập của mobile app gaming vẫn đang không ngừng tăng lên.

Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2020, việc sử dụng mobile app đã có sự gia tăng theo cấp số nhân do ảnh hưởng của đại dịch. Năm nay, ngành mobile app được dự báo sẽ đạt doanh thu khoảng 189 tỷ USD.

Ngay cả ứng dụng miễn phí cũng có thể kiếm được một số tiền đáng kể thông qua mua hàng trong ứng dụng (in-app purchase) hoặc quảng cáo. Các ứng dụng miễn phí đã tạo ra khoảng 201 tỷ USD vào năm 2021, thậm chí còn cao hơn các ứng dụng mobile game trả phí.

Vậy, những cách giúp gaming app kiếm tiền là gì?

5 cách giúp gaming app tăng doanh thu

1. Thanh toán

Game trả phí hoặc premium là cách đơn giản nhất mà các nhà phát triển trò chơi có thể kiếm được tiền từ game của họ. Các bậc phụ huynh thường thích thể loại này hơn là các trò chơi miễn phí chứa đầy quảng cáo. Ví dụ, bạn có thể mua Minecraft một lần và chơi gần như vô hạn. Bạn thoải mái tận hưởng trò chơi mà không có quảng cáo hay không cần mua hàng trong ứng dụng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ sở hữu Minecraft mãi mãi.

Các mobile game khác được trả tiền thông qua đăng ký hoặc sử dụng các dịch vụ premium. Người chơi có thể trả tiền hàng tháng hoặc hàng năm để tiếp tục thưởng thức trò chơi mà không bị gián đoạn. MMOs – Massively Multiplayer Online (tạm dịch: trò chơi trực tuyến nhiều người chơi) cũng sử dụng hệ thống thanh toán này.

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Nhưng để người chơi tiếp tục quan tâm và đăng ký, các nhà phát triển mobile game cần cung cấp một bản game chất lượng và thú vị để duy trì sự hứng thú của họ. Các thử thách cần được tăng độ khó, trò chơi cần có thêm sự đa dạng và các ưu đãi phải thực sự xứng đáng với số tiền mà người dùng đã bỏ ra, để họ luôn bị cuốn hút dù đang chơi ở cấp độ nào.

Nếu các bậc cha mẹ đang thắc mắc tại sao game lại gây nghiện như vậy, thì đó là vì chúng được tạo ra để trở nên như thế, nếu không, sẽ chẳng có ai chơi cả. Hiện nay, các nhà phát triển game thường dẫn người dùng đến trang web của họ để tặng quà cho những người chơi lâu năm và khuyến khích người chơi trải nghiệm nhiều hơn trên website.

2. Quảng cáo

Ngay cả những ứng dụng miễn phí cũng có thể kiếm được tiền thông qua quảng cáo. Quảng cáo có thể xuất hiện dưới dạng cửa sổ pop-up hoặc video mà người chơi cần xem. Cách này đảm bảo rằng các game thủ có thể tiếp tục chơi và các nhà phát triển game có thể tiếp tục kiếm doanh thu.

Năm 2019, thị trường game toàn cầu kiếm được 152 tỷ USD, hơn một nửa trong số đó đến từ mobile game với tỷ lệ 51%. Console game kiếm được 25%, trong khi PC game kiếm được 24% doanh thu. 

Vì ngày càng có nhiều người thích chơi mobile game (hơn là PC game hoặc console game) nên các nhà quảng cáo hiện sử dụng mobile game để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Quảng cáo có thể xuất hiện dưới dạng biểu ngữ (banner) ở cuối trang, hoặc cũng có thể là quảng cáo xen kẽ (interstitial ad) bật ra theo từng khoảng thời gian nhất định. Quảng cáo xen kẽ rất phù hợp cho các trò chơi mà người chơi cần tăng cấp, nhận phần thưởng hoặc mua hàng trong ứng dụng.

Một số quảng cáo có tác dụng khuyến khích người chơi, chẳng hạn như tăng thêm mạng hoặc thêm lượt nếu người chơi bấm xem quảng cáo. Sự khuyến khích này cũng có thể xuất hiện dưới dạng tiền trong trò chơi hoặc vật phẩm thưởng mà người chơi có thể sử dụng để mua các vật phẩm bổ sung khác.

Một loại quảng cáo khác nữa là quảng cáo theo ngữ cảnh được nhúng trong chính trò chơi. Nó có thể xuất hiện dưới dạng các bảng quảng cáo trong trò chơi, hoặc giống như các biển báo dừng trong Pokémon Go nổi tiếng.

3. Micro-transactions

Mua hàng trong ứng dụng hoặc micro-transactions là một trong những cách quảng cáo mobile game phổ biến nhất. Hoạt động này thường cung cấp các cải tiến để cải thiện trò chơi hoặc giúp người chơi tiến lên cấp độ tiếp theo. Giao dịch trong game có thể là cosmetic skins, gears đặc biệt, đặc quyền trong game hoặc những vật phẩm (item) đặc biệt.

Trong các trò chơi như Candy Crush Saga, ban đầu, người chơi có sẵn một số lượt chơi nhất định. Khi đã tiêu hết số lượt này, người chơi phải đợi một khoảng thời gian để “hồi sinh” thì mới có thể tiếp tục trò chơi. Với tính năng mua hàng trong ứng dụng, người chơi không cần chờ đợi nữa mà có thể mua thêm lượt để quay lại chơi ngay lập tức.

Hầu hết các giao dịch mua hàng trong ứng dụng thường liên quan đến các vật phẩm mà người chơi chỉ có thể giành được tại một số level nhất định hoặc cần nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ để đạt được. Do đó, mua hàng trong ứng dụng giúp người chơi tiết kiệm thời gian, dễ dàng có được các vật phẩm mà mình yêu thích. Việc mua hàng còn có tác dụng hạn chế người chơi hành động bốc đồng khi họ đang trong một lượt chơi căng thẳng. Khi đó, người chơi có thể mua hàng trong ứng dụng để hoàn thành cấp độ hoặc có được lợi thế hoàn thành nhiệm vụ.

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Chìa khóa để mua hàng trong ứng dụng và micro-transactions thành công là không đẩy người chơi đi quá xa. Nếu người chơi phải trả quá nhiều tiền cho từng bước chơi game, họ sẽ hoàn toàn từ bỏ trò chơi này. Đồng thời, bạn cũng sẽ mất uy tín cho tựa game mobile của mình.

Ngoài ra, mua hàng trong ứng dụng không nên mang lại lợi thế không công bằng cho người mua và áp đảo những người không mua. Mua hàng trong ứng dụng phải có giá cả phải chăng và hợp lý.

Vì nhiều người chơi là trẻ vị thành niên không có thẻ tín dụng nên một số công ty trò chơi đã phát hành thẻ quà tặng cho phép người chơi mua trước và nạp vào tài khoản của mình.

4. Freemium

Freemium là ứng dụng miễn phí cung cấp các bản nâng cấp trả phí với một mức giá nhất định. Người chơi có thể sử dụng cách này để mở khóa các cấp độ độc quyền hoặc nhận thêm các tùy chọn không có sẵn theo bất kỳ cách nào khác, ngoài việc đăng ký trả phí hoặc mua hàng.

Ứng dụng cơ bản là miễn phí, nhưng đối với những game thủ muốn nhiều hơn, họ có thể mua freemium. Nó tương tự như mua hàng trong ứng dụng nhưng tinh tế hơn và ít dồn ép người dùng hơn.

5. Licensing và Merch

Ngoài các phương pháp kiếm tiền nêu trên, các nhà phát triển game cũng có thể phát triển các sản phẩm và giấy phép độc quyền. Nhà sản xuất Angry Birds, Rovio, đạt lượng người theo dõi lớn khi cấp phép trò chơi của mình cho phim điện ảnh, loạt phim truyền hình và spin-offs.

Họ còn tạo ra nhiều mặt hàng khác với hơn 200 đối tác cấp phép sản xuất áo phông, đồ chơi, case điện thoại cùng nhiều mặt hàng khác. Một công viên giải trí Angry Birds cũng đã được xây dựng. 30% doanh số bán hàng trong năm 2011 đến từ kênh kiếm tiền này, thậm chí đã tăng lên 50% vào năm 2012.

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Lời kết

Các ứng dụng mobile game mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Những lợi ích này bao gồm việc cải thiện tâm trạng, như cách mà tất cả người dùng đã sử dụng gaming app trong thời điểm hầu hết thế giới bị lock-down. Ngoài ra, mobile game cũng có thể hỗ trợ tăng cường trí não. Có những trò chơi thực sự thách thức trí tuệ của người chơi và giúp họ rèn luyện sự nhạy bén.

Ở một khía cạnh nào đó, mobile game có thể gắn kết mọi người với nhau, cải thiện sự khéo léo, giúp tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, sự tập trung và thậm chí có thể giúp trẻ em học được kiến thức mới.

Mặt khác, ngành công nghiệp game đã trở nên trì trệ vì nhiều người nghiện game và mobile game. Hàng nghìn lượt tải xuống đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi trên toàn cầu và không phải ai cũng có trách nhiệm kiểm soát việc chơi game của họ.

Rất nhiều trò chơi có chất lượng kém, vi phạm đạo đức hoặc mang nội dung phản cảm. Các hội đồng quản lý trò chơi trên toàn thế giới có thể xếp hạng gaming-app và đánh giá các vấn đề liên quan, nhưng suy cho cùng, tất cả vẫn phụ thuộc vào cách nhà phát triển trò chơi hành xử và cách họ giữ cho game như một nguồn giải trí cân bằng.

Các ứng dụng game có thể mang lại rất nhiều tiền, nhưng bên cạnh lợi ích tiền bạc, các nhà phát triển cũng cần có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp nội dung có giá trị.

5 cách Gaming App tạo ra doanh thu: Từ ads, freemium, micro-transaction đến license và merchandise

Các nhà phát triển game cần có trách nhiệm trong việc phát triển trò chơi cung cấp nội dung có giá trị cho người dùng.
Nguồn: Canva

An ninh mạng phải được đặt ra cả ở phía nhà phát triển và cả người chơi. Tội phạm mạng luôn rình rập xung quanh bằng cách khai thác hệ thống mạng. Tin tặc có thể tìm kiếm dữ liệu để làm hỏng, đánh cắp hoặc kiếm tiền từ thông tin người dùng. Bằng chứng là gian lận thẻ tín dụng đã tràn lan chỉ qua việc mua và tải các mobile app. Người chơi cần đảm bảo rằng họ đã cài đặt các ứng dụng chống virus uy tín trên điện thoại trước khi bắt đầu tiến vào thế giới game. Các nhà phát triển cũng cần đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ sản phẩm và khách hàng của mình trước các mối đe dọa mạng tiềm ẩn.

Những điều vô hại có thể trở thành có hại khi vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Các nhà quảng cáo, nhà phát triển, game thủ, hội đồng quản lý, phụ huynh và thậm chí cả bản thân người chơi, phải nỗ lực phối hợp để ngăn chặn, tránh để mọi thứ trong ngành công nghiệp trò chơi trở nên quá đà, đặc biệt là khi trẻ em cũng tham gia vào ngành công nghiệp này.

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

 

Nguồn Starloopstudios