Cô giáo Bích Lộc: Kỹ năng là sự bắt buộc dành cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên

Giáo dục hiện đại yêu cầu sự cởi mở và tiến bộ trong tư duy để sẵn sàng cập nhật, nắm bắt những kỹ năng, yêu cầu mới của thời đại. 

Giáo dục vốn là hành trình ghi dấu sự nỗ lực theo đuổi và thay đổi từ những điều rất nhỏ. Trong đó, việc quan trọng nhất của giáo dục hiện đại là liên tục cập nhật, tháo gỡ những tư tưởng đóng khung và sẵn sàng đón nhận những điều mới, mang tính thời đại cao nhằm tạo đà phát triển thuận lợi hơn cho các bạn học sinh trong tương lai. 

Nhận định về vấn đề này, Diễn giả - Giáo viên Kỹ năng tại Học viện Kỹ năng VTALK, cô Phạm Thị Bích Lộc chia sẻ: “Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức thì việc học kỹ năng hiện nay là một trong những điều cực kỳ cần thiết. Bởi kỹ năng chính là công cụ giúp chuyển hóa những kiến thức đã được tích lũy thành những kết quả thực tế. Đó là lý do mà việc học kỹ năng hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và trở nên phổ biến hơn. Phát triển kỹ năng là một xu hướng hoàn toàn hợp lý và đã được dự đoán trước vì những lợi ích thiết thực cùng tính ứng dụng cao mà nó mang lại”. 

Để hoàn thiện bản thân, chúng ta phải rèn luyện rất nhiều những kỹ năng khác nhau, chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn… Tuy nhiên, theo cô Bích Lộc, kỹ năng Giao tiếp - Thuyết trình được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất. Bởi nó cần thiết với mọi lứa tuổi và có thể ứng dụng trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. 

cô giáo Bích LộcDiễn giả - Giáo viên Kỹ năng Học viện Kỹ năng VTALK 

Kể một câu chuyện hấp dẫn về người bạn thân, giảng giải một bài toán, phân tích một tác phẩm văn chương hay chia sẻ một bí quyết vượt qua áp lực… tất cả đều được gọi là các hình thức khác nhau của thuyết trình.

Kỹ năng Giao tiếp - Thuyết trình: Nhân tố bứt phá trong thời đại mới 

Hiện nay, toàn ngành giáo dục cũng đang nỗ lực cập nhật những thay đổi của thời đại nhằm mang tới các bài giảng thiết thực hơn cho các bạn học sinh. Bằng chứng rõ nét nhất là cấu trúc chương trình mới trong những năm gần đây. Cô Bích Lộc cho hay: “Theo sự thay đổi của chương trình giáo dục mới thì tất cả các bạn học sinh khi tiếp cận môn Ngữ văn cũng phải đáp ứng được bốn kỹ năng Đọc - Viết - Nói - Nghe, riêng kỹ năng Nói và Nghe đang được đề cao và có thể trở thành một công cụ đánh giá trong tương lai đối với việc học văn. Như vậy có thể thấy, việc trình bày một vấn đề trước đám đông, nêu ra quan điểm, ý kiến đã trở thành một yêu cầu nhận được sự quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục”.  

“Và rộng hơn thế nữa, hầu hết các bạn sinh viên hay rất nhiều nhân sự đang làm việc trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải dùng đến kỹ năng thuyết trình. Đó là cách hiệu quả nhất để mỗi người có thể diễn đạt trọn vẹn ý tưởng cũng như thuyết phục người khác cùng đồng hành với kế hoạch của mình.”, cô Bích Lộc khẳng định. 

“Bên cạnh đó, có một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận là kho tàng kiến thức hiện tại trong xã hội đang quá khủng khiếp và đã bị san phẳng. Ai ai cũng có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn tri thức quý giá trên thế giới, do đó, tri thức không đủ để tạo sự khác biệt cho mỗi cá nhân. Điều quan trọng và đồng thời cũng chính là phương thức phân hóa con người hiệu quả nhất chính là học cách chuyển biến kiến thức đó thành ngôn ngữ của riêng mình, làm sao để chúng dễ hiểu và ấn tượng sâu sắc nhất. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy kỹ năng Thuyết trình trở thành kỹ năng của thời đại mà mọi cá nhân đều phải thuần thục”, cô Bích Lộc nhấn mạnh. 

Học Thuyết trình làm sao để giỏi?  

Mất bao lâu để một người có thể thuyết trình giỏi là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi ngành giáo dục chuyển hướng vào việc nâng cao kỹ năng cho các em học sinh. Tuy nhiên, chúng ta vốn không thể dùng một vài con số làm thước đo, vì bản chất của kỹ năng thuyết trình được xây dựng và hình thành bằng nhiều yếu tố. 

Cô Phạm Thị Bích Lộc cũng chia sẻ rằng, về cơ bản, kỹ năng thuyết trình phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố chính. Đầu tiên là những phạm trù mang thiên hướng bẩm sinh như năng khiếu, chất giọng, độ nhạy bén… Thứ hai là nhóm yếu tố do chúng ta rèn luyện bao gồm cách sắp xếp câu chữ, nội dung, ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc trong lời nói, nét mặt, cử chỉ… Các tố chất bẩm sinh không phải ai cũng có. Nhưng các kỹ thuật cần luyện tập cũng có vai trò không nhỏ giúp bài thuyết trình trở nên hoàn hảo. “Điều quan trọng nhất là phải tự tin vào lợi thế mà mình đã đạt được”, cô Lộc nhấn mạnh. 

Chúng ta vốn đã quen với việc thuyết trình theo bản năng và đùn đẩy trách nhiệm. Ai nói tốt thì đảm nhận việc trình bày, ai nhút nhát hơn thì làm phần nội dung hoặc powerpoint. Điều này dẫn đến hệ quả là người nói tốt ngày càng được cải thiện, người sợ thuyết trình mãi vẫn thu mình và trốn tránh những cơ hội để thể hiện bản thân trước đám đông. 

cô giáo Bích Lộc

Diễn giả - Giáo viên Kỹ năng Học viện Kỹ năng VTALK 

“Đây là tư tưởng sai lầm, vì kỹ năng Giao tiếp - Thuyết trình luôn đòi hỏi một quá trình lâu dài để học tập bài bản và rèn luyện, ứng dụng thực tế thường xuyên. Việc xây dựng nền tảng càng tốt thì khả năng thể hiện càng vượt trội, đó là nguyên tắc đầu tiên, cũng là nguyên tắc quan trọng nhất khi tiếp cận và học thuyết trình”, cô Bích Lộc kết luận. 

Giáo dục hiện đại luôn hướng tới sự phát triển toàn diện cho con người. Vì thế, không thể mạnh ai nấy làm, giỏi gì thì làm đó được. Chúng ta buộc phải học và thuần thục, nhất là kỹ năng quan trọng của thời đại, kỹ năng Giao tiếp - Thuyết trình.