Cách tăng doanh số và hiệu quả tiếp thị tại chuỗi bán lẻ
Khi đi dạo một con phố hoặc ghé qua trung tâm thương mại, khách hàng có thể sẽ phải ghé thăm một cửa hàng nào đó vì cách trưng bày sản phẩm ấn tượng. Điều này nói lên rằng nghệ thuật trưng bày hay Visual Merchandising đã có hiệu quả.
Vậy Visual Merchandising là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở nội dung bên dưới.
Bối cảnh thị trường bán lẻ hiện nay
Các nhà bán lẻ và thương hiệu ngày nay đang chuyển dịch sang đầu tư vào thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng truyền thống vẫn hiện hữu, tập trung vào việc nhận diện thương hiệu và trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Hơn bao giờ hết, các cửa hàng truyền thống phải được xem là nơi lý tưởng để bán hàng thay vì chỉ là nơi để trưng bày sản phẩm. Vì người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Y và Gen Z, đang khao khát trải nghiệm, hay dường như là họ sẵn sàng mua trải nghiệm tại các cửa hàng nhiều hơn là sản phẩm.
Định nghĩa về một cửa hàng bán lẻ giờ đây đã hoàn toàn thay đổi. Từ một nơi mà mọi người đến chỉ để mua sắm, trở thành địa điểm mà mọi người đến để trải nghiệm hoặc khám phá.
Trong bối cảnh như vậy, việc chú trọng trưng bày để mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Visual Merchandising là gì? Tầm quan trọng của Visual Merchandising
Visual merchandising có thể được hiểu đơn giản là nghệ thuật thiết kế bố cục không gian hay cách trưng bày sản phẩm, cửa hàng nhằm mục tiêu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Trưng bày sản phẩm phải nhấn mạnh về mặt thẩm mỹ, tính năng, ưu điểm và mục đích của hàng hóa hay đặc tính riêng biệt trong không gian cửa hàng của bất kỳ thương hiệu nào.
Visual merchandising nên được tích hợp vào mô hình kinh doanh ở những giai đoạn đầu tiên của phát triển và tiếp thị sản phẩm. Nó có vẻ là đại diện dễ nhìn thấy nhất trong những nỗ lực marketing hiện đại của một thương hiệu.
84% người tham gia nghiên cứu thích những thương hiệu cung cấp trải nghiệm tốt hơn là những đối tác không có (Số liệu từ Salesforce, Xu hướng Niềm tin Khách hàng, tr.6).
Trong nỗ lực truyền đạt thông điệp của thương hiệu định sẵn một cách chính xác và phù hợp, các cửa hàng bán lẻ nên được nhận diện bán hàng một cách nhất quán. Theo đó, nhà quản lý cần đầu tư cả về nguồn lực và thời gian để chăm chút cho diện mạo của cửa hàng.
Cần phải nói thêm là các nhãn hàng có thể tận dụng Visual Merchandising để kể một câu chuyện về những giá trị của thương hiệu và đồng thời truyền cảm hứng đến khách hàng.
Visual Merchandising cũng được đánh giá cao trong việc khiến khách hàng có ấn tượng ban đầu tốt về thương hiệu của bạn.
Bất cứ chiến lược trưng bày hàng hóa nào cũng bắt đầu với trưng bày cửa sổ. Không còn đơn thuần là nơi để cửa hàng trưng bày sản phẩm, mà qua cửa kính bên ngoài, nhãn hàng có thể bộc lộ linh hồn của hình ảnh bên trong cửa hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Không những vậy, chuỗi cửa hàng còn nên tự khơi dậy cảm xúc của khách hàng ngay khi bước chân đến cửa hàng bằng cách trưng bày và trang trí bắt mắt; và đó cũng được gọi là Visual Merchandising.
Trưng bày hàng hóa được ví như một nhân viên bán hàng thầm lặng, giúp cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua việc sắp xếp và trưng bày các sản phẩm, nhằm gợi ý các sản phẩm tiêu biểu đến người tiêu dùng (Bhalla & Anuragg, 2010: 21).
Cách chào hàng hay bày bán tại cửa hàng giúp người mua hàng có thể hiểu được những câu chuyện đằng sau việc trưng bày như vậy. Để làm được điều đó, nhân sự cấp quản lý của cửa hàng cần nắm rõ thị hiếu của khách hàng mục tiêu. Tốt nhất là nên có sự cân bằng giữa thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt và những gì khách hàng muốn xem.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi, "Tại sao bán hàng trực quan lại quan trọng?" có thể nằm ở việc trưng bày sản phẩm giúp tạo động lực để khách hàng mua sản phẩm, bên cạnh việc điều hướng khách hàng quan tâm đến các sản phẩm mục tiêu trong cách trưng bày.
Người tiêu dùng hiện đại thích trải nghiệm mua sắm hơn các sản phẩm. Bằng cách giới thiệu chiến lược bán hàng trực quan phù hợp, thương hiệu có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Ngay khi khách hàng tương tác chặt chẽ với thông điệp của thương hiệu, tỷ lệ giành được sự tin tưởng của họ sẽ cao hơn nhiều. Nó có nghĩa là thương hiệu hoặc các nhà bán lẻ sẽ có nhiều khách hàng trung thành hơn và sau đó có cơ hội cao hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Việc tuân thủ đúng cách bố trí cửa hàng theo tiêu chuẩn có thể tăng doanh số bán hàng lên đến 193% (Theo nghiên cứu của Bindy).
Một chiến lược trưng bày phù hợp sẽ mang lại những lợi ích sau:
-
Tăng cường tính nhất quán giữa các điểm bán hàng, đặc biệt là trong các chuỗi cửa hàng
-
Tạo ấn tượng ban đầu tốt hơn cho khách hàng, khuyến khích họ mua sản phẩm; do đó làm tăng doanh thu bán hàng
-
Truyền cảm hứng vào thông điệp và câu chuyện của thương hiệu đến khách hàng theo cách trực quan hơn và tốt hơn, thu hút nhiều sự tham gia và lòng trung thành của khách hàng hơn
Một cửa hàng thời trang với những sản phẩm độc lạ, đẹp mắt, hợp gu chắc chắn sẽ thu hút tầm mắt của khách hàng. Khoảnh khắc đó, khách hàng mà quyết định dừng lại và bước vào xem thử thì đó chính là khi Visual Merchandising phát huy sức mạnh của nó.
Một cửa hàng được bài trí đẹp mắt, truyền đạt được cá tính. Thông điệp từ sản phẩm, dịch vụ khiến khách hàng thích thú và phải “rút hầu bao” để mua sắm.
Bên cạnh đó Visual Merchandising còn giúp kích thích tâm lý, tạo trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng. Các sản phẩm đẹp mắt được trưng bày cạnh nhau sẽ kích thích khách hàng quan sát và mua sắm nhiều hơn.
Ngoài ra Visual Merchandising còn kéo dài thời gian nhìn ngắm và kích thích người tiêu dùng phải sở hữu sản phẩm khác bên cạnh món đồ họ đã chọn. Đây là một “đòn tâm lý” cực kỳ khéo léo trong tiếp thị và quảng bá thương hiệu.
Để có cái nhìn sâu hơn về Visual Merchandising, cách để tăng doanh số bán hàng và hiệu quả tiếp thị, tìm hiểu thêm bằng cách tải ngay ebook miễn phí sau đây.
Bài học thành công
Mỗi cửa hàng bán lẻ đều có cách bán hàng trực quan riêng để thu hút sự chú ý của người mua tiềm năng đến các bộ phận cụ thể của cửa hàng bằng cách đặt hàng hóa một cách chiến lược và các tính năng thẩm mỹ. Một số nhà bán lẻ, như IKEA và Zara, là hai trong số những ví dụ điển hình nhất về các cửa hàng hấp dẫn về mặt thị giác.
Gần như không thể rời khỏi một trong các cửa hàng IKEA của họ trong khi diện tích thực tế của mỗi cửa hàng không lớn. Tuy nhiên, mỗi cửa hàng của thương hiệu đều có nhiều phòng trưng bày thú vị và sáng tạo, khiến khách hàng không thể rời mắt khi cảm thấy như đang ghé thăm một ngôi nhà hiện đại.
IKEA khơi gợi mọi người nghĩ về ngôi nhà lý tưởng của họ mỗi khi đến tham quan cửa hàng. Đó là bởi vì mỗi cửa hàng đều được trang bị đồ nội thất IKEA được bài trí hợp lý và bắt mắt, bên cạnh giá cả hợp lý. Thương hiệu cũng thành công thuyết phục người tiêu dùng mua đồ nội thất IKEA vì lý do nội thất IKEA giúp hiện thực hóa hình mẫu ngôi nhà lý tưởng của nhiều người.
Zara là một minh họa tuyệt vời về một doanh nghiệp kể một câu chuyện hay thông qua việc trưng bày sản phẩm của mình. Các mặt hàng được trưng bày trong không gian cửa hàng kể những câu chuyện về các đối tượng hoặc con người cụ thể.
Ngoài ra, công ty còn tuyển dụng một đội ngũ chuyên gia, bao gồm cả kiến trúc sư và người bán hàng trực quan, để đảm bảo rằng các cửa hàng Zara có cách kể chuyện, không khí, cách bài trí và khung cảnh gần như tương đương trên toàn thế giới.
Zara cũng sử dụng hiệu ứng ánh sáng và màu sắc tương phản. Nó nhằm mục đích hướng sự chú ý đến các khu vực cụ thể của cửa hàng.
Kết quả có thể nhìn thấy thực tế khi mà doanh thu và mức độ nổi tiếng của hai thương hiệu luôn được duy trì, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.
Theo số liệu gần đây thì IKEA vừa thiết lập kỷ lục mới về doanh thu vào 2021, vượt 40 tỷ EUR - một con số chưa từng có trước đây. Trong khi đó, thương hiệu thời trang nổi tiếng từ Tây Ban Nha - Zara cũng cho thấy về sức mạnh của mình khi công bố lợi nhuận ròng trong ba tháng tính đến cuối tháng 10/2021 của họ đạt kỷ lục là 1,23 tỷ EUR (1,39 tỷ USD), tương đương mức tăng 42% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Có thể thấy, nhờ kết hợp nhiều yếu tố, chiến lược đúng đắn bao gồm Visual Merchandising, hai thương hiệu trên càng cho thấy vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh hiện nay.