Clever Group: Marketing du lịch? Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn

Marketing có vai trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận nhiều khách hàng. Tuy nhiên, không phải trong ngành nghề nào thực hiện Marketing cũng như nhau. Nhất là ngành khách sạn và du lịch có những điều khác biệt. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu về Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn cùng CleverAds tại bài viết này nhé!

1. Định nghĩa Marketing du lịch

Marketing du lịch là thực hiện hàng loạt các hoạt động marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, lập mục tiêu và kế hoạch, triển khai các chương trình bán hàng, các hoạt động xúc tiến… nhằm làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đem đến các dịch vụ du lịch phù hợp. Nhờ đó, thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành

2. Marketing khách sạn là gì?

Marketing khách sạn là thực hiện hàng loạt các hoạt động marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, lập mục tiêu và kế hoạch, triển khai các chương trình bán hàng, các hoạt động xúc tiến…để hấp dẫn khách hàng, thu hút nhiều khách hàng đặt phòng, tăng doanh thu cũng như độ nhận diện thương hiệu cho khách sạn.

3. Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn

Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn

Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn là các điểm khác biệt khi thực hiện hoạt động marketing từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng,… cho đến triển khai các chương trình xúc tiến thuộc ngành du lịch và khách sạn.

Các đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn bao gồm:

3.1. Thời gian tiếp cận với dịch vụ ngắn

Với đặc thù là sản phẩm dịch vụ, khách hàng thường chỉ tìm hiểu trong một thời gian ngắn khi cần thiết như đi du lịch, đi công tác,… Vì vậy, thời gian gây ấn tượng với khách hàng là rất ít, cần phải tạo ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ những nội dung trên trang mạng xã hội, website cho đến khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ.

Ví dụ khi khách hàng tìm hiểu về dịch vụ du lịch, khách sạn trên website và nhận thấy có rất nhiều đánh giá, nhận xét tốt từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Từ đó, khách hàng có thêm lòng tin tưởng về chất lượng dịch vụ và lựa chọn mua.

3.2. Dựa trên khía cạnh tình cảm để hấp dẫn người mua

Trong quá trình trải nghiệm dịch vụ du lịch và khách sạn luôn có sự tiếp xúc, giao tiếp giữa người với người, và có những cảm nhận cá nhân. Điều này tác động lớn tới hành vi mua của khách hàng. Khi tạo được thiện cảm với khách hàng sẽ thúc đẩy lựa chọn dịch vụ mà không cần cân nhắc.

Ví dụ khi khách hàng nhận phòng khách sạn, thái độ của nhân viên lễ tân sẽ gây ấn tượng nhất định về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Thái độ nhân viên lễ tân lễ phép, kính trọng khách khiến khách hàng hài lòng và có cái nhìn tốt về doanh nghiệp, thậm chí sẽ ưu tiên lựa chọn mua dịch vụ vào những lần sau. Nếu thái độ nhân viên lễ tân không tốt, gây khó chịu tới khách hàng sẽ khiến khách hàng có đánh giá kém về chất lượng dịch vụ và sẽ không bao giờ lựa chọn sử dụng dịch vụ này nữa.

3.3. Tập trung quản lý bằng chứng vật chất

Dịch vụ du lịch và khách sạn không phải là sản phẩm cụ thể, không thể nhìn thấy hay dùng thử hay đánh giá chất lượng dịch vụ trước khi mua được. Do đó, cần phải sử dụng các bằng chứng vật chất để thuyết phục khách hàng. Các bằng chứng vật chất như cơ sở vật chất, giá cả, truyền thông, khách hàng cũ.

Cụ thể, trong trường hợp khách hàng lần đầu tiên đặt chân vào khách sạn, ấn tượng đầu tiên của họ chính là cơ sở vật chất. Tâm lý khách hàng thường cho rằng dịch vụ chất lượng sẽ đi kèm với sự chuyên nghiệp và chuyên nghiệp trong từng điều nhỏ nhất. Không gian khách sạn rộng rãi, nội thất đầy đủ, hiện đại, cách trang trí bắt mắt, sắp xếp đồ đạc hợp lý thể hiện sự chăm chút cho chất lượng dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.  

Giá cả ảnh hưởng lớn tới nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Giá cả đi kèm với chất lượng, giá cả cao đi kèm chất lượng dịch vụ cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc khi đưa ra mức giá dịch vụ sao cho phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu.

Về tìm hiểu thông tin dịch vụ, khách hàng thường nhận được thông tin đến từ nguồn truyền thông – thông tin thương mại do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn và du lịch cung cấp. Ngoài ra còn đến từ nguồn khách hàng cũ – khách hàng đã sử dụng dịch vụ kể lại. Các thông tin về dịch vụ càng tốt thì quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng càng cao.

Tuy nhiên khi đưa ra các bằng chứng vật chất, doanh nghiệp tránh để khách hàng kỳ vọng quá cao so với thực tế, gây ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Ví dụ, quảng cáo dịch vụ du lịch bao trọn gói từ di chuyển, khách sạn, bữa ăn, vé vào điểm tham quan cho tới hướng dẫn viên. Nhưng khi trải nghiệm dịch vụ, khách hàng phải tự lo liệu cho bữa ăn của mình. Điều này khiến khách hàng bức xúc và đánh giá kém dịch vụ.

3.4. Tập trung khuyến mại vào thời kỳ thấp điểm

Thông thường, các sản phẩm ngành công nghiệp sản xuất thường được đầu tư, triển khai các chương trình khuyến mại trong thời kỳ cao điểm. Nhưng đối với dịch vụ du lịch và khách sạn, các chương trình khuyến mại thường xuất hiện nhiều ở thời kỳ thấp điểm hơn. 

Trong thời kỳ cao điểm, dịch vụ du lịch và khách sạn không nên đưa ra chiến dịch khuyến mại vì sẽ không thể phục vụ hết được tất cả các khách hàng, dễ đánh mất khách, giảm uy tín. Trong thời kỳ thấp điểm, số lượng khách hàng ít nên cần đẩy mạnh chương trình khuyến mại để doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng doanh thu.

Ví dụ, đưa ra các chương trình khuyến mại (giảm giá khi đặt phòng trực tuyến, giảm giá theo sự kiện, chủ đề du lịch) cho du lịch trái mùa và tiếp cận, nhắc nhở khách hàng về những lợi ích khi đi du lịch trái mùa như: tránh được đông đúc, thoải mái, ít bị làm phiền, … sẽ thúc đẩy được hành vi mua khách hàng.

4. Vai trò của Marketing du lịch và khách sạn

Hoạt động Marketing du lịch và khách sạn là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn luôn cố gắng tìm mọi cách để đưa ra chiến lược marketing hoàn hảo nhất. 

Marketing du lịch và khách sạn giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn. Hoạt động marketing sẽ xác định được hành vi khách hàng, nhu cầu khách hàng. Từ đó làm căn cứ cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phát triển, cải tiến dịch vụ, định giá, xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, marketing du lịch và khách sạn giúp xây dựng thương hiệu. Đặc thù của ngành du lịch và khách sạn là kinh doanh dịch vụ nên hoạt động xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Thương hiệu mạnh, khách hàng sẽ có thêm sự tin tưởng về doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, marketing du lịch và khách sạn giúp truyền tải được các thông tin về thương hiệu và sản phẩm tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu cũng như dịch vụ rộng rãi, làm nổi bật tính năng độc đáo của dịch vụ so với đối thủ, thu hút khách hàng. 

Marketing du lịch và khách sạn là yếu tố quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh ngành du lịch khách sạn.

Thực hiện hoạt động marketing hiệu quả sẽ thu hút được số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tăng doanh thu. Ngược lại, nếu thực hiện hoạt động marketing không hiệu quả, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí là có nguy cơ đóng cửa.

5. Làm thế nào để Marketing du lịch và khách sạn hiệu quả?

Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn

Hiểu rõ khách hàng

Bất kỳ ngành nghề nào khi thực hiện marketing cũng đều phải hiểu rõ về khách hàng. Đặc biệt, ngành du lịch và khách sạn kinh doanh loại hình dịch vụ nên phải luôn đặt khách hàng làm trung tâm, thực hiện các chiến dịch marketing hướng tới khách hàng.

Xây dựng website hướng tới khách hàng

Tại website, các thông tin về loại phòng, giá phòng, dịch vụ đi kèm, gói du lịch, chương trình khuyến mại, sự kiện … được cung cấp đầy đủ, khách hàng dễ dàng tra cứu và nắm bắt. 

Thực hiện marketing trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội

Thực hiện đăng tải các bài viết thông tin về dịch vụ sao cho luôn đứng trong top đầu, đẩy mạnh tỷ lệ truy cập của khách hàng trên công cụ tìm kiếm cũng như các trang mạng xã hội. 

Lên kế hoạch khuyến mại

Các chương trình khuyến mại đặc biệt kèm theo là những chính sách giá theo mùa, … sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, tác động tới hành vi mua của họ.

Kết hợp cùng Influencers/KOL/người nổi tiếng chuyên về lĩnh vực du lịch

Đây là những người có sự tin tưởng nhất định từ cộng đồng. Để họ trải nghiệm dịch vụ và đưa ra các đánh giá nhận xét trên các phương tiện như: Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,… Khách hàng sẽ có thêm sự tin tưởng về uy tín, chất lượng dịch vụ và quyết định mua.

Tổ chức sự kiện tại điểm du lịch, khách sạn

Với mỗi sự kiện, thường sẽ được báo chí, truyền hình đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông. Đây là cơ hội tốt để dịch vụ đến gần với khách hàng hơn, quảng bá thương hiệu, mở rộng quan hệ đối tác. 

Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng là thực hiện marketing hiệu quả

Dịch vụ cung cấp tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ. Khi có ấn tượng tốt về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó, khách hàng sẽ có hành vi như giới thiệu với người thân, bạn bè hay chia sẻ trên mạng xã hội.  

6. Kết luận

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành khách sạn và du lịch, thị trường rộng lớn đầy tiềm năng nhưng cũng rất cạnh tranh, việc nắm rõ các Đặc điểm của Marketing du lịch và khách sạn là điều rất cần thiết đối với doanh nghiệp trong ngành. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả cho mình.

Theo dõi blog CleverAds để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.