Re-live “Tết in the Multiverse of Marketing” – Điểm lại những insight và giải pháp tiêu biểu
Ngày 9/9/2022, sự kiện trực tuyến “Tết in the Multiverse of Marketing – Khám phá các giải pháp kết nối và chinh phục khách hàng dịp Tết 2023” do Think Digital, Media Lab phối hợp cùng MoMo, ADBRO tổ chức đã được diễn ra.
Phần 1: Thách thức của thương hiệu đối với Tết 2023
Tết 2023 sẽ rất khác so với những mùa Tết trước, khi mối bận tâm của người tiêu dùng dành cho dịch bệnh đã có xu hướng giảm và nền kinh tế đang trong trạng thái hồi phục. Bên cạnh đó, người tiêu dùng lại có thêm nỗi lo khi giá cả biến động như giá xăng dầu, lạm phát...
Vì vậy, để thực hiện một chiến dịch Marketing thành công trong mùa Tết 2023, thương hiệu cần trả lời được 3 câu hỏi chính:
- Thương hiệu nên tiếp tục các hoạt động/chiến dịch giúp duy trì mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng như trong dịch hay quay trở lại bùng nổ tương tự thời điểm trước khi COVID-19 xuất hiện?
- Thương hiệu nên tập trung các hoạt động online khi shoppertainment, gamification… đang trở thành xu hướng hay nên quay trở lại các hoạt động offline, khi năm 2023 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ của xu hướng “xê dịch”?
- Thương hiệu nên nâng cấp các sản phẩm/dịch vụ khi người tiêu dùng có xu hướng chấp nhận chi trả nhiều hơn nếu sản phẩm thực sự tốt hay dồn sức cho các chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm khi người tiêu dùng vẫn còn “e dè” trong việc chi tiêu?
Để có thể trả lời được các câu hỏi trên, marketer cần tìm hiểu về hành vi trên Digital và hành vi tiêu dùng của người Việt Nam trong thời điểm mùa dịch và Tết 2023 sắp tới.
Đầu tiên là các điểm chính về xu hướng Digital của người tiêu dùng mà nhãn hàng cần lưu ý:
- Short-Form Video là hình thức có tiềm năng lớn trong việc kết nối thương hiệu với người dùng, đặc biệt là Gen Z.
- Mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) sẽ trở thành tương lai của ngành TMĐT và được dự đoán là hoạt động diễn ra sôi nổi trong mùa Tết 2023.
- Influencer Marketing đã bùng nổ trong năm 2022 và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong Tết 2023.
- Gamify (Game hoá) hoạt động Marketing tạo ra cơ hội lớn cho nhãn hàng tương tác với người dùng trong năm 2022 và Tết 2023.
Về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam, có thể điểm qua các xu hướng chính như sau:
- Chi tiêu Tết: có xu hướng tăng nhưng người tiêu dùng vẫn còn thận trọng do ảnh hưởng của lạm phát và tâm lý lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại hoặc các mối bận tâm khác như giá cả xăng dầu.
- Yếu tố an toàn: dưới tác động của đại dịch, người Việt Nam có quen dần và ưu tiên việc chi tiêu qua ví điện tử, cũng như sử dụng các dịch vụ giao nhận, vận chuyển thông qua ứng dụng.
- Cố gắng dành nhiều thời gian cho gia đình: mong muốn có nhiều thời gian với gia đình hơn so với những mùa Tết trong “dịch COVID-19”, người tiêu dùng càng có xu hướng muốn việc chuẩn bị mua sắm Tết nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Các hoạt động trong Tết 2023: hoạt động du lịch và trở về quê đoàn tụ cùng gia đình được dự đoán sẽ tăng trở lại vào Tết 2023. Ngoài ra, Tết 2023 sẽ là năm của sự đoàn viên khi mọi người đã trải qua 2 năm “cô đơn” vào dịp Tết vì những giới hạn trong dịch bệnh cũng như sự “dè dặt” trong gặp gỡ, chúc tụng ngày Tết 2022.
- Các hoạt động online sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là các hoạt động mua sắm và giải trí trong ngày Tết.
- Sức khoẻ trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng trong năm 2022 và sẽ có xu hướng ảnh hưởng vào việc mua sắm trong dịp Tết 2023, như: tặng quà dịp Tết, tìm kiếm các công thức nấu ăn, đọc tin tức, mua sắm các sản phẩm ăn uống lành mạnh…
Phần 2: Concept to Winning Tết
Dựa trên các hành vi và tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam cùng các chiến dịch Tết đã thực hiện, sự kiện đã đề ra 4 concept cơ bản dành cho Tết, từ đó kết nối với những nhu cầu riêng của khách hàng.
- Tết đủ: Tết đủ giờ đây không chỉ là một cái Tết mua sắm đủ đầy mà còn phải phù hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng, nhưng vẫn cho phép họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình bởi các giải pháp tiện lợi và tiết kiệm mà thương hiệu mang lại.
- Tết vui: Tuỳ vào nhu cầu của thương hiệu mà thương hiệu có thể đa dạng hoá các hoạt động mang đến cho khách hàng một mùa Tết vui từ hình thức online đến offline, nhưng yếu tố “cùng nhau” sẽ là một yếu tố quan trọng trong concept Tết vui, để có thể gắn kết với người tiêu dùng và lan toả thương hiệu một cách tự nhiên.
- Tết đoàn viên: Là một mùa Tết mà các thành viên trong gia đình đoàn tụ, bạn bè gửi nhau những lời chúc mừng sau 1 năm làm việc vất vả và hoài niệm những kỷ niệm xưa, cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
- Tết an khang: Là một mùa Tết mà mọi người có thể cùng nhau tận hưởng trọn vẹn không khí ngày Tết nhưng vẫn đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình thông qua cách lựa chọn thực phẩm ăn uống, tặng quà ngày Tết.
Phần 3: Creative Solution to Winning Tết
Mở đầu cho các giải pháp sáng tạo, anh Hồ Đông Thụ – đại diện Think Digital chia sẻ mô hình 6 ROI Levers – 6 đòn bẩy để mang lại một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả, qua đó khẳng định yếu tố “creative” đóng góp đến 50% hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.
Bên cạnh các hình thức sáng tạo nội dung đã rất quen thuộc, nhà quảng cáo và nhãn hàng có thể bắt đầu quan tâm đến những hình thức sáng tạo mang tính mới mẻ, đổi mới và áp dụng công nghệ để nâng cao sự tương tác, gắn kết với người tiêu dùng.
Gamification
Gamification ứng dụng cơ chế của game vào hoạt động Marketing. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, sự tiến triển, thành quả đạt được… sẽ thu hút khách hàng, từ đó giúp thương hiệu khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
Trong dịp Tết 2023, nhãn hàng có thể mang những yếu tổ Tết cổ truyền như lì xì, gửi thiệp, hứng lộc... vào gamification để gia tăng sự gắn kết và yêu thích của người tiêu dùng dành cho nhãn hàng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chiến lược O2O (Online to Offline) khép kín với sự hỗ trợ của công nghệ, nhãn hàng có thể biến gamification thành một kênh đắc lực trong việc xây dựng sự trung thành (loyalty) của người tiêu dùng thông qua cơ chế động lực và phần thưởng.
AR Effect và AR Game
AR (Augmented Reality) hay còn gọi là công nghệ thực tế tăng cường mang lại một mảnh đất mới màu mỡ cho các brand và marketer thoả sức sáng tạo các ý tưởng tương tác với người dùng.
Trong dịp Tết 2023, nếu biết tận dụng sự đa dạng của AR, nhãn hàng có thể tạo ra các hiệu ứng vui nhộn mang âm hưởng Tết như mặt nạ ông địa, pose ảnh, selfie dáng Tết, gửi thiệp AR Tết… và phát hành trên đa nền tảng như Facebook, Instagram hay TikTok.
Character Marketing
Character Marketing xoay quanh việc phát triển nhân vật đặc trưng của nhãn hiệu, hoặc xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa nhãn hiệu với một nhân vật có sẵn qua đó mang lại những hiệu quả khác biệt về mặt truyền thông.
Sử dụng Character Marketing với các nhân vật ảo sẽ là một lợi thế đối với nhãn hàng, khi mỗi ngày thông điệp mà người tiêu dùng phải tiếp nhận ngày một gia tăng. Nhân vật đặc trưng của nhãn hiệu với cá tính riêng có thể tạo “cú hích” để trở nên nổi bật trên các kênh truyền thông online và offline.
Trong mùa Tết 2023, nhãn hàng có thể nghĩ đến việc xây dựng bộ biểu cảm nhân vật mang âm hưởng Tết và phát hành trên các nền tảng nhắn tin như Zalo, Facebook Messenger hoặc dạng hình động (GIF) để người dùng sử dụng và nhớ đến hình ảnh nhân vật đại diện nhãn hiệu một cách tự nhiên, gần gũi.
Shoppertainment
Shoppertainment – xu hướng mua sắm online kết hợp giải trí. Ở đó, người tiêu dùng không chỉ mua hàng theo cách đơn thuần mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ hàng hoá.
Theo số liệu từ các nghiên cứu của TikTok BCG – Shoppertaiment and Lazada Report 2021, thị trường Shoppertainment trong khu vực APAC đã đạt 500 tỉ USD trong năm 2021 và được kỳ vọng 1.000 tỉ USD vào năm 2025. Shoppertainment cũng giúp doanh thu của sàn TMĐT LazLive năm 2021 tăng 8 lần so với năm 2020.
Hình thái dễ thấy nhất của shoppertainment là các buổi livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Nắm bắt được xu thế này, nhãn hàng có thể bắt đầu xây chiến lược nội dung cho kênh TMĐT của mình và bắt đầu các buổi livestream định kỳ để tương tác, tạo ra thói quen xem livestream giải trí và mua hàng với khách hàng tiềm năng.
Video Content
Video là một trong những phương tiện tốt để tiếp cận người tiêu dùng vào dịp Tết, với các nội dung: Chúc Tết sức khoẻ bình an, không khí Tết ấm cúng, làm việc nhà, chuẩn bị đón Tết.
- Video ngắn: Những đoạn video ngắn giàu cảm xúc kèm theo thông điệp ngắn gọn.
- Tết’s Vibe: Video mang âm hưởng Tết: bình an, ấm cúng, đoàn viên, sum họp...
- Âm nhạc: Video âm nhạc mang âm hưởng Tết, hoặc remix lại những bài hát truyền thống.
Trong phần trình bày, anh Đông Thụ cũng chia sẻ casestudy thành công của Viettel Pay khi xây dựng nhiều phiên bản video khác nhau, mang lại yếu tố cảm xúc và truyền tải thông tin về dịch vụ thông qua các đoạn cắt nhỏ thể hiện tính năng của sản phẩm.
Phần 4: Media Solution to Winning Tết
Mở đầu cho các giải pháp media, anh Đông Thụ chia sẻ mô hình Media Framework để mang lại một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả trong mùa Tết 2023. Trong phần chia sẻ, anh cho rằng có 5 mốc thời gian cần lưu ý cho các hoạt động quảng cáo trong dịp Tết.
- 2 tháng trước Tết: giai đoạn chuẩn bị các creative asset, setup chiến dịch quảng cáo.
- 1 tháng trước Tết: giai đoạn đẩy mạnh media trên các nền tảng tạo ra awareness lớn như YouTube, các ứng dụng Grab, MoMo, quảng cáo hiển thị.
- 2 tuần trước Tết: giai đoạn giảm dần các hoạt động media, từ đẩy mạnh sang duy trì nhịp độ.
- Trong những ngày Tết: giai đoạn duy trì nhịp độ media, tiếp cận và tương tác với người dùng trên nhiều điểm chạm với quảng cáo hiển thị theo ngữ cảnh, quảng cáo âm thanh, quảng cáo trên các ứng dụng Grab, MoMo.
- 2 tuần sau Tết: tuỳ vào chiến lược nhãn hiệu, đây có thể là giai đoạn kích hoạt lại nhịp độ media để gợi nhớ những thông điệp về nhãn hiệu với người dùng.
Theo đó, bên cạnh các kênh quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, YouTube, TikTok… anh Đông Thụ gợi ý một số kênh quảng cáo có thể phát huy hiệu quả trong dịp Tết.
- Supper App: MoMo & Grab
- Audio/ Music Advertising
- Contextual Display Solutions
- KOLs & Influencer
Giải pháp quảng cáo từ MoMo & Grab
Trong phần chia sẻ của mình, anh Nguyễn Cao Minh – Head of Ads Business, MoMo đã minh hoạ lộ trình trải nghiệm của người dùng trong quãng thời gian Tết và các giải pháp của MoMo Ads tương ứng với từng giai đoạn.
Theo chia sẻ từ MoMo, trong dịp Tết số lượng người dùng hoạt động của MoMo tăng lên 114%, số lượng giao dịch qua ứng dụng tăng lên gấp 5 lần. Qua đó, MoMo đưa ra những giải pháp quảng cáo đa dạng từ hiển thị banner, rewards, đến gamification và sticker, greeting card.
Bên cạnh đó, Grab cũng là một ứng dụng được người tiêu dùng sử dụng rất nhiều trong dịp Tết để đáp ứng nhu cầu di chuyển, tặng quà, đặt mua đồ đạc.
Đại dịch đã làm thay đổi xu hướng di chuyển của mọi người trong dịp Tết 2021 và 2022 sẽ có tính hiệu chuyển biến tích cực và tăng trưởng trở lại trong mùa Tết 2023. Theo báo cáo của Google trong Tết 2023 có 31% người cho rằng họ chắc chắn sẽ có một chuyến du lịch, thăm hỏi người thân vào dịp Tết.
Qua đó, nhãn hàng có thể tiếp cận với người tiêu dùng thông qua các lựa chọn quảng cáo đa dạng trên ứng dụng Grab.
Audio/ Music Advertising
Vào dịp Tết, xu hướng nghe nhạc thường tăng cao. Điều đó được chứng minh bởi lượng tìm kiếm các từ khoá về nghe nhạc, nhạc Xuân, nhạc Tết... cao hơn rất nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu chỉ ra, 80% người dùng Việt Nam, tìm kiếm và nghe nhạc trên các nền tảng YouTube, Zing MP3, NCT vào dịp Tết.
Thực tế, trong dịp Tết không chỉ có Gen Z và Gen Y mới tăng nhu cầu nghe nhạc. Những người có độ tuổi từ 35 trở lên vẫn có xu hướng nghe nhạc nhiều hơn vào dịp Tết.
Một số ưu điểm Audio Ads có thể mang lại cho nhà quảng cáo:
Đầu tiên có thể nhắc tới sự đa dạng lựa chọn Audio Ad, Audio Content, Audio Display
- Audio Ad là hình thức quảng cáo âm thanh sẽ xuất hiện trước và sau khi bài hát được phát.
- Audio Content là giải pháp dành cho các nhà quảng cáo đang có asset là một bài hát, và họ muốn xây dựng sự liên kết với người dùng thông qua âm nhạc (Music Association). Audio Content có khả năng hỗ trợ thương hiệu, tăng lượng tiếp cận đến nhóm người dùng tiềm năng, cũng như lượt nghe của bài hát. Ví dụ: “Làm gì phải hốt” – Viettel, “Vùng ký ức ngọt ngào” – Alpenliebe.
- Audio Display là quảng cáo banner xuất hiện khi người dùng đang chọn nhạc hoặc đang nghe nhạc.
Ưu điểm thứ 2 là với đặc điểm thuần âm thanh, audio ad có khả năng gợi nhớ khá tốt, góp phần tăng những chỉ số như Brand Awareness, Ad Recall. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Awareness của hình thức Audio Ads sẽ cao hơn 35%.
Quảng cáo theo ngữ cảnh với Contextual Display Solutions
In-Image Ads là một hình thức hiển thị quảng cáo nâng cao của quảng cáo bằng ngữ cảnh khi có sự kết hợp giữa Visual Targeting và Contextual Targeting, hai hình thức target này giúp cho nhà quảng cáo hiển thị chính xác hơn, và engage với người dùng nhiều hơn, thông qua các nội dung mà người dùng xem hằng ngày nói chung, và dịp Tết nói riêng.
Công nghệ Computer Vision – Đọc và hiểu nội dung của hình ảnh và video thông qua tag-images có khả năng tự động phân tích, xác định và kết nối các chiến dịch quảng cáo phù hợp với người tiêu dùng, thông qua hình ảnh mà họ đang tìm kiếm.
KOLs & Influencer
Trong phần chia sẻ của mình, anh Đông Thụ nhấn mạnh yếu tố làm nên thành công của một chiến dịch hợp tác với KOLs & Influencer là nội dung sáng tạo và hấp dẫn. Trong dịp Tết, điều này càng quan trọng hơn khi người dùng dành rất nhiều thời gian trải nghiệm những nội dung giải trí.
Sau đó, để tạo ra sự lan toả và trào lưu, nhãn hàng có thể bắt đầu với 1 - 2 KOLs chính dẫn dắt cho xu hướng và hàng loạt các Influencers hưởng ứng và lan toả xu hướng.
Tạm kết
Sau 2 năm Tết giãn cách vì COVID-19, có thể thấy sự trở lại của Tết Nguyên Đán chính là thời khắc được mong chờ nhất của năm 2023 – năm đầu tiên người tiêu dùng được đón một mùa Tết trọn vẹn bên gia đình, bạn bè với những khoảnh khắc ý nghĩa. Đây là thời điểm lý tưởng để thương hiệu kết nối với người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sự phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh số. Qua các phiên trình bày từ các chuyên gia đến từ Think Digital, Media Lab, MoMo… Ban Tổ chức chương trình hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích về insight, xu hướng của thị trường, người tiêu dùng trong dịp Tết và những giải pháp cụ thể giúp nhãn hàng kết nối và chinh phục người tiêu dùng trong dịp Tết 2023.
- Tải toàn bộ slide trong buổi trình bày: https://bit.ly/slide-relive-webinar-Tet
- Form đăng ký tư vấn các giải pháp Marketing cho Tết 2023: https://bit.ly/wining-Tet-2023-consultation-form
Về Think Digital & Media Lab
Think Digital với định vị là một Innovative Digital Company tập trung vào các giải pháp mang tính đổi mới sáng tạo và hiệu quả cho các hoạt động Marketing, Sale và vận hành doanh nghiệp. Với năng lực cốt lõi từ Strategy Planning, Media Booking, Creative Production & Consulting, Think Digital đang là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp Marketing, Branding, Communication cho hơn 100+ nhãn hiệu lớn trong và ngoài nước.
Tìm hiểu thêm về các thương hiệu trong hệ sinh thái của Think Digital.
- Think Digital – Strategy Planning: https://thinkdigital.com.vn
- Media Lab – Media Booking: https://medialabs.asia/
- XCreative - Creative Strategy & Production: https://www.behance.net/xcreativestudio
- THINKDEMY – Business Consulting & Training: https://thinkdemy.com.vn/