10 bước lập ngân sách marketing chi tiết và hiệu quả 2022

Chắc chắn rằng tất cả các doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô, lĩnh vực nào, hàng năm đầu trích ra những khoản đầu tư nhất định cho các hoạt động marketing. Vậy câu hỏi đặt ra là đặt chi phí marketing bao nhiêu là đủ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngân sách marketing là gì và các bước lập ngân sách marketing hiệu quả.

  1. Ngân sách marketing là gì?

Ngân sách Marketing - Marketing Budget là khoảng tiền mà doanh nghiệp dành để chi trả cho các hoạt động Marketing của mình. Khoản ngân sách này nên được liệt kê chi tiết cho từng kênh để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư.

Ngân sách marketing

Ngân sách marketing là gì?

Thông thường, ngân sách Marketing của doanh nghiệp sẽ bao gồm những hạng mục chính như:

  • Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là khoản đầu tư cho các chiến dịch PPC hoặc các tiền công cho các influencers để họ chia sẻ với khán giả về các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế các ấn phẩm truyền thông (design), viết nội dung (copywriting), tối ưu SEO website và phát triển chiến lược.
  • Chi phí phần mềm: trong thời buổi công nghệ số, những khoản đầu tư cho phần mềm để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị (phần mềm thiết kế đồ họa, , các công cụ nghiên cứu từ khóa, phần mềm quản lý, công cụ hỗ trợ mạng xã hội) là rất cần thiết.
  • Đào tạo: các trang web cung cấp các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo để cung cấp thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc người quản lý.

Ngoài ra, bạn cũng cần khoản ngân sách để chi trả lương cho các nhân viên và quản lý của bộ phận marketing. Tất cả các khoản chi phí trên tổng hợp lại sẽ ra ngân sách marketing của thương hiệu.

2. 10 bước lập ngân sách marketing hiệu quả

2.1. Tìm hiểu về hành trình khách hàng

Hiểu rõ khách hàng là bí quyết để các doanh nghiệp có thể làm marketing hiệu quả. Bạn nên tự đặt ra những câu hỏi như:

  • Khách hàng khám phá sản phẩm của bạn như thế nào?
  • Khách hàng muốn biết những thông tin gì trước khi quyết định mua hàng?
  • Mục tiêu của bạn là cần đạt được bao nhiêu lượt traffic mỗi tháng?
  • Chi phí tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi là bao nhiêu?
  • Doanh thu trung bình một khách hàng là bao nhiêu?

Từ đó, hiểu được một khách hàng đến với bạn sẽ đi qua những giai đoạn nào.

2.2. Dự toán doanh thu

Bước thứ hai trong quy trình xác định ngân sách tiếp thị là thiết lập dự toán doanh thu của bạn. Ở bước này, bộ phận marketing sẽ cần phối hợp với các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận tài chính để tính toán ra khoản ngân sách phù hợp dành cho các hoạt động marketing.

Một khuyến nghị của các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đã cho thấy rằng chỉ nên chi 7-8% tổng doanh thu cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo nếu doanh thu của bạn đạt dưới 5 triệu USD một năm và tỷ suất lợi nhuận ròng của bạn (sau tất cả các chi phí) nằm trong khoảng 10% đến 12%.

Phân bổ doanh thu cho ngân sách marketing

Phân bổ ngân sách marketing

2.3. Quy mô công ty

Tiếp theo là quy mô công ty. Doanh nghiệp của bạn mới thành lập hay là một công ty lâu đời?

Thông thường, các công ty mới thực sự là những công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của họ. họ cần xây dựng nhận diện thương hiệu và thu hút những khách hàng trung thành.

Quy mô doanh nghiệp - Ngân sách marketing

Quy mô doanh nghiệp - Ngân sách marketing

Một công ty mới thành lập chắc chắn sẽ phải tốn nhiều nỗ lực marketing hơn các công ty đã hoạt động lâu đời bởi lẽ với các công ty cũ, khách hàng đã biết đến tên của họ và đôi khi sẽ mua hàng của họ mà không cần phải suy nghĩ gì ví dụ như Apple.

Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, doanh nghiệp nên dành ít nhất 12- 20% tổng doanh thu nên được phân bổ cho ngân sách marketing.

Nghe có vẻ nhiều tuy nhiên bạn cần nghĩ về nó theo cách này: Bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ mới rất tốt, nhưng không ai mua. Tại sao? Có lẽ bởi vì người tiêu dùng không hề biết đến sản phẩm của bạn tồn tại.

Marketing truyền miệng cũng rất hiệu quả, nhưng doanh nghiệp cần thực hiện nhiều nỗ lực marketing ban đầu. Tiếp thị nên là nhiệm vụ trọng tâm của các thương hiệu mới; nó giúp thu hút khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu của bạn trong ngành. Khi mọi người đã quen dần với thương hiệu của bạn, bạn chắc chắn có thể nghĩ tới việc giảm ngân sách marketing của mình.

Với những doanh nghiệp có thâm niên, ít nhất 6-12% tổng doanh thu của bạn nên được phân bổ cho hoạt động tiếp thị. Con số này ít hơn rất nhiều so với những công ty nhỏ? Như đã đề cập trước đây, các thương hiệu lâu đời không cần tiếp thị quá nhiều bởi lẽ họ có một lượng khách hàng trung thành nhất định.

2.4. Nghiên cứu sự cạnh tranh và ngành của bạn

Nghiên cứu thị trường - Ngân sách marketing

 

Ngân sách tiếp thị của một doanh nghiệp cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chất cạnh tranh của ngành, xu hướng tiếp thị kỹ thuật số cũng như những gì đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể làm được. Bạn có muốn nổi bật hơn các đối thủ của mình không? Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng cần đầu tư để có thể bắt kịp, theo kịp và tỏa sáng.

2.5. Tính toán các chi phí ẩn

Khi tính toán ngân sách marketing, đừng quên những chi phí “không tên” phát sinh. Chúng chính là “thủ phạm” khiến những khoản ngân sách marketing của bạn đội lên đáng kể.

Đây là tính huống thường xuyên xảy ra nên khi tính toán bạn cần dự trù ra một khoản dành cho các chi phí phát sinh. Khoản chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn khi đưa ra quyết định hay về những thay đổi cần thiết.

2.6. Quyết định ngân sách marketing dựa trên các kênh tiếp thị

Xác định thứ tự ưu tiên các kênh nào phù hợp nhất với mô hình kinh doanh, USP và lĩnh vực của bạn.

Phân bổ ngân sách marketing là gì

 

Phân bổ ngân sách marketing

Không chắc mọi kênh tiếp thị bạn đều mang lại hiệu quả xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nhưng nếu chọn đúng những kênh hiệu quả, nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong mức độ nhận diện về công ty của bạn, trải nghiệm khách hàng tích cực và sự hài lòng, và sau cùng là doanh số bán hàng.

 

2.7. Điều chỉnh ngân sách marketing phù hợp với mục tiêu

Tùy vào các mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp lại có cách phân bổ ngân sách tiếp thị khác nhau. Ví dụ như với những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường có mục tiêu tăng độ nhận diện, doanh nghiệp đó nên chi mạnh tay cho các chiến dịch outbound marketing để thu hút sự chú ý. Trong khi đó, những chiến dịch inbound marketing sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp đã xây dựng được chân dung khách hàng của doanh nghiệp mình.

2.8. Ghi nhớ sự ưu tiên - sử dụng ma trận Boston

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về ma trận Boston và 4 nhóm sản phẩm mà một doanh nghiệp thường gặp phải:

Mô hình BCG - Ngân sách marketing

Mô hình BCG - Ngân sách marketing

Doanh nghiệp nên xem xét các sản phẩm đang ở nhóm nào và có tiềm năng phát triển như thế nào để từ đó phân bổ ngân sách marketing sao cho thật hợp lý.

2.9. Chi tiêu ngân sách marketing một cách thông minh

Các nhà tiếp thị không nên chi vượt quá ngân sách nhưng cũng không nên quá cứng nhắc trong việc chi tiêu. Điều quan trọng là xác định được khoản nào nên và khoản nào không nên.

2.10. Chuẩn bị đo lường ROI

Để kiểm soát hiệu quả của những chiến lược marketing, các tốt nhất các doanh nghiệp cần tính toán tỷ suất lợi nhuận so với khoản đầu tư.

Công thức ROI - ngân sách marketing

Công thức ROI - ngân sách marketing

Tuy nhiên, khi tính toàn cần chú ý rằng, lợi nhuận của marketing bao gồm nhiều hạng mục:

  • Lợi nhuận trên mỗi đơn hàng (thành phần quan trọng nhất)
  • Độ nhận diện thương hiệu
  • Tệp khách hàng

Có thứ mang lại hiệu quả trực tiếp nhưng cũng có những cái sẽ mang lại lợi ích về lâu về dài. Vậy nên doanh nghiệp nên tính đến cả những số liệu lũy kế 3-5 năm để có thể đánh giá chính xác nhất.

3. Bí quyết marketing với ngân sách hạn hẹp

Trên thực tế, không phải lúc nào có ngân sách lớn thì mới có thể thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể chỉ đầu tư một khoản ngân sách Marketing vừa phải nhưng vẫn mang lại hiệu suất cao.

Hiện tại, có rất nhiều nền tảng/ kênh cho phép thực hiện các hoạt động Marketing miễn phí hoặc có chi phí thấp. Tuy nhiên, hiệu quả chúng mang lại có thể không đến ngay tức thì. Nhưng nhìn chung, những nền tảng này vẫn hoàn toàn hoạt động tốt và mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một số kênh tiếp thị miễn phí hoặc chi phi thấp có thể bao gồm:

  • Tối ưu hóa SEO
  • Xây dựng một trang web mạnh và có thương hiệu
  • Marketing qua mạng xã hội (social media)
  • Email Marketing
  • Content Marketing

Ngoài ra, Google Ads và Facebook Ads là cũng hai lựa chọn tốt nên được doanh nghiệp cân nhắc sử dụng, mặc dù bạn cần đầu tư một khoản nhất định, nhưng hai nền tảng này cho phép bạn kiểm soát tốt những khoản đầu tư của mình. Cụ thể, chúng cho phép bạn đặt hạn mức chi trả mỗi ngày và đặt giới hạn giá thầu xác định chính xác chi phí cho mỗi hành động (CPA) mà bạn sẵn sàng trả.

Ngân sách marketing là khoản đầu tư mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cân nhắc đến. Đặt ngân sách tiếp thị phù hợp sẽ vừa giúp bạn tiết kiệm nguồn lực, đồng thời mang lại kết quả cao. Bài viết đã giới thiệu ngân sách marketing là gì, cách tính ngân sách marketing và làm thế nào để tiếp thị hiệu quả với ngân sách nhỏ. Để đọc nhiều hơn các bài viết về marketing, vận hành doanh nghiệp hiệu quả, quý bạn đọc truy cập trang web SO9.VN ngay nhé!