Tại sao bạn nên thêm Tìm kiếm giọng nói (Voice Search) vào app?
Bạn có biết rằng tìm kiếm bằng giọng nói chiếm 50% tổng số tìm kiếm online và 30% tìm kiếm không có màn hình? Việc sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến đến mức nó trở thành lựa chọn tự nhiên trong nhiều sự lựa chọn, đặc biệt là vì nó đã được tích hợp vào các thiết bị mà họ sử dụng hàng ngày. Bây giờ, khả năng tìm kiếm trên Internet được sắp xếp hợp lý và hiện đại hóa. Khi nhiều doanh nghiệp thêm tìm kiếm bằng giọng nói, kết quả đưa đến trực tiếp, đơn giản và quan trọng hơn hết là cái người dùng muốn.
Tìm kiếm bằng giọng nói có thể còn mới nhưng công nghệ đang được cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Do đó, không lâu nữa công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tạo ra cuộc cách mạng, không chỉ là cách chúng ta tìm kiếm trên Internet mà còn là việc tương tác với những thiết bị của chúng ta. Bạn có thể dẫn đầu bằng cách tích hợp công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói ngay bây giờ.
Đây là lý do tại sao đó là một ý tưởng hay.
Tầm quan trọng của tìm kiếm
Chức năng tìm kiếm là một phần giá trị của ứng dụng trong các ngành. Như vậy, developers (những nhà phát triển) nên dành nhiều thời gian và công sức để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Tất nhiên, mục tiêu không chỉ khiến người dùng tìm kiếm mà quan trọng hơn là tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Ngay cả khi bạn có thứ gì đó độc đáo, nó cũng không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nếu người dùng không thể tìm thấy.
Sự khác biệt giữa tìm kiếm truyền thống và tìm kiếm bằng giọng nói
Những thanh tìm kiếm dễ dàng để nhận ra bạn không cần để dán nhãn chúng. Đơn giản chỉ thêm một biểu tượng kính lúp nhỏ và người dùng của bạn sẽ hiểu. Với suy nghĩ này quan trọng là tìm kiếm bằng giọng nói không chỉ là thanh tìm kiếm với hệ thống chuyển đổi lời nói thành chữ (speech to text). Sử dụng cách tiếp cận như vậy sẽ chỉ dẫn đến trải nghiệm người dùng kém đi.
Trên thực tế, người dùng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói khác với tìm kiếm truyền thống; nhìn chung, những tìm kiếm bằng giọng nói được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên và thường dài hơn so với các tìm kiếm được nhập. Ví dụ: hãy tưởng tượng một người dùng đang tìm mua hệ thống âm thanh nổi (stereo system) cho ô tô của họ thông qua ứng dụng của bạn. Nhập “Sony DXS-M5511BT âm thanh nổi” vào thanh tìm kiếm là điều tự nhiên - nhưng nói to ra thì kém tự nhiên hơn nhiều. Thay vào đó, người dùng này có thể chỉ cần nói “Dàn âm thanh xe hơi Sony”.
Sự khác biệt này có ý nghĩa rõ ràng đối với tìm kiếm bằng giọng nói và cách nó liên quan đến trải nghiệm người dùng.
Lợi ích của việc thêm tìm kiếm bằng giọng nói
Có một vài lợi ích khi so sánh với tìm kiếm và bộ lọc tìm kiếm truyền thống, tìm kiếm bằng giọng nói
Những từ đồng nghĩa
Một trong những thách thức của giao diện đồ họa người dùng là cần phải có một số loại nút nhấn cho mọi chức năng. Ví dụ: nếu bạn muốn người dùng của mình có thể tìm kiếm theo danh mục, thì người dùng phải có thể xem từng danh mục. Do đó, bạn sẽ cần quyết định danh mục nào quan trọng nhất và quyết định tên cụ thể cho từng danh mục đó.
Cân nhắc bối cảnh: bạn bán quần áo được cấp phép. Bạn sẽ cần quyết định xem liệu người dùng của mình có tìm thấy áo phông có cổ trong danh mục “áo sơ mi”, “áo phông”, “áo phông họa tiết” hay “áo phông nhóm” hay không. Các danh mục phụ luôn là một tùy chọn, nhưng việc tạo hệ thống phân cấp danh mục chỉ dẫn đến nhấp chuột và tìm kiếm - không phải là trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Tìm kiếm bằng giọng nói không gặp phải hạn chế này. Thay vào đó, bạn có thể xác định số lượng từ đồng nghĩa không giới hạn cho các danh mục và sản phẩm của mình. Chỉ cần nói những gì họ đang tìm kiếm, người dùng có thể được hướng dẫn ngay đến sản phẩm phù hợp.
Trải nghiệm người dùng liền mạch
Tạo ra app là một thứ, nhưng làm nó phổ biến với người dùng là điều gì đó hoàn toàn khác. Để chắc chắn mức độ phổ biến của app, và thêm giá trị cần thiết, bạn phải đưa ra điều gì đó độc đáo. Một cách để làm điều này là thông qua việc thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói. Công nghệ thường tương đối đơn giản, bởi vì nó đã được công chúng chấp nhận.
Đây là nhờ vào nhiều yếu tố, bao gồm sự linh hoạt của công nghệ, và tốc độ của nó. Thật vậy, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Stanford, người dùng có thể nói nhanh hơn gấp ba lần so với việc họ có thể gõ trên thiết bị di động. Điều đó có nghĩa là tìm kiếm bằng giọng nói có thể cung cấp kết quả nhanh hơn so với hầu hết những gì mọi người có thể nhập vào thanh tìm kiếm.
Do đó, với công nghệ như vậy, người dùng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn và phản hồi thống nhất cho các truy vấn của người dùng.
Tương tác với người dùng tốt hơn (và thú vị hơn)
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc thêm tìm kiếm giọng nói vào các app trên điện thoại là nâng cao cá nhân hóa và đường truyền giao tiếp trực tiếp với người dùng. Tìm kiếm bằng giọng nói cung cấp một kênh dễ sử dụng đại diện cho các giao tiếp nhanh và an toàn hơn. Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn, không chỉ người dùng thấy tìm kiếm bằng giọng nói hữu ích mà họ còn thích sử dụng nó!
Trí tuệ nhân tạo
Một lợi thế khác khi thêm tìm kiếm bằng giọng nói vào ứng dụng dành trên điện thoại di động của bạn là cách nó hỗ trợ khả năng tương thích với trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này sẽ tạo ra nhiều tùy chọn nâng cao. Thật vậy, việc chọn thêm các chiến lược tìm kiếm bằng giọng nói mang lại cho người dùng khả năng tương tác liền mạch.
Tại sao bạn cần thêm tìm kiếm giọng nói khi phát triển mobile app
Ngay cả ngoài những lợi ích này, có nhiều lý do bạn nên thêm tìm kiếm giọng nói trong quá trình phát triển mobile app.
Công nghệ tìm kiếm giọng nói liên tục cải thiện
Nhiều công nghệ được gọi là “thông minh” phát triển chậm; vì sự tinh vi của những công nghệ này nên nó mất nhiều thời gian để phát triển. Tuy nhiên, điều này không đúng với tìm kiếm bằng giọng nói. Sự thật là công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói phát triển mỗi ngày. Điều này đặc biệt đúng khi bạn gắn tìm kiếm bằng giọng nói với AI, giúp nó có khả năng tự học và cải thiện tất cả.
Tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến
Tìm kiếm bằng giọng nói xuất hiện khá phổ biến. Theo báo cáo gần đây của Siteefy:
-
Gần 50% mọi người tìm kiếm sản phẩm bằng tìm kiếm giọng nói.
-
24% người lớn ở Mỹ có ít nhất một thiết bị loa thông minh trong nhà của họ. Điều này được mong đợi gia tăng lên 55% vào năm 2022.
-
29% người dùng loa thông minh có ba loa thông minh.
-
20 người dùng loa thông minh sử dụng nhiều lần trong một ngày.
-
Lượt sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói tăng 3500% từ năm 2008 đến năm 2016.
Những con số này chỉ tăng bởi khi công nghệ phát triển và người dùng trở nên quen thuộc với công nghệ.
Tìm kiếm bằng giọng nói cung cấp tính toàn diện và khả năng tiếp cận
Cuối cùng, tìm kiếm bằng giọng nói đưa một cách cho người dùng tương tác với app của bạn ngoài những ngón tay. Điều này tạo thêm nhiều cơ hội cho người khuyết tật, hoặc những người lớn tuổi gặp khó khăn với giao diện app “truyền thống”.
Ngoài ra, nếu bạn thêm tìm kiếm bằng giọng nói, bạn có cơ hội kết nối với những người dùng có thể không là người bản xứ với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Sự thật là bạn có thể thử nhiều ngôn ngữ khi bạn thấy phù hợp đối với tìm kiếm bằng giọng nói của mình. Nhiều người dùng hai ngôn ngữ sẽ tìm thông tin dễ dàng hơn để hiểu khi nó được thể hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Kết luận
Hầu hết doanh nghiệp muốn phát triển một cách chiến lược thông qua việc thực hiện công nghệ. Sự thôi thúc này đã thúc đẩy vô số công ty chuyển sang thế giới digital (kỹ thuật số) để họ có thể tiếp cận người dùng theo cách mới lạ và thú vị.
Chọn thêm tìm kiếm giọng nói là một cách, những xu hướng này cho thấy nó sẽ là một yếu tố quan trọng trong cách mọi người tìm thấy nội dung online. Những cơ hội này sẽ không bao giờ thay thế được cách tìm kiếm truyền thống trong tương lai gần, nhưng nó đã mang lại nhiều lợi thế ngày nay.
Khi thế giới ngày càng trở nên digital (kỹ thuật số), điều này giúp cho doanh nghiệp hiểu cách để thích ứng với cách người dùng của họ tìm kiếm, ngoài những điều họ đang tìm kiếm. Tìm kiếm bằng giọng nói là một cách để làm điều đó, và team phát triển mobile app có kinh nghiệm có thể giúp bạn triển khai tính năng mới thành công.
Nguồn: Clearbridge Mobile
Về AppROI.co
AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.
- Website: approi.co
- E-mail: [email protected]
- Hotline: 0789.99.66.88