Tăng trưởng bán hàng với Tin nhắn tiếp thị Marketing Message

Tin nhắn tiếp thị Marketing Message là gì? Các nhà bán hàng có thể ứng dụng Tin nhắn tiếp thị như thế nào để nâng cao hiệu quả tương tác cho doanh nghiệp trên Messenger?
 
Ra mắt vào giữa năm 2022, Tin nhắn tiếp thị Marketing Message được giới thiệu lần đầu với tên gọi Tin nhắn thông báo định kỳ, cho phép các nhà bán hàng gửi tin nhắn thông báo tới những khách hàng đăng ký nhận chúng, theo tần suất cố định (hàng ngày/ tuần/ tháng) với đa dạng nội dung và đảm bảo không vi phạm chính sách 24h của Meta.
 
Cho tới thời điểm hiện tại, việc mua hàng qua Tin nhắn Messenger vẫn là một hình thức phổ biến cho các khách hàng online, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc nhận được những thông tin tư vấn cần thiết, cuộc trò chuyện sẽ kết thúc và các doanh nghiệp chưa thể cung cấp những thông tin quan trọng một cách liền mạch cho những khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Vì vậy, để tạo ra các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn, Meta đã ra mắt tính năng Thông báo định kỳ trên nền tảng Messenger. Thông qua tính năng này, doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chủ động và tự động tới những khách hàng chọn nhận tin nhắn, từ đó tăng khả năng thu hút và duy trì các cuộc trò chuyện tiếp theo.
Thúc đẩy mức độ tương tác sâu hơn với các thông báo được cá nhân hoá

Tin nhắn thông báo Marketing Message giúp nhà bán hàng dễ dàng gửi tin nhắn tuỳ chỉnh vào đúng thời điểm, từ tin nhắn tập trung chuyển đổi (như thông báo bán hàng, cập nhật ưu đãi, sản phẩm mới...) đến nội dung thúc đẩy mức độ tương tác (tương tự các bản tin cập nhật). Với tin nhắn Marketing Message, doanh nghiệp có thể:

  • Gửi thông báo tuỳ chỉnh và kịp thời để thúc đẩy hành động: Doanh nghiệp có thể tạo các tin nhắn cá nhân hoá về chủ đề mình chọn (ví dụ, cửa hàng giày thể thao có thể thông báo cho khách bộ sưu tập giày chạy bộ mới về và ưu đãi cho khách hàng đặt trước sản phẩm) để tin nhắn thu hút khách hàng hiệu quả hơn, đồng thời đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Một số mục đích có thể cân nhắn khi sử dụng Tin nhắn Marketing Message:
  1. Khám phá: Đề xuất khám phá sản phẩm, các thông điệp truyền cảm hứng, các bản tin sáng tạo
  2. Cân nhắc: Thông báo về tính năng sản phẩm, tin tức hậu trường, thông báo chào mời khách quay lại mua hàng và đề xuất sản phẩm dựa trên các lượt mua trước đây
  3. Chuyển đổi: Gửi các mã giảm giá, ưu đãi thành viên, các phần thưởng dành cho khách hàng thân thiết hoặc ưu đãi độc quyền cho đối tác
  4. Tương tác: Chia sẻ các bí quyết sử dụng sản phẩm, bản tin cộng đồng, lời nhắc/ lời mời tham gia sự kiện sắp tới
  • Tạo sự hiện diện trong suốt hành trình khách hàng: Doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để tiếp cận khách hàng vào bất cứ giai đoạn nào trong hành trình mua hàng. Đặc biệt với những doanh nghiệp có hành trình khách hàng dài hơi, cần nhiều thời gian để tư vấn và tìm hiểu sản phẩm, tin nhắn Marketing Message sẽ giúp bạn luôn có cơ hội xuất hiện trong tâm trí khách hàng. 
     
  • Thắt chặt mối quan hệ khách hàng bắt đầu từ những tin nhắn: Để đảm bảo mang lại trải nghiệm chất lượng cao, khách hàng sẽ được biết trước chủ đề cũng như tần suất nhận thông báo và phải đồng ý chọn nhận thì doanh nghiệp mới có thể gửi các tin nhắn tiếp theo cho khách hàng. Bên cạnh đó, Meta cũng cho phép khách hàng tuỳ chọn bỏ nhận thông báo để tránh nhận những nội dung không mong muốn.

Hiện tại các nhà bán hàng đã dễ dàng cài đặt các chủ đề và nội dung tin nhắn nhắn thông báo định kỳ ngay trên hệ thống Botcake.

Để biết các cài đặt chi tiết, vui lòng xem tại: https://docs.botcake.io/cau-hinh/marketing-messages-mm-tin-nhan-marketing

Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể sử dụng Tin nhắn thông báo định kỳ để thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân khách hàng.

Cập nhật chương trình quà tặng và khuyến mãi

Tin nhắn thông báo định kỳ có thể được sử dụng để gợi ý các chương trình khuyến mãi cũng như hoạt động tặng thưởng cho những khách hàng thân thiết và tạo cơ hội mua hàng sớm với giá hời khi ra mắt các dòng sản phẩm mới.

Ví dụ, thương hiệu FMCG hàng đầu thế giới, Cello Cheese đã gửi tin nhắn tự động đến những khách hàng tương tác dưới bài đăng quảng cáo, cảm ơn khách hàng vì đã để lại đánh giá về sản phẩm và hỏi xem họ có muốn nhận được các thông báo về quà tặng trong tương lại không, từ đó tăng tỷ lệ khách hàng phản hồi trên Messenger lên tới 74%.

Cập nhật danh mục sản phẩm

Khách hàng có thể chọn tham gia để nhận thông báo khi sản phẩm có hàng trở lại hoặc một bộ sưu tập mới được tung ra. Một ví dụ phổ biến là nhãn hàng có thể in mã QR được đặt trên bao bì sản phẩm và nhắc mọi người bỏ phiếu cho hương vị mà họ yêu thích. Sau khi khách hàng đưa ra bình chọn, tin nhắn tiếp theo sẽ được gửi để nhắc nhở khách hàng đăng ký cập nhật thêm về thông tin sản phẩm.

Thông báo sự kiện

Tin nhắn thông báo định kỳ cũng cho phép doanh nghiệp gửi các tin nhắn dành cho khách tham dự sự kiện. Ví dụ, bạn có thể gửi tin nhắn hàng ngày cho những khán giả đang tham dự một chuỗi sự kiện kéo dài theo tuần/ tháng hoặc cập nhật lịch chiếu các trận bóng trực tiếp trong suốt một mùa giải và thông tin tổng kết sau giải đấu. Các chương trình truyền hình, sự kiện âm nhạc, lễ hội ẩm thực... đều có thể sử dụng Tin nhắn thông báo để quảng bá sự kiện của mình, từ đó giúp tăng mức độ quan tâm và tăng số lượng khách hàng quay lại.

Kết

Tin nhắn thông báo Marketing Message cho phép các doanh nghiệp tương tác lại với khách hàng Messenger theo đúng chính sách của Meta. Khách hàng có thể chủ động nhận các thông tin cập nhật về các chủ đề mà họ quan tâm và doanh nghiệp có thể tạo ra các kết nối ý nghĩa trên quy mô lớn để thúc đẩy khách hàng hành động. 

Mục đích của những tương tác này là giúp tạo ra các phân khúc khách hàng theo nhu cầu và dựa trên các tệp khách hàng này để gửi các nội dung tiếp thị phù hợp, mang lại kết quả nhanh hơn bằng cách rút ngắn thời gian tạo ra chuyển đổi. Quy trình này cũng hoàn toàn được gửi tự động để hỗ trợ các nhà bán hàng tối ưu quy trình vận hành của mình.