CGO (Chief Growth Officer): Tối đa hoá tăng trưởng cho doanh nghiệp
CGO là một công việc mới hiện nay đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng cũng đi kèm với những ưu đãi hấp dẫn. Vậy CGO là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CGO là gì, vai trò của CGO và giải đáp một số thắc mắc điển hình liên quan đến công việc này.
1. CGO là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CGO là gì? CGO viết tắt của Chief Growth Officer là vị trí Giám đốc tăng trưởng tăng trưởng trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của người làm CGO là đề ra mục tiêu tăng trưởng và giám sát việc thực hiện mục tiêu đó:
- CGO có nhiệm vụ tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo một kế hoạch phát triển lâu dài và thống nhất.
- CGO có trách nhiệm vạch ra các chiến lược phát triển kinh doanh giúp công ty tăng trưởng theo đúng mục tiêu đề ra trong dài hạn.
- Hiệu quả làm việc của các CGO đo lường bằng doanh thu hoặc tăng trưởng về số lượng khách hàng.
CGO là gì?
2. Vai trò của CGO trong doanh nghiệp
Trong phần trước chúng ta đã biết được vị trí CGO là gì, trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của CGO trong hoạt động của doanh nghiệp.
CGO có vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng đột phá
Để đạt được mức tăng trưởng đột phá, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới, toàn diện và nhanh chóng trên toàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các CGO liên quan đến các hoạt động kinh doanh và phát triển, bán hàng, tiếp thị và công nghệ thông tin. Các CGO cần quan sát, nghiên cứu, từ đó đưa ra được định hướng phát triển phù hợp và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của CGO trải dài từ động thái thị trường, phản hồi và nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng tiêu dùng. Những thông tin này ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, CGO sẽ giúp cải tiến bộ máy, sắp xếp lại quy trình hoạt động và phát triển của các phòng ban nhằm tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tối ưu hóa nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp giúp phát triển công ty trong tương lai.
3. Vì sao phải cần có CGO?
Có thể chúng ta đều biết CEO là người đứng đầu công ty và chịu trách nhiệm về tất cả các mảng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần có vị trí CGO để giúp CEO giảm bớt gánh nặng công việc.
Vì sao doanh nghiệp cần vị trí CGO?
Vị trí này đặc biệt cần với các doanh nghiệp lớn. Các CGO sẽ giúp đề ra chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp, và giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.
Một CGO giỏi thường cần có những năng lực và kỹ năng như một CEO, cộng thêm với sự nhạy bén để có thể phát hiện những cơ hội kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Những tố chất này giúp họ trở nên linh hoạt hơn và có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực và đưa ra các chiến lược cụ thể giúp tạo ra tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp.
Do công việc CEO trải đều trên nhiều mảng, việc bổ sung thêm vị trí CGO sẽ giúp giảm tải công việc cho CEO và cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển bứt phá hơn khi có người tập trung chuyên môn hóa vào phát triển doanh nghiệp.
4. Xu hướng thay CMO bằng CGO: Thách thức mới cho các giám đốc tiếp thị
Gần đây, thương hiệu nổi tiếng Coca-Cola vừa đưa ra quyết định loại bỏ vị trí giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer – CMO) trong sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp mình. Cựu CMO của Coca-Cola là Marco de Quinto đã chính thức nghỉ hưu sau 35 năm đồng hành cùng Coca.
Coca Cola đã thay thế vị trí CMO bằng CGO
Sau khi Marco de Quinto nghỉ, Coca-Cola đã không tuyển người thay thế cho ông mà tạo ra một chức danh mới kết hợp cả hai mảng thương mại và tiếp thị – CGO và do Francisco Crespo nắm giữ. Coca-Cola cho biết, đây là một phàn trong kế hoạch thay đổi tổ chức của mình nhằm hướng doanh nghiệp đến với những bước đột phá mới trong tương lai. Mặc dù, Coca-Cola không đổ lỗi cho cựu CMO về sự sụt giảm doanh thu đáng thất vọng (từ 48 tỉ USD năm 2012 xuống còn 44,3 tỉ USD năm 2016) nhưng một số chuyên gia cho rằng, chính tình trạng này đã khiến Coca thay đổi cơ cấu tổ chức.
Theo Sam Melnick, Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị của Allocadia, đã đưa ra lời cảnh báo về những thách thức mà các CMO đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay.
4.1. Mức độ an toàn công việc đang bị đe dọa
Coca-Cola không phải là doanh nghiệp duy nhất loại bỏ vị trí CMO ra khỏi cấu trúc bộ máy quản lý. Từ nhiều năm trước, đã có rất nhiều doanh nghiệp FMCG đình đám đưa ra quyết định tương tự như Colgate-Palmolive, Coty và Mondelez. Theo Forrester Research, năm 2017 dự kiến có khoảng 30% công ty sẽ sa thải vị trí CMO vì lý do các doanh nghiệp cho rằng những người đang nắm giữ chức vụ này không có đủ những khả năng cần thiết để đưa ra những bứt phá ngoạn mục cho doanh nghiệp.
Trung bình một CMO ở Mỹ sẽ giữ vị trí trong khoảng 4,1 năm, chỉ bằng một nửa so với vị trí giám đốc điều hành (CEO) và thuộc nhóm có thâm niên thấp nhất hiện nay. Thêm vào đó, CMO cũng gặp nhiều rủi ro khi luôn là người chịu trách nhiệm cao nhất nếu như kỳ vọng tăng trưởng của công ty không đạt được.
4.2. Ngân sách tiếp thị đang bị “soi” kỹ
Ngân sách dành cho các hoạt động marketing và quảng cáo vẫn đang tăng đều đặn trong vài năm trở lại đây và thường chiếm khoảng 12% doanh thu của các công ty. Tuy nhiên, dưới nhiều áp lực kinh doanh, cộng thêm những khó khăn về tài chính do tình hình thế giới biến động, nên khoản đầu tư này luôn bị các công ty “soi” rất kỹ. CMO phải chứng minh được tính hiệu quả của việc sử dụng những khoản ngân sách này bằng kết quả cụ thể.
4.3. Các giám đốc tiếp thị cần thay đổi quan niệm về vai trò của mình
Trước đây, bộ phận marketing luôn là “trung tâm chi phí” của một doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tiếp thị thường được cho là những hoạt động tốn kém nhiều chi phí nhưng không mang lại kết quả trực tiếp. Tuy nhiên, theo Melnick, các CMO nay cần phải thay đổi quan niệm cũ này và chủ động hơn tìm ra các cách tăng trưởng rõ ràng, lấy được chỗ đứng trong công ty.
4.4. Suy nghĩ như chủ doanh nghiệp
Theo Melnick, để giữ được vị trí của mình, các CMO nên tổ chức hoạt động marketing theo góc nhìn của một chủ doanh nghiệp. Trong đó, CMO cần giữ kỷ luật về các khoản chi phí đầu tư, cân nhắc đến hiệu quả để đưa ra chiến lược hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ngoài ra, các CMO nên nhạy bén hơn để đưa ra những đổi mới cần thiết để đảm bảo tối ưu về chi phí và kết quả mang lại.
4.5. Gắn kết hoạt động tiếp thị với hoạt động tạo ra doanh thu
Để đảm bảo đầu ra tốt nhất, các nhà tiếp thị cần gắn chặt kế hoạch marketing với những hoạt động khác trong doanh nghiệp. Trong đó cần chú trọng nhất ba câu hỏi sau:
- Mục tiêu cụ thể của từng chiến dịch là gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy?
- Cần phân bổ ngân sách sao cho hiệu quả?
- Kết quả cần đạt được là gì và đo lường những kết quả ấy như thế nào?
Đảm bảo những yếu tố trên, các CMO sẽ có chứng minh được hiệu quả công việc của mình trước xu hướng thay đổi cơ cấu tổ chức mới này.
Sự phát triển của CGO đã mang đến những cơ hội việc làm mới hấp dẫn. Bài viết đã giới thiệu cgo là gì và vai trò chính của cgo trong doanh nghiệp.
Nguồn: SO9.VN