Internal Link Là Gì? Cách Áp Dụng Topic Clusters Trong SEO Tổng Thể
Trong video lần này mình sẽ giới thiệu cho các bạn về internal link trong onpage SEO, cũng như cách áp dụng mô hình topic cluster vào chiến lược internal link cho website làm thế nào cho hiệu quả.
Phần 1: Internal link là gì? Lợi ích của liên kết nội trong website
Internal link còn được biết là liên kết nội bộ, giúp liên kết giữa trang này với trang khác trên cùng một tên miền (domain), hiểu đơn giản hơn là liên kết nội giống như mạch máu trong cơ thể giúp truyền tải sức mạnh đến mọi nơi trong trang web. Ngoài ra còn một dạng liên kết khác là External Link mình sẽ đề cập trong những video sau.
Có 2 dạng liên kết nội
- Dạng 1: Navigational internal link là những dạng liên kết trên menu, sidebar và footer.
- Dạng 2: Contextual internal link đây là dạng liên kết chúng ta tạo ra trong bài biết hay còn gọi là liên kết dạng ngữ cảnh.
5 Lợi ích giúp cho các bạn cải thiện chất lượng website khi triển khai internal link
- Giúp điều hướng trải nghiệm người dùng, website tăng được time-onsite, traffic, giảm tỉ lệ thoát (Outbound-rate).
- Cải thiện cấu trúc website bền vững.
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng (Conversion-rate) tùy thuộc vào trang web của bạn có thể là cuộc gọi hoặc là lượt đăng ký.
- Giúp google dễ dàng thu thập dữ liệu trên website. Thông qua việc bot Google sẽ đọc toàn bộ nội dung trên trang web và đi theo những liên kết nội đến những trang khác, từ đó truyền tải được sức mạnh thông qua những internal link.
- Nhấn mạnh các từ khóa đang cần SEO thông qua các liên kết nội đến những bài viết liên quan.
Những dạng liên kết cần có trong bài viết
Thứ nhất là những liên kết theo dạng định nghĩa.
Ví dụ: Khi các bạn làm về dịch vụ chuyển phát nhanh, trong bài viết có đề cập đến thuật ngữ COD, các bạn có thể viết 1 bài chi tiết về Ship COD là gì, sau đó các bạn có thể liên kết đến bài này. Nó sẽ giúp cho người dùng hiểu được hơn về thuật ngữ chuyên ngành khi mà các bạn viết bài.
Thứ hai là liên kết đến những bài viết liên quan, trang sản phẩm mà bạn muốn điều hướng người dùng mua hàng hoặc những landing page về dịch vụ và sản phẩm.
Thứ ba là liên kết về trang chủ giúp nhấn mạnh được thương hiệu của bạn. Các bạn cần lưu ý là nên liên kết về trang chủ vì đây là trang thường sẽ nhận được nhiều liên kết nội cũng như là liên kết ngoại, điều này giúp cân bằng được sức mạnh toàn site.
Phần 2: Mô hình Topic Cluster (Cụm chủ đề)
Hay còn được gọi là kỹ thuật Pillar content & Cluster Content. Hiểu đơn giản là các bạn xây dựng cụm chủ đề cho một nội dung nào đó, bao gồm 1 bài viết chính là pillar content và các bài viết phụ xung quanh là cluster content.
Ví dụ: Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ, khi triển khai các bạn xây dựng 1 nội dung landingpage chính là gửi hàng đi Mỹ. Nội dung này sẽ giúp giới thiệu tổng quát những vấn đề liên quan dịch vụ gửi hàng đi Mỹ, Sau đó các bạn sẽ phân tích những cụm chủ đề liên quan ví dụ như kinh nghiệm gửi hàng đi Mỹ, thời gian, tư vấn, báo giá... thì các bạn có thể viết ra những bài viết chi tiết, sau đó liên kết các bài viết đó với nhau và liên kết bài viết đó về landing page chính, mục đích sẽ xây dựng được cụm chủ đề cho dịch vụ gửi hàng đi Mỹ.
Phần 3: Lợi ích của việc áp dụng mô hình Topic Cluster
Đầu tiên khi các bạn áp dụng liên kết nội vào mô hình topic cluster sẽ giúp các bạn tăng được giá trị website nâng cao được tính thẩm quyền. Phần này mình đã có đề cập ở video trước về tiêu chuẩn E-A-T các bạn có thể xem lại video TẠI ĐÂY.
Thứ hai sẽ giúp cho các bạn cải thiện được những từ khóa có mức độ cạnh tranh cao, khi các bạn áp dụng mô hình topic cluster trước tiên nó sẽ lên Top những từ khóa phụ và từ những từ khóa phụ nó sẽ truyền sức mạnh đến từ khóa chính, nó sẽ giúp kéo được từ khóa chính lên Top.
Cuối cùng là cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi khách hàng, thông qua việc các bạn để lại form đăng ký bên dưới những nội dung phụ hoặc các bạn có thể điều hướng khách hàng đến landing page chính để tăng được chuyển đổi.
Đó là những vấn đề mình muốn chia sẻ trong video này, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể để lại comment phí bên dưới, đừng quên đăng ký kênh mình để theo dõi những video tiếp theo, bây giờ thì mình xin chào và hẹn gặp lại.