Chiến lược Marketing của Bibica – Thương hiệu bánh kẹo phủ sóng cả nước

Bibica là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bánh kẹo Việt Nam với lượng lớn thị phần mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Chiến lược Marketing của Bibica rất thành công và đã đưa họ vượt qua các đối thủ khác như Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị… trở thành thương hiệu bánh kẹo “phủ sóng” khắp cả nước và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Cùng MISA AMIS tìm hiểu xem Bibica đã làm gì để có được thành công như ngày hôm nay nhé!

I. Giới thiệu tổng quan về Bibica

Bibica là doanh nghiệp được chính thức thành lập vào ngày 16/ 1/ 1999 từ việc cổ phần hoá ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà.

Sau 20 năm phát triển, Bibica đã trở thành một trong những “tượng đài” bánh kẹo khó thay thế ở Việt Nam được tiêu dùng ở mọi tầng lớp yêu thích. Ngoài bánh kẹo, Bibica còn đầu tư sản xuất, phát triển các dòng sản phẩm được người dùng yêu thích như snack, socola, bột ngũ cốc, các sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng đặc biệt như trẻ em, bà bầu, người ăn kiêng, bị bệnh tiểu đường…

Bánh kẹo Bibica hiện nay đã có mặt trong hơn 600 cửa hàng, siêu thị, có 120 nhà phân phối chính thức với hơn 100.000 điểm bán trải dài từ Bắc vào Nam. Chưa dừng lại ở đó, Bibica còn vượt ra ngoài biên giới, có mặt ở 21 quốc gia, trong đó có các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Mỹ, Cuba…

giới thiệu tổng quan chiến lược marketing của bibica

Giới thiệu tổng quan chiến lược Marketing của Bibica

Năm 1996, để đa dạng hoá sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm bánh ngọt, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Bibica tập trung tại các phân khúc thị trường có dân số đông và nhu cầu chi tiêu mức khá trở lên. Các sản phẩm thường xuyên được cung cấp ra thị trường gồm có bánh bông lan, Biscuits and Cookies, bột ngũ cốc dinh dưỡng… Bên cạnh đó còn có các sản phẩm tập trung sản xuất theo mùa vụ như bánh trung thu hay socola.

Các đối thủ cạnh tranh với Bibica tại thị trường Việt Nam có thể kể đến những cái tên như Kinh Đô, Hữu Nghị… và một số các thương hiệu nước ngoài đang ngày càng phát triển và “đe dọa” tới thị phần của Bibica. Tuy nhiên với chiến lược Marketing của Bibica vẫn được coi là điểm mạnh để thương hiệu này dành lại thị phần và vị trí như hiện nay tại thị trường Việt Nam.

 

II. Phân tích mô hình SWOT của Bibica

1. Điểm mạnh của Bibica (Strengths)

  • Bibica là thương hiệu Việt và luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao kể từ năm 1997.
  • Là một trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam với doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước hàng năm chiếm 96% – 97% trên tổng doanh thu của công ty.
  • Sở hữu một lượng lớn các nhà phân phối tại các khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và cả các nhà phân phối tại miền Bắc.
  • Liên tục cải tiến nhằm đưa ra các sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu và vừa túi tiền của người Việt.

2. Điểm yếu của Bibica (Weaknesses)

  • Sản phẩm của Bibica không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
  • Chi phí nguyên vật liệu bị tác động khi tỷ giá biến động do phải nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Công ty chỉ tập trung phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước mà chưa chú trọng việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên đáng kể thể hiện qua mức tăng trưởng từ 7 – 8%/ năm trong vài năm trở lại đây.
  • Sau đại dịch COVID-19, ngành Food (thực phẩm – PV) là ngành có sự ổn định so với các ngành khác.

chiến lược marketing của bibica

Cơ hội phát triển chiến lược marketing của Bibica

4. Thách thức (Threats)

  • Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA.
  • Khi những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu chính thức có hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào.
  • Một số mặt hàng nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước chưa thể tự sản xuất (chiếm 30% thị phần).
  • Trong nước, Bibica chịu sự cạnh tranh từ các công ty Việt như Kinh Đô, công ty bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu đều đang có những phát triển đáng kể trong ngành.

III. Phân tích chiến lược Marketing của Bibica chi tiết

1. Triết lý kinh doanh của Bibica

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, triết lý kinh doanh của Bibica là: “cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tới khách hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích của khách hàng.”

Công ty luôn không ngừng cải tiến công tác quản lý, giảm chi phí, tối ưu quy trình sản xuất để giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.

Tuân thủ các quy định của nhà nước và đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Là công ty có trách nhiệm với xã hội, có những đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Bibica

Bibica có mục tiêu mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao công nghệ.

Thực phẩm dinh dưỡng gồm: thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng sẽ trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica trong những năm tới. Cụ thể mục tiêu đưa doanh thu nhóm sản phẩm này tăng trưởng lên 150%.

Củng cố và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm:

  • Thị phần nội địa: mỗi năm tăng 3 – 5% thị phần bánh kẹo so với năm trước.
  • Phát triển điểm bán lẻ: hiện nay mới chỉ có 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm của Bibica.
  • Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối, phát triển thị trường tới những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối.

Phát triển thị trường xuất khẩu: Philippines, Bangladesh, Cambodia, Taiwan, Japan, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Thailand, Reunion, Laos, các nước Trung Đông, Châu Phi doanh số xuất khẩu: 1,5 triệu USD .

3. Lợi thế cạnh tranh của Bibica 

Bibica sở hữu 3 nhà máy lớn đặt lần lượt tại các tỉnh thành là Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội. Cùng với đó là 10 dây chuyền sản xuất bánh kẹo với công nghệ hiện đại có khả năng cung ứng đến 70 tấn bánh kẹo mỗi ngày.

Hệ thống an toàn, bảo mật thông tin được đầu tư và nâng cấp liên tục giúp bảo vệ tối ưu cho hoạt động của toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn cho các thiết bị, nhất là khi xảy ra sự cố mất điện, cháy nổ.

Nguồn nhân lực cũng được Bibica chú trọng đầu tư giúp các hoạt động sản xuất, quản lý, phân phối sản phẩm hiệu quả hơn.

lợi thế cạnh tranh của bibica

Lợi thế cạnh tranh của Bibica

4. Phạm vi chiến lược kinh doanh của Bibica

  • Mở rộng thị trường

Dựa vào lợi thế thương hiệu Bibica đã có chỗ đứng trên thị trường, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, dây chuyền sản xuất hiện đại và nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, ban lãnh đạo Công ty Bibica phải tìm ra nhiều biện pháp để mở rộng hơn nữa thị trường đầy tiềm năng ở trong nước và tìm kiếm thêm những thị trường mới ở nước ngoài, bên cạnh đó công ty nhận thấy được rằng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định thì công ty nên tiếp tục tập trung những biện pháp thực hiện chiến lược phục vụ thị trường cũ để giữ vững thị phần của mình.

  • Phát triển sản phẩm

Tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực, vốn, dây chuyền hiện đại, cùng với đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Công ty Cổ phần Bibica đã kết hợp nguồn lực mình sẵn có với cơ hội bên ngoài (nhu cầu, thị hiếu,…) và nguồn nguyên vật liệu dồi dào, để cải tiến sản phẩm, nghiên cứu tìm ra những sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.

  • Cung ứng nguyên liệu

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn có sẵn để phục vụ cho sản xuất, Bibica đã hợp tác cố định và lâu dài với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Các hợp đồng dài hạn, những hỗ trợ về tài chính luôn được Bibica kịp thời hỗ trợ các nhà cung cấp của mình, mối quan hệ hợp tác này đang ngày càng khăng khít hơn.

  • Hợp tác, phát triển thương hiệu

Kinh tế hội nhập cũng là thời điểm nhiều tập đoàn Công ty bánh kẹo lớn thâm nhập vào Việt Nam, làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Do đó Bibica và các công ty trong nước đã đồng lòng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn cùng nhau vượt qua những khó khăn khi cần thiết.

5. Hoạt động chiến lược kinh doanh của Bibica

  • Khai thác Insight của khách hàng Việt “đồ ăn sức khỏe”

Bên cạnh các sản phẩm đã đi vào tiềm thức của người tiêu dùng như: socola, các loại kẹo có giá trị thấp, Biscuits and Cookies, thì Bibica cũng tập trung đầu tư, nghiên cứu ra những sản phẩm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngàn. Chiến lược này đã được Bibica hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra đời các dòng sản phẩm chuyên dùng cho các đối tượng có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Mặc dù là dòng sản phẩm chiếm thị phần nhỏ nhưng tỷ lệ doanh thu lại lớn bới tính đặc thù và riêng biệt của nó.

Ngoài ra, vào các dịp lễ: lễ tình nhân, ngày phụ nữ, lễ Trung thu, dịp Tết… Bibica cũng liên tục tung ra những sản phẩm chỉ phục vụ trong thời gian ngắn diễn ra ngày lễ mà thôi, tạo cảm giác mới mẻ cho lựa chọn của khách hàng mục tiêu. Bibica khẳng định luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng vào bất kể dịp kỷ niệm, đặc biệt nào.

  • Hoạt động quảng cáo được đẩy mạnh

Hoạt động quảng cáo là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong các chiến lược Marketing của Bibica. Các chiến dịch giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi được người tiêu dùng nhận biết và đánh giá cao với sự xuất hiện của thương hiệu trên các đài truyền hình trên cả nước như: VTV, VTC và các đài địa phương.

Vào các dịp lễ, Tết, các chương trình phóng sự hay phim tài liệu giới thiệu về công ty góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Ngoài ra, Bibica còn hợp tác quảng cáo với nhiều hình thức khác như: báo, radio, tạp chí, Billboard…

Các hoạt động quảng cáo trên Social Media cũng là hình thức được ưa chuộng trong việc quảng bá sản phẩm của Bibica.

V. Tổng kết

Bibica là một doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu vững chắc tại thị trường bánh kẹo trong nước. Chiến lược Marketing của Bibica đã giúp họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.