Năng lực con người trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ
Năng lực công nghệ là yếu tố tiên quyết tạo nên sản phẩm số hiệu quả và đem lại tác động tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sản phẩm số mang trải nghiệm tối ưu và thoả mãn người dùng, chỉ riêng năng lực công nghệ là chưa đủ.
Trải qua 8 năm kinh nghiệm phát triển hơn 120 sản phẩm số, song song với việc tập trung áp dụng và cập nhật những phương pháp, nền tảng công nghệ tân tiến, GEEK Up luôn chú trọng vào phát triển năng lực con người và kết hợp hai yếu tố này để tạo nên những “Impactful Product”.
1. Xây dựng sản phẩm số: Kỹ năng công nghệ thôi đã đủ?
Hơn hai thập kỷ trước đây, khi ngành công nghệ thông tin Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, việc xây dựng và phát triển các năng lực công nghệ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển các ứng dụng phần mềm. Vào năm 2017, A.T Kearney thống kê Việt Nam nằm trong Top 5 điểm đến hấp dẫn nhất cho Dịch vụ Gia công CNTT. Lúc này, kỹ năng công nghệ tại Việt Nam đã được nâng cao và đạt chuẩn quốc tế. Điều này dẫn đến một thực tế là các sản phẩm công nghệ dần trở nên phổ biến và kỹ năng công nghệ dần trở thành yếu tố bắt buộc phải có, song không còn là duy nhất.
Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, trải nghiệm người dùng đã trở thành một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những năng lực khác chứ không đơn thuần là kỹ năng lập trình. Theo đó, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở nhu cầu tìm kiếm một Outsourcing Provider đơn thuần có khả năng phát triển sản phẩm số theo các yêu cầu rõ ràng từ đầu, mà hướng đến việc tìm các đối tác đồng hành có năng lực tạo nên những sản phẩm số tạo tác động tích cực, mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bắt kịp xu thế đó, theo các chuyên gia tại GEEK Up, các đơn vị phát triển sản phẩm số ngày nay sẽ cần hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Product Solution: Năng lực hiểu nhu cầu và hoàn cảnh của doanh nghiệp để tìm kiếm và tư vấn các giải pháp phù hợp.
- Product Expertise: Năng lực chuyên môn để xây dựng được sản phẩm số có thể (1) giúp giải quyết bài toán cho doanh nghiệp ngay cả khi bài toán ấy còn chưa rõ ràng và mơ hồ, (2) khiến người dùng cuối cảm thấy thích thú khi sử dụng và tạo động cơ để quay trở lại với doanh nghiệp, và (3) tích hợp công nghệ tối ưu, giúp doanh nghiệp dễ vận hành và nâng cấp.
- Product Mindset: Sự quan tâm của từng thành viên về những quyết định đưa ra trong quá trình làm việc sao cho sản phẩm số mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Và Product Partner chính là như vậy! Không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâu lên ý tưởng đến khi sản phẩm số được đưa vào hoạt động và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp mà một Product Partner như GEEK Up cần đặt trọng tâm vào những sản phẩm được phát triển dựa trên sự thấu hiểu người dùng và áp dụng công nghệ phù hợp, khả thi về mặt vận hành, song song với việc nâng cao năng lực công nghệ của đội ngũ trong nhà. Với triết lý “Impactful Product”, GEEK Up giúp các đối tác doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc đem lại giá trị và trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
2. Năng lực con người trong xây dựng số: Khi “may đo trải nghiệm số” là ưu tiên hàng đầu
Vậy năng lực con người được thể hiện thế nào qua 3 nhóm năng lực của một Product Partner?
Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp sẽ có đề toán khác nhau cần giải tương ứng với hoàn cảnh của mình, nên Product Partner cần có đa dạng các Product Solution để có thể hiểu nhanh vấn đề và đề xuất giải pháp phù hợp. Để làm được điều này, đội ngũ làm sản phẩm cần có năng lực thấu hiểu và phân tích tổng quan chung về ngành, thấu hiểu mô hình kinh doanh cũng như bộ máy vận hành của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc xây dựng sản phẩm số trong thời đại mà tạo ra trải nghiệm liên tục và không gián đoạn thì quan trọng hơn tính năng là vô cùng thử thách. Điều này đòi hỏi đội ngũ Product Partner cần có năng lực phân tích tốt, khả năng thu thập dữ liệu và thấu hiểu người dùng để thiết kế trải nghiệm trọn vẹn. Không những vậy, đội ngũ cũng cần có khả năng lập trình tương ứng với trải nghiệm tối ưu mà doanh nghiệp yêu cầu. Đến đây, thách thức đặt ra cho Product Partner là xây dựng được các năng lực kể trên và kết nối chúng lại để tạo ra sản phẩm số chất lượng.
Yếu tố sau cùng là Product Mindset, liên quan đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Như tại GEEK Up, mục tiêu xây dựng sản phẩm số nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của doanh nghiệp được hình thành bởi đội ngũ Founder từ những ngày đầu thành lập. Tinh thần này ngày một lớn mạnh, thấm nhuần vào văn hoá doanh nghiệp. Nhờ đó, một cách tự nhiên, đội ngũ khi xây dựng các sản phẩm số sẽ nghĩ đến việc chúng có mang lại giá trị cho doanh nghiệp không. Tiếp đến, GEEK Up được vận hành theo cấu trúc Agile. Thay vì có một nhân sự quản lý dự án, tất cả thành viên tại GEEK Up đều được trang bị kỹ năng tự quản lý và có tinh thần tự chủ cao trong công việc của mình và dự án liên quan, không giới hạn chỉ với đội ngũ làm sản phẩm. Thêm vào đó, mô hình tổ chức phẳng (Flat Organization) tại GEEK Up cũng giúp thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành viên cấp cao vào tất cả dự án, tạo nên sự hợp tác chặt chẽ với những quyết định được đưa ra kịp thời, đảm bảo tiến độ phát triển sản phẩm và mang lại kết quả đạt tiêu chuẩn cao. Và với tư duy như vậy, GEEK Up phối hợp sát sao cùng đối tác trong mọi giai đoạn của hành trình phát triển sản phẩm cũng như mọi khía cạnh của dự án từ chi phí, phạm vi, thời gian và thành phẩm phù hợp.
3. Sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và năng lực con người
Để một sản phẩm số tạo tác động tích cực cho cả người dùng và doanh nghiệp, cần có sự kết hợp hài hoà giữa cả 2 nhóm năng lực: công nghệ và con người. Sản phẩm không thể đi vào hoạt động nếu như thiếu đi các kỹ năng công nghệ. Và để thoả mãn nhu cầu người dùng cũng như tạo kết quả ấn tượng cho doanh nghiệp, sản phẩm cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu khách hàng và hoàn cảnh doanh nghiệp.
Với sự kết hợp và cân bằng hai năng lực: công nghệ và con người, GEEK Up đã cùng nhiều đối tác doanh nghiệp phát triển nhiều sản phẩm số tạo tác động. Trong đó có thể kể đến một số sản phẩm và dự án nổi bật như:
- Funding Societies – Nền tảng tài chính số có sứ mệnh kết nối nhà đầu tư với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn dưới 1 triệu USD
- Mocha – Siêu ứng dụng giải trí của Viettel
- d2o – Hệ thống quản lý hiệu suất dành riêng cho các chuỗi hospitality lớn trên thế giới
- The Coffee House – Nền tảng loyalty platform đầu tiên cho chuỗi cafe tại Việt Nam
- TPBank – Dự án thiết kế trải nghiệm “Wow” đồng nhất trên hệ sinh thái ứng dụng TPBank thông qua hệ thống quy chuẩn thiết kế đồng nhất
- Waitrr – Nền tảng mobile payment & order tạo bước ngoặt lớn cho thị trường F&B tại Singapore, cùng nhiều ứng dụng công nghệ tạo tác động tích cực khác
Thành công của những dự án và các sản phẩm số này đều đến từ năng lực công nghệ với chuyên môn thành thạo kết hợp với năng lực con người trong việc kiến tạo nên những trải nghiệm số thấu hiểu cùng sự song hành xuyên suốt của GEEK Up. Đặc biệt là các siêu ứng dụng hoặc ứng dụng nằm trong một hệ sinh thái lớn, đòi hỏi những trải nghiệm liền mạch, đồng bộ và tích hợp trơn tru với cả hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Đó cũng là minh chứng cho thấy khả năng công nghệ thôi là chưa đủ nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một sản phẩm số tạo tác động tích cực và mang lại giá trị cho người dùng lẫn doanh nghiệp.
Liên hệ với GEEK Up nếu bạn cần được tư vấn cho giải pháp xây dựng sản phẩm số từ đối tác đáng tin cậy, có chuyên môn về thiết kế UX/UI sản phẩm.
- Hotline: +84 93 500 3830
- Email: [email protected]
* Nguồn: GEEK Up