Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Sử dụng KOC review là hình thức marketing rất được ưa chuộng hiện nay của nhiều nhãn hàng ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, rủi ro bùng clip, trễ hẹn từ KOC thường xuyên lặp đi lặp lại khi doanh nghiệp tự làm việc trực tiếp với KOC

 

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

 

Từ không cam kết timeline đến xóa bài đăng sau khi nhận thanh toán, thậm chí bùng kèo

Anh Bảo Hưng (30 tuổi) - chủ một nhà hàng hải sản tại TP. Hồ Chí Minh lắc đầu ngao ngán mỗi khi nhắc về trải nghiệm “đau thương”. Anh đã từng phải bỏ ra gần 6 triệu đồng để book bạn reviewer nhưng gần 2 tháng sau vẫn không thấy clip đâu.

Anh Hưng chia sẻ thêm: “Trước khi làm việc, tôi và bạn KOC đã thống nhất thời gian đăng video. Nhưng trên thực tế, gần 2 tháng sau, bạn vẫn chưa trả sản phẩm, chúng tôi cứ phải đi theo để hối thúc. Thực sự rất mất thời gian và làm lỡ dở chiến dịch marketing của quán”

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Thị trường food reviewer cực kỳ sôi động nhưng có chắc là ai cũng có tâm?

Trường hợp KOC hủy hợp đồng vào sát ngày triển khai chiến dịch cũng không còn quá xa lạ với nhiều nhãn hàng. Theo lời Quỳnh Anh - nhân viên marketing của một cửa hàng thời trang tại Hà Nội, đã từng có KOC lấy lý do hủy hợp đồng sát giờ là không mặc hợp sản phẩm của shop trong khi trước đó đã thử và còn nhờ shop đổi lại kích cỡ phù hợp dáng người. 

“Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì đâu mà bạn ấy lại hủy hợp đồng vào phút chót chỉ với 1 tin nhắn. Dù đã đền hợp đồng nhưng tiến độ công việc của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi còn bị sếp đánh giá là làm việc không hiệu quả dù đã tìm người thay thế” - Quỳnh Anh bức xúc.

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Mảng làm đẹp và thời trang đang sử dụng triệt để kênh influencer marketing

Một trường hợp khác còn “gây sốc” hơn xảy ra với Đại Dương - chủ một quán cà phê tại Đà Lạt khiến anh phải nhận định: “Rất nhiều reviewer làm việc thiếu chuyên nghiệp”. Cụ thể, Dương có một quán cafe và homestay mới ra đời, cần được quảng bá rộng rãi. Anh quyết định lựa chọn hợp tác cùng các reviewer để được nhiều người biết đến. Song song đó, cũng có kha khá reviewer chủ động liên hệ anh để được tài trợ review tại quán anh. Mọi việc lúc đầu diễn ra rất suôn sẻ và hào hứng từ việc lên ý tưởng đến thống nhất số lượng bài post. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh khi đến đoạn cần các bạn reviewer lên bài.

"Họ liên tục nêu ra các lý do để thoái thác hoặc dời thời gian trả clip như file quay bị hỏng, cháy sáng, bị ốm, bệnh... Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của tôi. Nhiều người trong số họ còn thường xuyên không trả lời tin nhắn", anh thở dài.

Dẫu vậy, khi được hỏi liệu có tiếp tục làm việc với reviewer hoặc KOC để quảng bá sản phẩm hay không thì Quỳnh Anh vẫn khẳng định: “Mình vẫn tiếp tục khai thác kênh này chứ. Tuy nhiên mình sẽ làm việc với 1 bên thứ 3 để đảm bảo mọi thứ suôn sẻ chứ không làm với các KOC đơn lẻ nữa”.

Giải pháp tối ưu hơn

Với các marketer và chủ doanh nghiệp được nhắc đến phía trên, mọi người vẫn khẳng định rằng hiệu quả mà các reviewer/ KOC mang lại là rất đáng kể khi sau những lần ghé thăm và lên bài của các bạn thì cửa hàng luôn đông khách hơn hẳn. Sức mạnh của phương pháp marketing này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai khi thói quen xem review trước khi quyết định mua hàng của khách hàng càng ngày được lan rộng.

"TikTok, Instagram hay Facebook là thị trường kinh doanh chứa tệp khách hàng tiềm năng của chúng tôi. Tôi cũng không thể phủ nhận hiệu quả về độ nhận diện cũng như doanh thu khi sản phẩm của mình được KOC mặc thử và đăng lên trang cá nhân" - Quỳnh Anh bày tỏ quan điểm.

 

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông hữu hiệu bậc nhất hiện nay

Đồng tình với quan điểm này, anh Hưng cho biết doanh thu tăng vọt sau mỗi lần hợp tác cùng các bạn reviewer (khi các bạn lên bài đúng hạn). Anh sẽ không bỏ qua kênh quảng cáo này nhưng cần có phương án khác, chặt chẽ hơn khi làm việc cùng các bạn reviewer. 

Như Quỳnh Anh có chia sẻ, cô là nhân viên marketing cho một cửa hàng quần áo nên ngoài việc booking reviewer đơn thuần, cửa hàng của cô còn hợp tác với một số bên cung cấp phương pháp affiliate marketing như ACCESSTRADE là một ví dụ. Những đơn vị như thế này thường sẽ đưa cho khách hàng danh sách các reviewer/ KOC phù hợp với tiêu chí của nhãn hàng và đồng thời cũng đứng ra đảm bảo chất lượng công việc và thời gian lên bài của các bạn KOC. 

 

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Bảng xếp hạng KOC theo nhóm ngành, độc quyền tại ACCESSTRADE

Quỳnh Anh trả lời phỏng vấn: “Cửa hàng mình cũng bắt đầu làm việc với các bên thứ 3 như thế này từ sau khi có nhiều sự cố với các bạn KOC hoạt động riêng lẻ. Tụi mình chọn hợp tác cùng ACCESSTRADE vì họ có bảng xếp hạng KOC theo từng nhóm ngành, tiện hơn cho tụi mình khi “chọn mặt gửi vàng” mà còn có nhiều hình thức review khác nhau chứ không hẳn chỉ là booking theo kiểu truyền thống”

Cụ thể hơn, với những nhóm ngành có sản phẩm hữu hình thì có rất nhiều chiến dịch để nhãn hàng có thể lựa chọn khi hợp tác cùng ACCESSTRADE như: booking, chiến dịch quà tặng, chiến dịch affiliate… nhằm khai thác triệt để từng nội dung của KOC khi đăng tải lên mạng xã hội. 

Giải pháp giúp doanh nghiệp không còn gặp cảnh bùng clip, trễ hẹn từ KOC

Call Me Duy và chuyến đi Thái Lan cùng ACCESSTRADE x Gotadi (Nguồn: @callmeduy)

Với những nhóm ngành dịch vụ như du lịch hay review quán ăn, nhà hàng, khách sạn, ACCESSTRADE đóng vai trò như một MCN cung cấp KOC phù hợp cho từng doanh nghiệp với mức cam kết hiệu quả cao nhất. Sẽ không có tình trạng KOC “bùng kèo” hay chậm trễ lên bài mà không có lý do chính đáng.

Để tìm hiểu về ACCESSTRADE cũng như muốn đăng ký hợp tác, vui lòng nhấp vào ĐÂY.