Cách thức hoạt động của Blockchain
Blockchain hiện đang được coi là dòng công nghệ tiềm năng của thời đại 4.0. Từ đó công nghệ Blockchain sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển và đẩy mạnh hoạt động cho các lĩnh vực khác. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cấu trúc của khối lưới và cách thức hoạt động của Blockchain, hãy cùng Second World tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cấu trúc của Blockchain
Hiểu một cách đơn giản Blockchain là một công nghệ cập nhật các thông tin vào sổ cái, cho phép truyền tải dữ liệu thông qua một hệ thống mã hóa bảo mật cực kì an toàn. Cấu trúc của công nghệ Blockchain về bản chất là một chuỗi khối liên kết. Bạn có thể hiểu nó như một dạng danh sách có thể truy xuất từ khối cuối đến khối đầu tiên. Cụ thể gồm:
- Dữ liệu: data trong mỗi lưới khối chứa trong Blockchain.
- Mã băm: được coi là duy nhất, dùng để nhận diện các dữ liệu và khối lưới trong đó. Bạn có thể hiểu nôm na tương tự như một dấu vân tay. Do đó mã băm sẽ thay đổi khi có sự đổi thay trong khối.
- Mã băm đối chiếu: Đây là loại mã tạo thành chuỗi thống nhất. Ví dụ như khối 1 bạn được coi là khối khởi điểm, từ đây các khối 2,3…đến n sẽ thống nhất 1 dạng thông tin. Khi bạn thay đổi khối khởi điểm, các khối liền kề sau sẽ không còn phù hợp.
Với lối thiết kế này, blockchain là một loại mã hóa tuyệt đối bảo mật và an toàn, hạn chế tối đa việc bị xâm nhập hay thay đổi dữ liệu của các hacker. Do đó, một khi các data được ghi vào công nghệ Blockchain sẽ không bị thay đổi.
Phân loại Blockchain
Hiện nay hệ thống Blockchain được phân chia ra làm 4 loại chính:
Public
Một ưu điểm cho cách thức hoạt động của Blockchain chính là cho phép mọi người có quyền đọc và điền các dữ liệu lên hệ thống. Vì vậy mà quá trình xác thực sẽ xuất hiện nhiều nút tham gia. Do đó nếu như các hacker muốn tấn công vào hệ thống sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ, không hề tối ưu.
Ngoài ra, mỗi chuỗi công khai đều có một Token được gắn vào. Với đặc điểm này đã tạo ra một ưu điểm khuyến khích, tặng thưởng cho mọi người khi tham gia mạng lưới.
Private Blockchain
Chuỗi phối riêng tư sẽ hỗ trợ cho mọi người có quyền đọc mọi thông tin. Tuy nhiên, họ sẽ không được cấp quyền ghi dữ liệu. Do đó thao tác trên Private được duyệt rất tốc độ và hầu hết không cần quá nhiều thiết bị tham gia xác thực các trao đổi. Có thể nói chuỗi phối riêng tư được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp do tập trung hóa hơn so với Public.
Consortium
Chuỗi khối doanh nghiệp mang lại lợi ích tương tự như chuỗi khối riêng tư và được xếp vào một phân loại nhỏ hơn của chuỗi riêng tư. Đối tượng tham gia Permissioned thương là các ngân hàng trung ương, chính phủ và các chuỗi cung ứng.
Chuỗi khối hỗn hợp
Bản chất là dạng Private nhưng có sự khác biệt bởi tích hợp thêm 1 số tính năng hoàn chỉnh hơn. Hiểu rõ đó là sự kết hợp giữa chuỗi khối riêng tư và chuỗi khối công khai. Dự án này là sự kết hợp tổng thể giữa lợi ích của private và sự minh bạch từ public. Như thế sẽ giúp công ty linh hoạt hơn giữa các dữ liệu muốn công khai hoặc thông tin nội bộ.
Cách thức hoạt động của Blockchain
Nhiều người dùng vẫn luôn thắc mắc cách hoạt động của Blockchain như thế nào mà có thể tạo ra được tính bảo mật rất cao. Phần lớn Blockchain phần thành 4 cấp hoạt động:
Nguyên lý mã hóa
Với các vấn đề đã đề cập bên trên và cách thức hoạt động của Blockchain, bạn sẽ thấy Blockchain được duy trì dựa trên hệ thống hàng ngang có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Vì thế nó sẽ tạo ra một điểm khác biệt:
- Bạn có thể xem được toàn bộ các giao dịch, trao đổi của người dùng.
- Giao dịch không cần có sự can thiệp của bên thứ 3 xử lý.
- Công nghệ lưỡi khối được mã hóa qua các hàm toán học đặc biệt.
Ngoài ra để thực hiện giao dịch trên Blockchain càn có sự trao đổi thông qua ví điện tử. Tất cả sẽ được bảo mật bằng các phương pháp mã hóa đặc biệt nhờ khóa riêng tư và khóa công khai.
Có nghĩa là khi bạn mã hóa bằng khóa Public thì chủ sở hữu Private mới là người giải mã được các nội dung và dữ liệu gửi đến. Còn khi bạn sử dụng mã riêng tư thì bạn cần tạo nên một ký tự đặc biệt như chữ ký điện tử. Từ đó các mạng Blockchain mới có thể kiểm soát và tiến hành kiểm tra chủ thể để xác định giao dịch.
Quy tắc cuốn sổ cái
Mỗi nút trên hệ thống mạng lưới đều lưu trữ một bản sao của cuốn sổ kế toán. Vì vậy thông qua các nút bạn sẽ nắm được số dư tài khoản của mình. Cách thức hoạt động của Blockchain là chỉ lưu trữ lại các giao dịch của bạn mà không hề can thiệp theo dõi số dư là bao nhiêu.
Bên cạnh đó nếu muốn biết số dư trên ví điện tử của mình, người dùng phải xác nhận và kiểm tra lại các giao dịch xoay quanh ví điện tử dựa trên liên kết giao dịch trước đó. Dựa vào đó các nút liên kết sẽ xác minh chi tiết số tiền trong khi giao dịch của bạn.
Tuy nhiên với cách thức hoạt động của Blockchain, bạn cần lưu ý bảo vệ mật khẩu và khóa riêng tư thật sự an toàn. Bởi khi đã đánh mất “chìa khóa” sẽ không có một đơn vị nào có thể giúp bạn phục hồi hay lấy lại mật khẩu ví điện tử.
Nguyên lý tạo khối
Sau khi phát sinh giao dịch trên mạng lưới Blockchain, nhờ vào cách thức hoạt động của Blockchain, chúng sẽ được gom vào một nhóm các khối trong cùng 1 block vào 1 thời điểm đồng nhất. Mỗi một nút sẽ trở thành một khối và báo về hệ thống như một hàm ý để tạo các khối liên kết tiếp theo. Khi được cập nhật vào Blockchain, mỗi khối sẽ tích hợp lại 1 đoạn mật mã cho một hàm toán phức tạp. Để giải được bài toán này, bạn sẽ phải lựa chọn xác suất giữa các con số ngẫu nhiên.
Quy trình trong hệ thống mà 1 chuỗi sẽ được tạo ra trong khoảng thời gian là 10 phút. Nút nào giải được bài toán sẽ gắn tiếp quyền với khối tiếp theo vào chuỗi và được gửi đến toàn bộ mạng lưới.
Với cách thức hoạt động của Blockchain như thế này sẽ có ít khả năng các khối được xây dựng cùng nhau. Vì vậy sẽ không thể xuất hiện trường hợp các khối đồng loạt giải quyết 1 lúc và tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm bởi sự đồng thuận giữa toàn bộ chuỗi các khối.