Kỹ năng thuyết trình: Phụ huynh nên đầu tư phát triển cho con thay vì giao khoán cho nhà trường
Nếu có con đứng trên sân khấu tự tin trình bày vấn đề trước cả trăm người, cảm xúc của bạn là gì? Chắc hẳn sẽ là niềm vui và sự tự hào. Tuy nhiên, sự hãnh diện đó chỉ có khi phụ huynh biết đầu tư cho trẻ học kỹ năng thuyết trình từ sớm.
Toán, Tiếng Anh, Ngữ Văn… những môn học được dạy khi con bắt đầu bước vào cấp 1 nhưng có khi các con đã được cha mẹ cho đi học trước thậm chí khi trẻ vẫn còn học mẫu giáo. Vì cha mẹ nghĩ rằng con phải học giỏi Toán mới có khả năng tư duy, giỏi Tiếng Anh thì sau này mới có cơ hội nghề nghiệp cao hay giỏi Ngữ Văn để trẻ có khả năng nói viết tốt. Tuy nhiên vì không có môn học nào gọi là “kỹ năng thuyết trình” cũng chẳng có thang điểm nào để đánh giá học sinh về khả năng này. Do đó phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình và không thật sự đầu tư phát triển khả năng nói trước đám đông cho trẻ, cha mẹ hoàn toàn giao khoán việc đào tạo kỹ năng này cho nhà trường.
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Nhà tỷ phú người Mỹ đã nói rằng: “Với một số người nó là tài sản quý giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hay 60 năm”.
Có thể nhận thấy được rằng kỹ năng thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như sự nghiệp. Bởi lẽ kỹ năng thuyết trình được vận dụng trong rất nhiều phương diện đời sống như đàm phán, giao tiếp, thuyết phục,...
Giúp trẻ trở nên tự tin vào bản thân mình hơn
Một nghiên cứu đơn lẻ được tiến hành vào năm 1973, theo đó các nhà nghiên cứu đã hỏi 3000 người Mỹ câu hỏi "Bạn sợ điều gì nhất?" Kết quả nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là nói trước đám đông, đứng thứ hai là cái chết. Có thể thấy, nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông là vô cùng lớn. Lý do thường là vì chúng ta không thật sự tự tin khi đứng trước rất nhiều người, cảm thấy sợ vì mọi người cứ nhìn chằm chằm vào khuôn mặt và cơ thể của chính mình, luôn săm soi những khuyết điểm trên cơ thể mình, sợ vì mình nói không hay... Vậy nên nếu trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng thuyết trình, học được phong thái nói chuyện, không còn nói vấp, dần đà các con cũng không còn cảm thấy sợ ánh nhìn của mọi người nữa. Từ đó trẻ sẽ trở nên tự tin vào chính bản thân mình và không ngại bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông.
Kỹ năng thuyết trình là chìa khóa giúp nhà lãnh đạo trở trên hoàn hảo hơn
Các nhà lãnh đạo không hẳn sẽ thuyết trình hay nhưng khi một nhà lãnh đạo có thể diễn thuyết hấp dẫn người nghe thì chắc chắn nhà lãnh đạo đó sẽ trở thành một lãnh đạo giỏi. Trên thực tế, những nhà lãnh đạo tài ba nổi tiếng thế giới cũng chính là những diễn giả nổi tiếng nhất. Vì khi một người thuyết trình hay, họ có đủ khả năng trở thành một người truyền cảm hứng thành công - yếu tố quan trọng của một nhà lãnh đạo. Hiện tại có thể trẻ chưa nắm giữ các vị trí lãnh đạo, nhưng khi được rèn luyện khả năng nói trước đám đông từ sớm giúp ích cho trẻ trong trở thành một nhà lãnh đạo tốt trong tương lai. Bởi cơ bản thì nhiệm vụ của lãnh đạo chính là khiến cho mọi người hiểu được lý do nên nghe theo người đứng đầu và kỹ năng thuyết trình sẽ giúp các con học được khả năng thuyết phục và thấu cảm với mọi người.
Rèn luyện khả năng tư duy
Nhà phát minh, toán học nổi tiếng thế giới Pascal có nói: “Hùng biện là bức tranh của tư duy”. Khi bạn muốn thuyết trình thu hút thì bài thuyết trình của bạn chắc chắn phải được trình bày với một bố cục logic, khả năng diễn giải cũng phải mạch lạc, rõ ràng. Vì thế từ những bài thuyết trình, khả năng tư duy của trẻ cũng sẽ được nâng cao theo. Một khi khả năng tư duy được cải thiện thì kết quả học tập của trẻ cũng từ đó mà tiến bộ hơn. Trẻ sẽ dễ dàng trong việc tư duy các môn về tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... và mức độ nhạy bén với từ ngữ, câu chữ sẽ giúp trẻ học tốt hơn trong các môn xã hội.
Người Do Thái luôn được biết đến với sự thông minh vượt trội, trong quyển sách “Bí mật Do Thái”, phương pháp học tập của họ là phát triển khả năng thuyết trình và khả năng hùng biện. Mỗi học sinh sẽ có một người bạn gọi là Havtura, mỗi ngày các em học sinh và người bạn Havture sẽ cùng nhau thảo luận và thuyết trình về bài học. Nhờ quá trình đó mà người Do Thái có sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc về trí tuệ.
Trách nhiệm phát triển kỹ năng thuyết trình cho trẻ thuộc về ai?
Hiện nay có khá ít bậc phụ huynh quan tâm đến việc đầu tư cho trẻ học về kỹ năng thuyết trình, các bậc phụ huynh có xu hướng đẩy trọng trách này về cho nhà trường hơn. Tuy nhiên, nếu giáo dục ở Việt Nam vẫn còn lạc hậu và cũ kỹ, để mở ra các môn dạy về kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng thuyết trình vẫn còn rất xa vời ở thời điểm hiện tại. Các em học sinh chỉ được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, thông qua một vài tiết học mà thầy cô giao làm việc nhóm. Tuy nhiên số tiết để các em được thuyết trình chiếm rất ít tổng số tiết, và tỷ lệ học sinh tham gia thuyết trình cũng chỉ chiếm một con số nhỏ so với toàn bộ lớp và sự thật là những em đại diện nhóm thuyết trình lại là những em có đã khả năng nói trước đám đông. Vì thế việc cải thiện kỹ năng thuyết trình cho các em còn yếu kém trên trường học là gần như không thể.
Một nền giáo dục vẫn còn nhiều bất cập như vậy, nếu các bậc phụ huynh cứ đợi tới lúc giáo dục thay đổi và đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường thì trẻ sẽ là người thiệt thòi nhất. Vậy nên cha mẹ nên nhận thức được thực trạng để có cái nhìn đúng đắn hơn về hoạch định phương hướng phát triển kỹ năng thuyết trình cho trẻ. Theo ông Nguyễn Trung Quân - Giám đốc đối ngoại và đồng sáng lập Học viện kỹ năng VTALK: “Để trở thành người dẫn đầu, các bạn học sinh nhất định phải rèn luyện và thuần thục 4 kỹ năng của thời đại: Kỹ năng Quản lý thời gian, Kỹ năng Làm việc nhóm, Kỹ năng Tiếng Anh và Kỹ năng Giao tiếp - Thuyết trình.”
Nên đầu tư phát triển kỹ năng thuyết trình cho trẻ từ khi nào?
Cha mẹ nên quan tâm và bắt đầu phát triển kỹ năng này khi trẻ bắt đầu tập nói. Thuyết trình cũng giống như việc bạn học một ngôn ngữ mới, không thể ngày một, ngày hai mà có thể từ không biết gì mà thành giỏi được. Bạn phải trải qua quá trình từ học nghe rồi tới tập nói, tập đọc và sau cùng là tập viết. Việc học thuyết trình cũng phải trải qua những bước nhỏ như kể chuyện cho ba mẹ nghe, sau đó khó hơn là phát biểu trước lớp, thuyết trình trong các nhóm nhỏ rồi đến trình bày trước cả trăm người. Tất cả đều phải cần một quá trình tập luyện và nỗ lực mới có thể đạt được. Vậy nên, khi trẻ bắt đầu càng sớm thì trẻ sẽ càng có nhiều thời gian để rèn luyện hơn và ở bắt đầu từ nhỏ, cha mẹ cũng sẽ dễ dàng trong việc hướng dẫn cho con.
Các bậc phụ huynh có thể dạy cho trẻ kỹ năng này bằng các phương pháp trò chuyện cùng trẻ, khuyến khích trẻ phát biểu và lắng nghe con nói, luôn tạo cơ hội để trẻ có thể kể chuyện và chia sẻ các vấn đề với người thân, khuyến khích trẻ đặt nhiều câu hỏi,...Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể đầu tư cho trẻ rèn luyện kỹ năng này ở các trung tâm đào tạo kỹ năng thuyết trình.
Cha mẹ và nhà trường cần phải chung tay phát triển kỹ năng thuyết trình cho trẻ, vấn đề này cần được hai bên phối hợp với nhau, không thể chỉ giao khoán cho một bên nào được. Dù không có tiết học để dạy trẻ về kỹ năng này nhưng nhà trường cũng có thể tận dụng những tiết học chính khóa cho trẻ tham gia các buổi làm việc nhóm nhiều hơn cũng như tổ chức thêm các buổi ngoại khóa để giúp trẻ rèn luyện được khả năng nói trước đám đông. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh nên thật sự chú trọng tới việc đào tạo kỹ năng này cho các con từ bây giờ, vì nếu không là bây giờ thì sẽ chẳng có thời điểm nào phù hợp hơn để các bé được phát triển khả năng nói trước đám đông.