Smart contract là gì? Thông tin chi tiết về hợp đồng thông minh
Smart Contract là gì? Đó hẳn là câu hỏi của rất nhiều người dùng quan tâm đến. Hiện tại với sự hỗ trợ từ công nghệ lưới khối, nhiều hợp đồng đã được thực hiện tự động mang đến lợi ích thiết thực cho người dùng. Để biết thêm chi tiết về ứng dụng này, mời bạn tham khảo các kiến thức được Second World chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về hợp đồng thông minh
Smart Contract là gì?
Smart Contract được gọi là một hợp đồng thông minh có khả năng tự động đưa ra các điều khiển. Sau đó chúng sẽ thực hiện các quy trình thỏa thuận giữa các bên thông qua việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain).
Nó được coi như một bộ giao thức đặc biệt được cài đặt mà không thông qua sự can thiệp từ pháp lý hay các bên trung gian. Nhờ vậy chúng có thể bảo mật thông tin cũng như đảm bảo sự minh bạch tuyệt đối. Bạn dễ dàng truy xuất thông tin và không bị can thiệp hay sửa đổi dữ liệu.
Hiểu đơn giản hơn, Smart Contract giống như một hợp đồng kỹ thuật số được thực hiện bởi bộ quy tắc đặc biệt. Đôi bên sẽ đưa ra cam kết dựa vào ứng dụng lưới khối mà không cần phải tìm hiểu về nhau. Nếu 1 trong 2 không đảm bảo thỏa mãn các điều kiện trong hợp đồng, chúng sẽ không được thực thi.
Mỗi Blockchain sẽ có một quy tắc triển khai khác nhau như: Cosmos trong WASM, Polkadont trong ink,…Tuy nhiên nổi trội hơn cả vẫn là Smart Contract trên EVM.
Cách thức hoạt động
Bạn có thể hình dung về quy trình của máy bán nước tự động. Máy sẽ được lập trình sẵn các thao tác với những điều kiện cần thiết đi kèm. Với Smart Contract, mọi thứ cũng tương tự như thế, nhưng chúng được viết bằng ngôn ngữ lập trình. Sự thật chúng chính là các đoạn mã hoạt động trên một hệ thống Blockchain có sẵn.
Sau đó chúng sẽ thực thi yêu cầu theo từng tác vụ cụ thể trong những điều kiện riêng biệt của các trường hợp được giả định. Vì vậy mà bạn sẽ thấy câu lệnh trong hợp đồng thường viết dưới dạng nếu…thì…
Smart Contract sẽ chứa một mã hợp đồng, khóa công công khai do người tạo hợp động cung cấp, khóa đại diện cho hợp đồng hoạt động như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi bộ.
Hợp đồng thông minh được triển khai qua các giao dịch Blockchain theo sự kiểm soát của máy tính và người dùng (EOA). Điểm khác biệt của loại hợp đồng này là sẽ luôn kiểm tra xuyên suốt quá trình thực hiện để chắc chắn rằng mọi thông tin đều trùng khớp với các điều khoản có trong hợp đồng.
Lợi ích mang lại
Bất kì ứng dụng nào được sáng tạo ra đều mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng. Với Smart contract bạn sẽ nhận lại những lợi thế sau:
Tự động hóa: Hợp động hoạt động như một chương trình tự thực hiện các loại thao tác. Nếu không có sự kích hoạt, chúng sẽ nằm im trong trạng thái không hoạt động và đứng yên hành động.
Phân tán: Chúng sẽ được copy và phân phối trên các nút thay vì chỉ tập trung một chỗ tại máy chủ.
Không thể sửa đổi: Sau khi đã hoàn tất công đoạn, hợp đồng sẽ không thể chỉnh sửa, bạn chỉ có cách xóa chúng đi nếu cài đặt trước khi tiến hành triển khai.
Có thể tùy chỉnh: Để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung, người dùng có thể lựa chọn các hình thức mã hóa trước khi tiến hành.
Hoạt động linh hoạt: Với loại hợp đồng này, bạn có thể trao đổi với bất kì đối tác nào mà không cần phải trực tiếp gặp mặt. Bởi Smart contract hoạt động dựa trên nền tảng lưới khối sẽ đảm bảo tính bảo mật, độ an toàn và chính xác của các thông tin trong hợp đồng.
Minh bạch và không thất lạc: Smart contract hoạt động trong Blockchain, vì thế mọi người có thể download công khai nhưng không làm ảnh hưởng đến mã nguồn.
Tiết kiệm: Khi sử dụng hợp đồng thông minh, bạn sẽ được tiết kiệm thời gian, chi phí và các khâu liên quan đến bên trung gian.
Ưu và nhược điểm của Smart Contract
Để hiểu rõ những ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng thông minh, mời bạn tham khảo chi tiết trong bảng sau:
Để tạo nên Smart contract, đòi hỏi phải có đủ 4 yếu tố cần thiết như sau:
Chủ thể hợp đồng: Các chủ thể trong hợp đồng phải cấp quyền truy cập vào Smart contract để đóng mở khóa khi cần.
Chữ ký điện tử: Bản hợp đồng cũng cần có chữ ký xác nhận để thể hiện sự đồng ý giữa các điều khoản trước khi triển khai.
Điều khoản hợp đồng: Chính là một chuỗi các hoạt động được mã hóa và 2 bên phải chấp nhận những điều kiện có trong hợp đồng.
Nền tảng phân quyền: Sau khi bản hợp đồng được hoàn thành sẽ tải lên Blockchain. Sau đó chúng được phân phối về các node trên nền tảng đó.
Trên đây là các chia sẻ của Second World về Smart Contract cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn đã hiểu được Smart Contract (hợp đồng thông minh) là gì, cách thức chúng hoạt động ra sao và lợi ích mang lại với người dùng.