Học sinh sẽ ra sao khi phụ huynh khoán trắng trách nhiệm giáo dục con cho nhà trường?

Trong một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy, có tới 25,5% các bậc cha mẹ thừa nhận đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường, thả nổi việc giáo dục con cái, đến khi con cái mắc khuyết điểm thì mới tá hỏa nhận ra.

Trời sinh voi, trời sinh cỏ?

Học sinh sẽ ra sao khi phụ huynh khoán trắng trách niệm giáo dục con cho nhà trường

Ở nền giáo dục Việt Nam hiện nay, một giáo viên đứng lớp trung bình quản lý khoảng 35 đến 40 em học sinh, việc duy trì trật tự và đảm bảo nội dung học tập trong lớp đòi hỏi phần lớn thời gian của họ thì việc có thể sát sao tình hình của mỗi em là điều gần như là không thể. Thực tế thì giáo viên chỉ có thể đánh giá tình hình học tập của mỗi em thông qua bảng điểm (trong trường hợp là học thật, thi thật) để tăng cường học cải thiện. Còn những em yếu kỹ năng mềm, ngại giao tiếp, rụt rè thì chỉ có thể khuyên bảo chứ không có một phương pháp giảng dạy cụ thể để cải thiện điều này. Bởi những người đứng lớp một cần phải dựa vào giáo án với những quy định khắt khe có sẵn của nhà trường. Vậy nên, việc khoán trắng trách nhiệm cho giáo viên chẳng khác nào bỏ con giữa chợ, đặc biệt là những em kém kỹ năng mềm.

Gia đình là nơi trực tiếp quản lý, nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Gia đình là nơi hướng dẫn trẻ biết suy nghĩ về điều hay, lẽ phải cần phải thực hiện trong cuộc đời. Đối với mỗi đứa trẻ, việc giáo dục từ gia đình rất quan trọng bởi cha mẹ được tiếp xúc với con nhiều hơn, có thể nhìn nhận con ở nhiều khía cạnh và hoàn cảnh đa dạng hơn ở trường rồi từ đó phát triển được các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Điều đáng buồn là hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng về vai trò quan trọng của gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Trên thực tế, xã hội nói chung và các gia đình nói riêng đã vô tình “bỏ xổng” một mảng rất quan trọng là giáo dục trong gia đình. Không ít bậc cha mẹ tự đánh mất đi vai trò ảnh hưởng của mình đối với trẻ, tự động rút lui ra khỏi vũ đài, tự phủi trách nhiệm giáo dục, bỏ mặc trẻ theo kiểu trời sinh voi, trời sinh cỏ. Có bố mẹ lại đẩy trách nhiệm giáo dục cho nhà trường.

Thế nhưng, không thể phủ nhận việc cuộc sống xô bồ như hiện nay nhất là tại các thành phố lớn khiến các bậc cha mẹ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để đảm bảo cuộc sống và không thể tương tác với các con. Với thời gian ngắn ngủi mỗi ngày thì cha mẹ không thể tìm hiểu tường tận điểm mạnh, điểm yếu của con để thay đổi và phát triển. Hơn nữa, không phải bậc phụ huynh nào cũng có đủ các kiến thức để định hướng tương lai cho con trẻ. 

Từ đây, sẽ có một câu hỏi đặt ra là: Các bậc phụ huynh tin tưởng đã giao phó con cái của họ như vậy thì chúng ta có thể kỳ vọng những gì ở nhà trường trong quá trình giáo dục con cái? 

Nhà trường liệu có thể một mình đảm bảo sự thành công của các em?

Nhìn chung, chương trình giáo dục ở nhà trường còn quá nặng, các em học sinh luôn bị gò ép trong một vòng lặp không lối thoát: học chính trên trường, học phụ đạo nhà thầy cô, rồi lại học ở nhà với gia sư... Các em phần lớn là học các môn văn hóa ở trường nhằm đáp ứng một mục đích là nâng cao điểm số và tốt nghiệp. Vậy còn những kỹ năng mềm như kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp thì nhà trường khoán cho ai?

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% từ kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi kỹ năng mềm. Bởi vòng quay luẩn quẩn “trách nhiệm nhà trường - trách nhiệm gia đình” mà các em học sinh phải chịu những thiệt thòi. Theo một cuộc khảo sát của một viện nghiên cứu khoa học giáo dục cho biết có tới 83% sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Hay gần đây nhất một cuộc khảo sát tại trường đại học nông nghiệp khảo sát trình độ thuyết trình của học sinh cuối khóa K59 thì sinh viên tự đánh giá kỹ năng mềm của mình chỉ có khoảng 1,67/5. Đó chính là điều chứng minh cho việc con trẻ không được học các kỹ năng cần thiết kịp thời thì sẽ có một lỗ hổng kiến thức khổng lồ khi bước chân vào đại học hay đi làm.

Điều đáng mừng là hiện nay đã có nhiều bậc phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm nên đã chủ động đưa con tới các trung tâm để học tập và rèn luyện và không còn đặt toàn bộ trách nhiệm giáo dục con cho nhà trường.

Kỹ năng thuyết trình và sự phát triển của con trẻ

Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại Học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được câu hỏi: “Chúng tôi nên làm gì để thăng tiến trong công việc?”. Ông Buffett trả lời rằng khả năng thuyết trình là một yếu tố cần thiết. “Với một số người nó là một tài sản quý giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm.”

Lời tâm sự của ngài tỷ phú nghe có phần khó tin tại thời điểm đó nhưng theo thời gian vai trò của thuyết trình đối với công việc và cuộc sống ngày càng được khẳng định. Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Founder & CEO Học viện Kỹ năng VTALK: “Thuyết trình là một trong những kỹ năng thời đại tiếp theo sau Tiếng Anh mà mọi người buộc phải rèn luyện.” Một nghiên cứu gần đây thì 70% người đi làm đồng ý về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sự thành công trong công việc và cuộc sống. Điều này có nghĩa là kỹ năng thuyết trình là một hành trang cần thiết mà tất cả các em học sinh cần phải chuẩn bị.

Mai Nguyễn Hoàng Nam - Fouder & CEO Học viện Kỹ năng VTALK

Đầu tư cho con trẻ được rèn luyện kỹ năng thuyết trình là một điều đúng đắn bởi nó mang lại những lợi ích hết sức thiết thực.Lợi ích đầu tiên mà kỹ năng thuyết trình mang lại đó là: thể hiện tối đa giá trị bản thân trong mọi tình huống. Bởi nếu các em có năng lực tốt nhưng rụt rè, nhút nhát, không dám đưa ra ý kiến hoặc ấp úng, thể hiện không rõ ràng trước mọi người chắc chắn sẽ không thể dành được chiến thắng. Mọi người sẽ không thể nào nắm được những ý tưởng tốt và độc đáo đó.

Minh Anh, một cô học sinh nhỏ nhắn đến từ trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành đã dành trọn 30 điểm từ ban giám khảo trong cuộc thi “Trường Teen”. Minh Anh không chỉ chinh phục được ban giám khảo bởi sự tự tin mà còn là những lập luận sắc bén để ủng hộ học sinh cho lập luận: “Học sinh có lỗi không khi điểm lịch sử thấp?” Theo Minh Anh thì không có một em học sinh nào chán lịch sử nước mà chính đến từ cách giảng dạy nhàm chán, khó hiểu và không chịu đổi mới của giáo viên. Mặc dù, Minh Anh bị đặt vào thế bị động hơn các bạn đối thủ nhưng cô học trò vẫn bình tĩnh trả lời thể hiện hết quan điểm của mình chỉ vỏn vẹn ba phút trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

 Rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh còn là sự chuẩn bị cho các em bước vào môi trường làm việc vững vàng hơn. Trong một công ty, sự tin tưởng có thể cần rất nhiều thời gian thông qua cách làm việc, xử lý công việc của mỗi người. Nhưng nếu một người có khả năng thuyết trình tốt, chỉ cần khoảng vài phút, họ có thể thay đổi và giành được sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Hay nói cách khác, thuyết trình là một trong những cách ngắn nhất để một người thể hiện năng lực bản thân mình và thăng tiến trong công việc.

Điều này được chứng minh qua các mùa bầu cử tổng thống Mỹ, những ứng cử viên của các đảng phái điều là những người có năng lực nhưng kỹ năng thuyết trình tốt sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình đắc cử. Trong cuộc bầu cử năm 2009, tài hùng biện của cựu tổng thống Barack Obama đã phát huy tác dụng khi cứ mười người dân Mỹ thì có tới chín người tin rằng đất nước của họ đã "đi sai đường” và làm cho nhiều người trong số đó thấy tin tưởng vào khả năng ông Obama. Người có thể giải quyết các vấn đề kinh tế khi khủng hoảng tài chính nổ ra vào thời kỳ này.

Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình tốt sẽ rèn luyện cho các em học sinh được sự tự tin khi nói trước nhiều người, dám đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Trẻ em như những cây non đang lớn cần sự giáo dục và định hướng rõ ràng từ cha mẹ tránh đổ toàn bộ việc giáo dục con cho nhà trường. Kỹ năng mềm nói chung hay kỹ năng thuyết trình nói riêng là những điều cần thiết dành cho tất cả học sinh nếu muốn đảm bảo thành công sau này. Vậy nên, nếu không biết đầu tư giáo dục con bắt đầu từ chỗ nào thì hãy để con trẻ được học tập kỹ năng mềm.