Marketer Tạ Ngọc Thu Trang
Tạ Ngọc Thu Trang

Content Writer Intern @ BrandsVietnam

ecommerceDB: “Án binh”, tăng giá, giảm hàng, bớt chuyến… và 8 chiêu social seller ứng phó trước lạm phát

ecommerceDB: “Án binh”, tăng giá, giảm hàng, bớt chuyến… và 8 chiêu social seller ứng phó trước lạm phát

60% các online seller tái cơ cấu lại nguồn cung ứng hàng hóa, và 39% quyết định tăng giá sản phẩm. 

Trong bối cảnh chính trị bất ổn dẫn đến lạm phát tăng cao, EcommerceBytes đã thực hiện khảo sát nhằm nghiên cứu phản ứng của những online seller đối phó với lạm phát.

Dưới tác động của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, thế giới đang phải đối mặt với mức lạm phát cao kỷ lục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến động trong thị trường thực phẩm và nguyên liệu toàn cầu. Ở Đức, tỷ lệ lạm phát 7,9% trong tháng 5, giá tiêu dùng của một số sản phẩm như năng lượng tăng đến 38% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1980 (theo Forbes). Người tiêu dùng cảm nhận giá sản phẩm biến động trong mỗi lần đặt chân đến cửa hàng. Cụ thể, giá tiêu dùng của sản phẩm bán lẻ và các mặt hàng sử dụng hàng ngày phần nào đạt mức kỷ lục.

Nhưng còn thị trường eCommerce?

 ecommerceDB: “Án binh”, tăng giá, giảm hàng, bớt chuyến… và 8 chiêu social seller ứng phó trước lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các online seller đã có nhiều giải pháp khác nhau để ứng phó với tình huống giá xăng và hàng hóa tăng “chóng mặt”, chỉ có 11% đáp viên "án binh bất động", không có thay đổi nào.

Trên thực tế, hầu hết online seller đều tinh giản các quy trình. Cụ thể, 60% seller được phỏng vấn cho biết họ đã điều chỉnh nguồn cung ứng hoặc giảm nhập hàng. Bên cạnh đó, 29% đáp viên cũng cắt giảm số lượt vận chuyển cho đơn hàng.

Một cách khác được áp dụng là tăng giá nguyên liệu. 39% seller chia sẻ họ tăng giá các mặt hàng đang kinh doanh. 31% khác quyết định tăng chi phí vận chuyển.

Và chỉ 3% seller quyết định ngừng bán hàng trực tuyến. Có thể kết luận giải pháp bỏ cuộc trong bối cảnh khó khăn không phải lựa chọn hàng đầu của các seller.

Khảo sát cũng đặt câu hỏi về đâu là sự thay đổi đáng kể trong vận hành của họ. Theo đó, nhiều người cho biết  họ đã cắt giảm diện tích trưng bày sản phẩm hoặc tìm nguồn cung ứng online thay vì offline như trước. Ngoài ra, một số seller còn tập trung bán các sản phẩm nhẹ hơn hoặc có chi phí vận chuyển thấp hơn.

Cuối cùng, nhiều người bán hàng trực tuyến cho rằng việc tăng giá tiêu dùng của sản phẩm nhằm đối phó với việc tăng giá tài nguyên là điều khó có thể tránh khỏi. 

Thu Trang / Brands Vietnam
*Nguồn: ecommerceDB.