Học cách làm GAMIFICATION từ VPBank NEO

Ứng dụng Gamification vào MKT là một xu hướng rất mạnh trong vài năm qua. Với mình thì đỉnh nhất chắc là case MOMO 12 con giáp và Shopee lắc xu. Mình thấy 2 case này đỉnh vì nó thực sự tạo ra cảm giác “nghiện” cho người dùng, dù phần thưởng có khi rất nhỏ, hoặc xác suất trúng thưởng thấp.

Ngành FMCG vốn chuộng các hoạt động vui vui fun fun thì điều này bình thường, các ngành cứng như Tài chính Ngân hàng cũng mới bắt đầu thử nghiệm Gamification, hiện mình thấy có case của VPBank NEO khá thú vị. Mình thấy có rất nhiều thứ hay ho có thể học hỏi, có thể áp dụng vào các doanh nghiệp sở hữu app nói chung và đặc biệt tài chính - ngân hàng nói riêng.

Có thể tóm tắt về game này như sau: Đây là một dạng game bốc thăm/quay số may mắn, nhưng được concept hóa bằng hình ảnh chú Hổ Vàng trên hành trình truy tìm kho báu của mình tại các địa điểm được minh họa trên bản đồ Việt Nam.

Mình thấy ngân hàng chắc không có gì ngoài “nhiều tiền” nên quà tặng cũng ngon hơn hẳn Shopee, tỷ lệ trúng rất cao, có thể là tiền mặt từ chài chục ngàn đến 500k, có thể là voucher mua sẵm hay chuyến du lịch…được sắp xếp ngẫu nhiên và thay đổi liên tục. User sẽ kiếm lượt chơi thông qua những giao dịch hàng ngày trên app.

 

Theo mình quan sát thì có vài PAIN POINT (nỗi đau) đặc thù của app tài chính - ngân hàng nói chung như sau:

🚫 Có rất nhiều sản phẩm và tính năng khó nhớ với đại đa số người dùng, đặc biệt người dùng VN không quá hiểu biết về tài chính

🚫 Có lượng tài khoản khủng nhưng lượng active chưa tương quan. Rất nhiều user cài app nhưng không giao dịch thường xuyên

🚫 User thường không để ý đến hệ sinh thái đối tác của các ngân hàng. Ví dụ trong VPBank NEO mình thấy có rất nhiều đối tác mua sắm/tiêu dùng lớn. Mình cũng ko để ý đến vụ này trước khi thấy nó trong game.

👉 Vậy, Gamification Hổ du hí đã giải quyết các vấn đề của ngành tài chính - ngân hàng nói chung và của VPBank NEO nói riêng như thế nào?

✔️ Thông qua việc kiếm lượt chơi, VPBank NEO đã giới thiệu và giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm một cách tự nhiên và lặp đi lặp lại. Với các tính năng mới ra mắt hoặc ít được dùng thường sẽ kiếm được nhiều lượt chơi hơn. Ví dụ gần đây VPBank NEO ra mắt tính năng mới là iNICK chuyển khoản bằng biệt danh, không cần nhớ số. Khi khách hàng đặt biệt danh iNICK thành công sẽ có ngay 3 lượt chơi → Giải quyết được bài toán sản phẩm của ngành ngân hàng, user sẽ có cơ hội khám phá tính năng cũng như hệ sinh thái đối tác của app một cách tự nhiên

✔️ Thông qua các keypoint như “tặng tiền mặt” “trả thưởng ngay” “tỷ lệ trúng cao”, app đã kéo được một lượng người dùng active trở lại, thậm chí chăm chỉ khám phá/giao dịch để kiếm lượt chơi như: Chuyển khoản chéo để tăng lượt chơi, nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước để có lượt chơi, tận dụng hệ sinh thái đối tác khổng lồ của VPBank để có lượt chơi. -> Đây là điều mọi ngân hàng đều “mơ ước” nhưng khó làm được.

✔️ Ngành tài chính ngân hàng vốn khô khan nhưng qua Hổ du hí, VPBank NEO đã tăng tính thân thiện hơn với người dùng qua các hình ảnh dễ thương, gần gũi, mang tính biểu tượng cao.

Từ tất cả những điều đó, có thể nói Gamification này đã góp phần xây thói quen dùng app và gây dựng khách hàng trung thành, tăng khả năng cạnh tranh với các ứng dụng ngân hàng khác, khi mà thực tế hiện nay thường mỗi điện thoại sẽ có nhiều hơn 1 app ngân hàng.

Tuy game vẫn có những nhược điểm khá lớn như dễ chơi và chưa gây nghiện nhiều như các game của Shopee, Zalo, Momo, Lunch Money, Robinhood... Nhưng với mình thì đây vẫn là một case đáng để học hỏi.

Vậy mọi người có trải nghiệm thế nào với hình thức Gamification này, có Gamification của app ngân hàng hoặc bất cứ một app nào khiến mọi người thấy thích thú không?

 

Chủ quán trà đá!