Cơn sóng dịch chuyển số của ngành bán lẻ
Ngành bán lẻ được biết đến như một quá trình chuyển giao hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Đặc trưng của thị trường này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, nhiều nhà bán lẻ thường có định kiến rằng doanh nghiệp khó áp dụng được chuyển đổi số trong vận hành kinh doanh của mình.
Một trong những lý do nữa là quy trình vận hành hiện tại của chủ doanh nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều năm, tạo thành thói quen cho cả cấp quản lý và nhân viên. Chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong bộ máy vận hành; điều này đồng nghĩa với việc cần thay đổi thói quen của cả con người.
Thực tế thì việc tiếp thu cái mới không hề đơn giản, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ và đồng bộ của toàn thể con người trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ hiện nay đang chứng kiến nhiều cơn sóng chuyển dịch, càng ngày càng quyết liệt hơn, quyết định sự tồn tại của một cửa hàng hay cả một nhà bán lẻ.
Có thể nói, chưa có ngành công nghiệp nào hiện hữu có nhiều sự thay đổi do hệ quả của xu hướng chuyển đổi số như ngành bán lẻ. Theo một nghiên cứu từ Q&Me, thị trường bán lẻ tại Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ nhờ vào sự phục hồi dần của chuỗi cung ứng.
Có thể thấy dựa vào những tổn thất từ cơn đại dịch, các nhà bán lẻ đã nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là khi bán lẻ luôn là thị trường đầy cạnh tranh, không kể đến quy mô của các doanh nghiệp, làm thế nào để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cuộc đua chuyển đổi số này?
Download E-book Quản lý vận hành chuỗi bán lẻ trong kỷ nguyên số tại đây.
Cơn sóng dịch chuyển số của ngành bán lẻ
Với khả năng linh hoạt khi rủi ro xảy ra, các nhà bán lẻ càng chú tâm hơn vào việc số hoá cơ cấu hoạt động trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số không những trực tiếp giúp các thương hiệu nắm bắt trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số, mà còn giúp các nhà bán lẻ tối ưu vận hành, quản lý vận hành dễ dàng, quản lý tốt đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.
Ngoài ứng dụng quản lý bán hàng, số hoá đồng thời giúp kết nối các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, tạo tiền đề để đạt đến chiến lược win-win giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển phát điện tử, ứng dụng công nghệ trong quản lý vận hành giúp khách hàng có trải nghiệm xuyên suốt tốt hơn và mượt mà hơn.
Bán lẻ là ngành phụ thuộc rất lớn vào sức mua cũng như thói quen của người tiêu dùng. Có thể nói đây là hoạt động chịu nhiều biến đổi thường xuyên và liên tục trong giai đoạn gần đây. Một trong lý do chính là do sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.
Với nhiều sự lựa chọn được tung ra trên thị trường, khách hàng dần trở nên khó tính hơn. Công nghệ dấy lên yêu cầu cao hơn từ khách hàng. Nếu như trước đây, khách hàng sẽ tập trung vào việc tìm kiếm sản phẩm cho nhu cầu của bản thân thì giờ đây khách hàng lại có mong muốn nhiều hơn ở trải nghiệm.
Yêu cầu của họ không chỉ dừng lại ở việc so sánh xem ai là người bán sản phẩm tốt hơn mà còn có việc trải nghiệm từ nhà cung cấp nào là tốt hơn?
Một trong những lý do tại sao khẳng định số hóa trong ngành bán là tất yếu nữa là trong những năm gần đây, đã có rất nhiều thương hiệu bán lẻ phải đóng cửa do không thích ứng kịp với việc chuyển đổi số.
Theo một nghiên cứu từ Coresight Research, các nhà bán lẻ tại Mỹ đã phải đóng cửa hơn 9.300 cửa hàng, một sự gia tăng đáng kể so với con số 5.589 một năm trước đó. Trái ngược tình hình không mấy tươi sáng từ các cửa hàng truyền thống, mô hình bán hàng online tập trung trải nghiệm mua sắm ghi nhận sự phát triển bùng nổ với những thương hiệu bán lẻ tên tuổi như Amazon, Ebay...
Thị trường Việt Nam nói riêng cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ từ các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Bach Hoa Xanh...
Trong khi đó các trung tâm thương mại tại Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những ảnh hưởng kinh tế và giãn cách xã hội của đại dịch COVID-19. Tổng số cửa hàng nhỏ giảm xuống 20% so với năm trước.
Trong một bài chia sẻ trên tạp chí Forbes của Nikki Baird – Phó chủ tịch ban đổi mới bán lẻ tại Aptos đã đề cập đến một định nghĩa hoàn toàn mới về chuyển đổi số ngành bán lẻ:
“What does digital transformation mean in retail? It’s about moving from this obsolete product-centric model to one that is customer-centric. Instead of buy low, sell high, and optimize everything in between (a supply chain view), retailers need to focus on the digital value chain – one focused on collecting data (about products, customers, and locations), turning that data into insights, and then turning those insights into action.”
(Tạm dịch: Chuyển đổi số trong ngành bán là đồng nghĩa với việc chuyển dịch từ kinh doanh tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào khách hàng. Thay vì tập trung vào chênh lệch giá mua vào và bán ra, tối ưu hoá giữa các công đoạn trong chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ cần tập trung vào mô hình chuỗi cung ứng dựa trên dữ liệu, tập trung vào việc thu thập thông tin về sản phẩm, khách hàng, và địa điểm, biến dữ liệu thành những phân tích chuyên sâu phục vụ cho việc đề ra các hành động thích hợp.)
Cách nhìn của bà giúp chúng ta có cái nhìn và tư duy hoàn toàn mới về cách thức vận hành bán lẻ. Ví dụ, doanh nghiệp trước đây vận hành hoạt động bán lẻ thuần tuý dựa trên việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, sinh lời từ việc mua rẻ bán đắt.
Tuy nhiên, phương thức này không mang lại giá trị bền vững cũng như lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp vì không đảm bảo được việc gia tăng trải nghiệm người tiêu dùng, biến họ thành những khách hàng trung thành.
Cùng với hành vi tiêu dùng mới và thị trường chuyển dịch, các nhà bán lẻ dần tập trung vào cạnh tranh thông qua việc tối ưu hoá chuỗi giá trị cho người tiêu dùng. Dựa trên tình hình hiện tại, ta có thể phân chia chiến lược này thành 3 giai đoạn cốt lõi:
- Thu thập thông tin sản phẩm và khách hàng nhờ số hoá quy trình giao dịch khách hàng (tư vấn trực tuyến, lưu trữ dữ liệu...)
- Tối ưu các phân tích chuyên sâu từ dữ liệu từ bước giao nhiệm vụ đến nhân viên cửa hàng, điểm bán, kiểm tra trưng bày, khảo sát chất lượng cửa hàng, quản lý rủi ro...
- Gia tăng và mở rộng chuỗi giá trị cho khách hàng: đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, chương trình hậu mãi dựa trên tệp khách hàng thu thập được trong các chiến dịch marketing hay hoạt động bán lẻ hằng ngày.
Trong một tương lai chuyển đổi số, dữ liệu chính là trung tâm cho sự phát triển. Với việc chuyển sang mô hình chuỗi giá trị số cùng trọng tâm là dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau ở tốc độ và tính hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu, chuyển các dữ liệu đó thành các insight, rồi thành các hành động phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tìm hiểu thêm ở tài liệu Quản lý vận hành chuỗi bán lẻ trong kỷ nguyên số tại đây.