8 chỉ số KPI giúp đo lường hiệu quả Content Marketing

8 chỉ số KPI giúp đo lường hiệu quả Content Marketing

KPI là chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả content marketing. Có rất nhiều chỉ số KPI, nhưng tuỳ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn những chỉ số phù hợp nhất. 

1. Tổng lưu lượng truy cập website (Overall Traffic)

Tổng lưu lượng truy cập website là một chỉ số mà marketer cần quan tâm đầu tiên khi tiến hành đánh giá, đo lường hiệu quả content marketing.

Tổng lưu lượng truy cập website có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như:

  • Social (Traffic từ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, YouTube…)
  • Organic Search (Traffic từ vị trí xếp hạng trên các trang công cụ tìm kiếm)
  • Paid Search (Traffic từ quảng cáo)
  • Direct (Traffic truy cập trực tiếp )
  • Email (Traffic truy cập từ Mail )
  • Referral (Traffic truy cập gián tiếp từ liên kết ở các trang khác dẫn về website của bạn)
  • Các nguồn khác

đo lường hiệu quả content marketing

Traffic là chỉ số hữu ích để đo lường hiệu quả content marketing

Việc xác định được tổng lượt người dùng truy cập sẽ giúp doanh nghiệp biết được đâu là nội dung thực sự thu hút người dùng. Dựa vào các thông tin đó, đội ngũ content marketing có thể căn cứ điều chỉnh chiến lược nội dung phù hợp để tăng lưu lượng truy cập cho website.

Người làm nội dung có thể đo lường hiệu quả content marketing theo tiêu chí như sau: nội dung tốt thường sẽ có traffic cao và ngược lại, nội dung khách hàng không yêu thích sẽ có traffic thấp.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình thống kê chính là phải lọc lưu lượng truy cập không trả tiền khi xem. Tách số liệu từ quảng cáo trả tiền hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tránh sai lệch dữ liệu.

MISA gợi ý một công cụ có sẵn trên website giúp thống kế lượt truy cập hiệu quả với các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập tài khoản Google Analytics và chọn chế độ Master View
  • Bước 2: Chọn chuyển đổi (Acquisition) => Tất cả lưu lượng truy cập (All traffic) => Kênh (Channels)
  • Bước 3: Điều chỉnh khoảng thời gian cần đo lường lượt truy cập Website
  • Bước 4: Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ thấy một bảng số liệu như hình bên dưới đây. Cuối cùng, bạn có thể nhìn vào cột số phiên (Sessions) để xem các số liệu về lượt truy cập website

>> Xem bài viết gốc để ủng hộ MISA TẠI ĐÂY

2. Thời gian truy cập (Time on Page)

Time on Page là chỉ số thể hiện nội dung website có thực sự giá trị hay không. Time on Page đo lường hiệu quả content marketing thông qua việc xem xét người dùng dành bao nhiêu thời gian cho website của bạn. Nội dung của bạn càng có sức hút thì càng giữ được người dùng trên page càng lâu.

Time on Page cũng là một yếu tố để xếp hạng website nên việc tập trung và cải thiện thời gian sử dụng website được xem là một trong những yếu tố cần chú trọng trong chiến lược SEO.

Bạn có thể xác định thời gian truy cập trên Google Analytics với các bước đơn giản như sau:

Tại Google Analytics, truy cập Hành vi => Nội dung trang web => Tất cả các trang để xem lượng thời gian trung bình người dùng truy cập trên trang.

đo lường hiệu quả content marketing

Xác định Time on page đơn giản bằng Google Analytics

Ngoài việc cải thiện tốc độ tải trang giúp người dùng tăng tốc độ truy cập mượt mà hơn thì người làm content marketing cần tối ưu nội dung trên trang giúp người dùng tìm thông tin mà họ mong muốn… Để tăng thời gian truy cập của người dùng.

3. Tỷ lệ thoát (Bounce rate)

Tỷ lệ thoát là tỷ lệ người dùng rời đi ngay sau khi xem một trang và không có bất kỳ hành động nào khác trên website của bạn. Đây cũng là một chỉ số đo lường hiệu quả content marketing hiệu quả.

Bạn có thể kiểm tra tỷ lệ thoát tại trang tổng quan của Google Analytics hoặc trên phần mềm Web App SEO của SEO LAT.

do-luong-hieu-qua-content-marketing-4

Kiểm tra Bounce Rate tại trang tổng quan của Google Analytics

Tỷ lệ thoát của website phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hình thức truy cập website (thông qua email, mạng xã hội…), vị trí truy cập, thiết bị sử dụng, người dùng mới hay đã từng truy cập vào website những lần trước…

Vậy làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát?

Nếu tỷ lệ thoát tổng thể cao, bạn cần xác định được tỷ lệ đó là cao đồng đều hay chỉ cao ở một vài trang. Dưới đây là hai biện pháp giúp giảm tỷ lệ thoát cho hai trường hợp kể trên:

Trường hợp 1 – Tỷ lệ thoát cao đồng đều ở từng trang trên website

Xem lại toàn bộ giao diện và thứ tự hiển thị của các thành phần quan trọng trên trang: Màu sắc, hình ảnh, các câu kêu gọi hành động.

Tối ưu hoá giao diện tương thích với các phương tiện truy cập khác nhau như điện thoại, PC, laptop… nhằm tăng tương tác người dùng.

Trường hợp 2 – Tỷ lệ thoát chỉ cao ở một vài trang

Xem lại hiển thị quảng cáo dẫn đến trang và nội dung trên trang có liên quan chặt chẽ đến nhau hay không. Ví dụ: Quảng cáo hiển thị khoá học tiếng Anh online chỉ 65k/tháng nhưng nội dung trong trang không đề cập đến học phí 65k/tháng hoặc đề cập đến các con số chênh lệch khác.

Điều này dễ làm giảm sự hài lòng của người dùng khiến họ thoát trang nhanh chóng mà không để lại bất kỳ tương tác nào. Dựa vào đó, bạn có thể đánh giá & đo lường hiệu quả content marketing để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

Nếu hiển thị quảng cáo và nội dung trên trang đã có sự liên kết chặt chẽ mà tỷ lệ thoát vẫn cao thì bạn cần điều chỉnh nội dung trên trang. Hãy đảm bảo trang của bạn đang cung cấp các thông tin thực sự có ích, đúng trọng tâm, đúng nhu cầu và điều hướng tốt người dùng với bố cục hợp lý cùng giao diện bắt mắt.

Ngoài tối ưu các nội dung trên trang, bạn cũng cần cải thiện tốc độ tải trang, thiết kế các đường internal link thân thiện nhằm điều hướng người dùng truy cập đến các trang cung cấp thêm thông tin chất lượng để giảm tỷ lệ thoát.

4. Vị trí xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (Organic Rankings)

Ngoài các chỉ số kể trên thì Organic Rankings là một chỉ số KPI giúp đo lường hiệu quả content marketing. Bởi bài viết có nội dung chất lượng và bổ ích cho người dùng hơn so với các bài viết khác cùng chủ đề sẽ được xếp hạng tốt hơn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để xác định vị trí xếp hạng của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm như: Ahref, SEMrush, Google...

Trong đó, Ahref là một công cụ hữu ích giúp bạn phân tích hồ sơ liên kết của trang web, thứ hạng từ khoá và tình trạng SEO.

đo lường hiệu quả content marketing

Tìm kiếm vị trí xếp hạng trên trang công cụ tìm kiếm với Ahrefs

5. Giá trị trang (Page Values)

Page Values là chỉ số cho người xem thấy được giá trị trung bình mà từng trang đã đóng góp vào doanh thu cho website mỗi khi có người dùng thực hiện một chuyển đổi trên trang web.

Khi đo lường được giá trị thực của mỗi trang, bạn có thể xác định được đâu là nội dung thu hút khách hàng đưa ra các lựa chọn và quyết định tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.

6. Tổng lượt bình luận trên website (Comments)

Lượt bình luận là một chỉ số quan trọng cho thấy nội dung của doanh nghiệp có đủ mạnh để khiến người dùng phải để lại bình luận và chia sẻ rộng rãi hay không. Đây cũng là một chỉ số đo lường hiệu quả content marketing mà người làm nội dung nên quan tâm.

Số lượng bình luận người dùng để lại trên bài viết không chỉ xác định thành công của chiến dịch content marketing mà còn làm tăng thêm sức mạnh và mang đến những góc nhìn mới mẻ cho website.

Mỗi bình luận mới là một sự phản ánh trực tiếp về sức hấp dẫn của bài viết và mức độ quan tâm của người đọc đối với bài viết đó. Ngoài ra, bình luận cũng là minh chứng cho thấy nội dung bài viết đã thực sự tạo ra được sự cộng hưởng với người dùng giúp thương hiệu giao tiếp hiệu quả với người dùng.

7. Số lượt chia sẻ trên mạng xã hội (Social Shares)

Số lượt chia sẻ cho thấy người đọc đủ yêu thích nội dung bạn đã truyền tải và tin tưởng chia sẻ với những người dùng khác trên mạng xã hội. Tuỳ vào mục tiêu của chiến dịch mà có thể đánh giá lượt Social Shares chính là một thành công lan toả được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Dựa vào số lượt chia sẻ, doanh nghiệp cũng dễ dàng xác định được các chủ đề được người dùng ưa chuộng từ đó đưa ra các nội dung xu hướng kịp thời. Với tốc độ phát tán thông tin cực nhanh trên mạng xã hội như hiện nay, nhờ vào đo lường lượt shares, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được độ nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường.

Bạn có thể sử dụng công cụ như: Overarching Social Media Analytics, Sociograph.io, Facebook Insights… để xem số lượng khách truy cập từ phương tiện truyền thông xã hội, cùng với phạm vi tiếp tự nhiên của bạn từ mọi nền tảng khác nhau. Nhờ đó, đo lường được lượt share nhằm đo lường hiệu quả content marketing.

8. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Conversions Rate là tỷ lệ chuyển đổi các hành động khách hàng tiềm năng (tổng lượt truy cập, lượt thích, lượt bình luận…) thành hành vi mua hàng (đăng ký, đặt hàng, nhận thông báo…). Đây là chỉ số được quan tâm tối cao khi các marketer đo lường hiệu quả content marketing.

Tỷ lệ chuyển đổi được đo lường bằng công thức:

Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượt hành vi đạt được/Tổng được truy cập website) x 100

Nếu mục tiêu chiến dịch nhằm kêu gọi khách hàng thực hiện các hành động giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (đăng ký email, số điện thoại, quyết định đặt hàng… ) thì Conversions Rate là một chỉ số KPI quan trọng để đo lường hiệu quả content marketing.

Dưới đây là 3 cách điển hình marketer có thể áp dụng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi:

Cách 1: Thực hiện A/B testing

A/B testing (thử nghiệm phân tách) là phương pháp thử nghiệm, kiểm tra các phiên bản khác nhau trên cùng một nền tảng, cùng một thời điểm và rút ra được đâu là phương án tối ưu nhất giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ:

Bạn có hai định hướng content marketing khác nhau và không biết phải chọn phương án nào. Hãy chạy A/B testing để rút ra được định hướng nội dung nào hoạt động tốt hơn. Bạn tạo ra hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B) cùng với lời kêu gọi hành động ở cả hai trang.

Cuối cùng, theo dõi và đo lường hiệu quả content marketing xem trang nào có nhiều chuyển đổi hơn thì đó chính là trang có định hướng nội dung hiệu quả.

đo lường hiệu quả content marketing

Tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng phương pháp A/B testing

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng khi thực hiện A/B testing là bạn cần phải xác định rõ bạn cần test cái gì?

Tuỳ thuộc vào cơ cấu, dữ liệu, mục tiêu chiến dịch mà bạn sẽ sắp xếp các testing phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó, đội ngũ content marketing sẽ có dữ liệu chuyển đến bộ phận kinh doanh với mục đích cuối cùng là tăng doanh thu.

Nếu bạn không thể xác định được các phương án test thì sẽ chẳng có sự khác biệt nào xảy ra và mang lại hiệu quả cho website. Như vậy hoạt động đo lường hiệu quả content marketing cũng không có kết quả khác biệt so với trước đó.

Đối với các website có lượng traffic ổn định, bạn nên thực hiện testing. Ngược lại, nếu bạn không có đủ lượng traffic thì việc làm này sẽ khá mất thời gian vì kết quả testing sẽ không hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi với lượng traffic thấp thông qua việc tối ưu website bằng content marketing. Hãy đầu tư cho website của bạn headlines mạnh mẽ, hấp dẫn và đáng tin cậy để thu hút được sự chú ý của người dùng.

Theo chuyên gia marketing huyền thoại David Ogilvy: “Trung bình số người đọc tiêu đề nhiều hơn gấp 5 lần so với người đọc bài viết”. Vì thế, hãy tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công lên 80% bằng cách bán hàng ngay trong tiêu đề. Ngoài ra, bố cục trang và content bán hàng giúp ích và giải quyết được những vấn đề khó khăn của khách hàng cũng giúp bạn cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi.

Cách 2: Xây dựng một value proposition thu hút

Value proposition chính là những giá trị mà bạn sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn thay vì đối thủ. Khách hàng không chỉ muốn biết họ nhận được gì từ sản phẩm mà họ còn nghi vấn tại sao phải mua chúng từ bạn.

đo lường hiệu quả content marketing

Xây dựng một value proposition chất lượng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Như vậy, thay vì viết những nội dung thật hay, đăng những hình ảnh đẹp mắt cùng font chữ độc lạ thì xây dựng một value proposition thu hút chính là điều mà nhân viên marketing cần đầu tư thực hiện.

Để làm được điều đó, đòi hỏi cần phải có sự am hiểu về USP (Unique selling point) của sản phẩm/dịch vụ và biến các thông tin đó thành thông điệp thực sự có ý nghĩa với khách hàng.

Đồng thời, tạo được sự khác biệt với đối thủ trên thị trường. Đây chính là lúc content marketing phát huy sức mạnh, cũng như có thể đạt kết quả cao khi thực hiện đo lường hiệu quả content marketing.

Cách 3: Thiết lập phễu bán hàng

Đôi khi vì quá vội vàng trong việc thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định khiến trang của bạn bị giảm tỷ lệ chuyển đổi. Cụ thể, bạn vội vàng kêu gọi hành động (đăng ký, để lại số điện thoại đặt hàng, để lại email nhận tư vấn…) trong khi chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết.

Người dùng lúc này chưa hình thành nhận thức và chưa đưa ra quyết định mua hàng. Điều này có thể gây ra tác dụng ngược, khách hàng có thể nhanh chóng thoát trang do không tìm thấy những điều hữu ích với nhu cầu của mình. Trong trường hợp này, kết quả của hoạt động đo lường hiệu quả marketing có thể rất thấp, không đạt kỳ vọng như kế hoạch đặt ra.

Đó là lý do vì sao bạn cần thiết lập phễu bán hàng bằng cách sản xuất các nội dung có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng và để họ nhìn thấy những giá trị mà họ sẽ được nhận. Từ đó, xây dựng được lòng tin của khách hàng và thuyết phục họ đưa ra hành vi mua hàng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

đo lường hiệu quả content marketing

Thiết lập phễu bán hàng AIDA giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ: Bạn muốn kêu gọi khách hàng thực hiện hành động mua máy pha cà phê được nhập khẩu từ Ý trong kinh doanh take away. Bạn có thể áp dụng cách tạo phễu bán hàng theo mô hình AIDA theo các giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1 – Awareness/ Attention (Nhận thức/ Chú ý)

Thu hút khách hàng chú ý đến quảng cáo máy pha cà phê của bạn bằng những hình ảnh bắt mắt, hoành tráng kết hợp content độc đáo, mới lạ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến học có nhận thức tốt về sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Giai đoạn 2 – Interest (Quan tâm, thích thú)

Tăng cường sự quan tâm, yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm bằng các lợi ích, tính năng vượt trội cùng chính sách bán hàng hấp dẫn ( Bạn có thể tham khảo chính sách bán hàng của đối thủ để tối ưu chính sách bán hàng )

Giai đoạn 3 – Decision/Desire (Quyết định/ Mong muốn)

Thúc đẩy sự tham vọng và mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng bằng các thông tin khuyến mãi giới hạn, chế độ bảo hành, dịch vụ hậu mãi,…

Giai đoạn này bạn cần đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng kinh doanh cà phê take away là tiết kiệm chi phí với đa dạng các loại máy pha chuyên biệt cùng khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, khách hàng được hưởng chế độ bảo hành – chăm sóc đặc biệt (mối quan tâm của người kinh doanh chuỗi cà phê nhượng quyền Take away)

Giai đoạn 4 – Action (Hành động)

Tạo các CTA (call to action – kêu gọi hành động) chất lượng, cuốn hút, thôi thúc khách hàng ra quyết định và thực hiện hành vi mua hàng (đặt hàng ngay, đăng ký ngay, để lại số điện thoại để nhận tư vấn…)

Trong quá trình áp dụng AIDA, content marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung tốt giúp điều hướng khách hàng tiềm năng đi đến quyết định mua hàng. Tuỳ từng giai đoạn trong phễu bán hàng mà đội ngũ content sẽ áp dụng các nội dung phù hợp.

Các kết quả thu được sau khi áp dụng mô hình AIDA như traffic, doanh số cũng là thước đo cho hoạt động đo lường hiệu quả marketing. Sau khi đã thu thập được dữ liệu khách hàng, bộ phận marketing chuyển cho sale thực hiện các bước trò chuyện, tư vấn để hiểu thêm cũng như thuyết phục họ đăng ký mua máy pha cà phê của bạn.

Nhờ vào quá trình trò chuyện, tư vấn khách hàng, team sale sẽ chuyển ngược lại thông tin cho team marketing. Các thông tin chủ yếu phục vụ mục đích tối ưu content để thu hút và giữ chân khách hàng gắn bó cùng doanh nghiệp. Đây là quá trình dài hơi và đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nguồn lực để đạt được mục tiêu chuyển đổi như đã kỳ vọng,

Kết luận

Hãy luôn nhớ một điều rằng “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước khi triển khai chiến dịch, xác định rõ mục tiêu chính là cơ sở đưa ra các KPI phù hợp để đánh giá, đo lường hiệu quả content marketing.

Nguồn: MISA AMIS