Tối ưu hóa quản lý chuỗi bán lẻ trong cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp

Tối ưu hóa quản lý chuỗi bán lẻ trong cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp

Thời đại công nghiệp 4.0 chứng kiến sự ra đời của giải pháp công nghệ tiên tiến được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ di động và dữ liệu lớn (Big Data).

Khái niệm "chuyển đổi số" phủ khắp các nước phát triển cũng dần chuyển dịch sang các nước đang phát triển, hiện diện ở hầu hết các ngành nghề khác nhau, bao gồm cả ngành bán lẻ. 

Để có thể giành miếng bánh thị phần trên thị trường vốn đã có mức độ cạnh tranh cao, các nhà bán lẻ bắt tay tối ưu hóa bộ máy vận hành của mình.

Bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để các cấp quản lý có thể đạt được kết quả cao nhất trong công cuộc chuyển đổi số ngày càng gắt gao như vậy? Sau đây là một số gợi ý dành cho nhà quản trị để áp dụng vào quản lý chuỗi bán lẻ của mình.

1. Số hóa vận hành cửa hàng

Đặc trưng của vận hành bán lẻ truyền thống là lưu trữ thông tin trên giấy, dẫn đến nhiều bất cập như:

  • Phân tích, tổng hợp dữ liệu khó

  • Khó khăn khi muốn chỉnh sửa

  • Rủi ro hư hỏng xảy ra

  • Không thể cung cấp xu hướng và hỗ trợ hành động kịp thời

Chính vì vậy, điều cần làm đầu tiên là cần số hóa tài liệu và quy trình để đồng bộ toàn bộ thông tin lên hệ thống, thể hiện được xu hướng và tình hình hoạt động bán lẻ.

Bán lẻ là ngành phụ thuộc rất lớn vào sức mua cũng như thói quen của người tiêu dùng. Với nhiều sự lựa chọn được tung ra trên thị trường, khách hàng dần trở nên khó tính hơn. 

Nếu như trước đây, khách hàng sẽ tập trung vào việc tìm kiếm sản phẩm cho nhu cầu của bản thân thì giờ đây khách hàng lại có mong muốn nhiều hơn ở trải nghiệm. Yêu cầu của họ không chỉ dừng lại ở việc so sánh xem ai là người bán sản phẩm tốt hơn mà còn có việc trải nghiệm từ nhà cung cấp nào là tốt hơn?

Chuyển đổi số không những trực tiếp giúp các thương hiệu nắm bắt trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số, từ đó cải thiện trải nghiệm trở nên tốt hơn. Công nghệ cũng giúp các nhà bán lẻ tối ưu vận hành, quản lý vận hành dễ dàng, quản lý tốt đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh. 

Theo nguyên tắc Pareto 80/20, 80% kết quả tạo thành từ 20% nguyên nhân. Do đó, nhà quản trị khi giản lược hóa 20% bất cập, cồng kềnh trong vận hành bằng việc số hóa chẳng hạn sẽ tối ưu hóa và kiểm soát được 80% chi phí quản lý.

“Nếu như trước đây, khách hàng sẽ tập trung vào việc tìm kiếm sản phẩm cho nhu cầu của bản thân thì giờ đây khách hàng lại có mong muốn nhiều hơn ở trải nghiệm. Yêu cầu của họ không chỉ dừng lại ở việc so sánh xem ai là người bán sản phẩm tốt hơn mà còn có việc trải nghiệm từ nhà cung cấp nào là tốt hơn?”

Nguyên tắc Pareto 80/20

2. Chuẩn hóa quy trình quản lý chuỗi cửa hàng

Để tồn tại trong thị trường bán lẻ có tính nhạy cảm cao, thì việc thắng thua của các thương hiệu nằm ở việc đơn vị nào có thể phản ứng kịp thời với những biến đổi và đưa ra chiến lược nhanh chóng.

Điều này cũng phụ thuộc vào vấn đề bộ máy vận hành có tinh gọn, khả năng cộng tác nội bộ có khoa học và hiệu quả hay không. Được biết, một bài viết trên tạp chí Forbes cũng chỉ ra việc thiếu khả năng hợp tác và giao tiếp gây thất thoát đến 37 triệu đô la Mỹ cho các công ty.

Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập những tiêu chuẩn nhất định trong quy trình quản lý.

Bằng việc số hóa các công đoạn vận hành, quá trình chuyển đổi số giúp tối ưu hóa được quy trình, tiết kiệm chi phí vận hành, đẩy nhanh tốc độ phản ứng và quản lý rủi ro trước các biến động của thị trường. 

Dưới đây là mô hình mẫu hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Tối ưu hóa quản lý chuỗi bán lẻ trong cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp

Để có thể thành công chuyển đổi số, các nhà bán lẻ cần xây lớp nền vững chắc cho doanh nghiệp của mình bằng cách số hóa công việc, quy trình, thông tin và dữ liệu. 

Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ đã tìm đến các phần mềm hỗ trợ chuyển đổi số, và đã ghi nhận được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong quản lý vận hành. 

Phần lớn các phần mềm quản lý hiện nay đều tồn tại dưới dạng sản phẩm SaaS (Software as a Service) tích hợp tính năng báo cáo theo thời gian thực.

Giải pháp trên giúp cấp quản lý, cửa hàng trưởng, giám sát viên nói chung nắm bắt được tình hình hoạt động bán lẻ ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời gian nào, có được tầm nhìn để tối ưu công việc hiện tại và đề xuất hướng đi cho tương lai.

Nhìn vào báo cáo thời gian thực trên phần mềm, cấp quản lý nhanh chóng đánh giá được năng suất làm việc của từng nhân viên (nhân viên nào làm việc tốt, nhân viên nào hay trễ hạn công việc), v.v. để đưa ra các quyết định thưởng phạt phù hợp.

Ngoài ra, khi muốn đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, điều quan trọng là tập trung vào sự nhất quán ở các cửa hàng bán lẻ từ cách bài trí cửa hàng, cách trưng bày sản phẩm đến thái độ phục vụ của nhân viên. 

Mọi thứ đều phải thống nhất để khi khách hàng đến bất kỳ cửa hàng nào của thương hiệu bán lẻ, họ đều có được trải nghiệm mua sắm suôn sẻ, nhanh chóng và mượt mà; từ đó, trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Với hai bước đệm số hóa, doanh nghiệp mới tập hợp được các điều kiện tiên quyết để bước vào giai đoạn 3 - Chuyển đổi số mô hình kinh doanh, cách thức vận hành trên toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, vẫn cần phải lưu ý rằng dù đã có nhiều phần mềm giúp số hóa công đoạn này, nhưng việc này cũng cần đến tinh thần chủ động quyết liệt nhằm thay đổi thói quen làm việc, vận hành trên quy mô toàn doanh nghiệp.

Ví dụ, trong trường hợp chủ doanh nghiệp đã mua một phần mềm hỗ trợ quản lý bán lẻ, nhân viên vẫn không thực hiện nhiệm vụ hay cập nhập thông tin lên hệ thống, thì việc số hóa cũng không mang lại kết quả mong đợi. 

Để có thể thành công chuyển đổi số, các nhà bán lẻ cần xây lớp nền vững chắc cho doanh nghiệp của mình bằng cách số hóa công việc, quy trình, thông tin và dữ liệu.

3. Hiểu biết chuyên sâu về báo cáo và các chỉ số đánh giá hoạt động vận hành

Cùng với hành vi tiêu dùng mới và thị trường chuyển dịch, các nhà bán lẻ dần tập trung vào cạnh tranh thông qua việc tối ưu hóa chuỗi giá trị cho người tiêu dùng bằng cách tìm hiểu nhu cầu khách hàng rõ ràng hơn, nắm bắt được hành vi tiêu dùng và tâm lý mua sắm của khách hàng. 

Để làm được điều đó, chủ doanh nghiệp cần có hiểu biết chuyên sâu thông qua các khảo sát, báo cáo, và chỉ số đánh giá thu thập được. Có thể nói giải pháp tháo gỡ nút thắt này nằm ở việc số hóa dữ liệu và thông tin theo thời gian thực. 

Tại sao cần theo thời gian thực? Giả sử các hoạt động không dựa trên thời gian thực, thì ta không thể xem là có tầm nhìn xa và có đánh giá trung thực. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự nhanh nhạy mà tất cả các nhà bán lẻ cần, bởi vì bạn không thể lập kế hoạch cho tương lai mà không nhận thức đầy đủ về hiện tại.

Ứng dụng chuyển đổi số nói chung hay sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý nói riêng sẽ giúp nhà bán lẻ nắm bắt tình hình hoạt động của cửa hàng và trải nghiệm khách hàng dựa trên các chỉ số phân tích và báo cáo trực quan được cung cấp trên hệ thống.

Ví dụ, các phần mềm hỗ trợ quản lý có thể giúp doanh nghiệp phát hiện cửa hàng hay điểm bán hàng nào hoạt động kém để có chính sách điều chỉnh thích hợp, cải thiện kết quả, năng suất hoạt động của cửa hàng thông qua các báo cáo phân tích trực quan, với các con số đánh giá cụ thể. Việc đánh giá dựa trên các con số sẽ giúp các báo cáo đánh giá trở nên có giá trị và minh bạch hơn.

Trên đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp bán lẻ có thể tối ưu hóa quản lý vận hành bán lẻ của mình. Tham khảo thêm ebook "Quản lý vận hành chuỗi bán lẻ trong kỷ nguyên số" để biết thêm thông tin hữu ích khác.

TẢI TÀI LIỆU MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY