Cách để Flop “thành công” trên TikTok

Cách để Flop “thành công” trên TikTok

Giả sử, bạn đăng một vài video lên TikTok và có vẻ chúng chưa đạt được số view/ react hay mục tiêu như mong muốn. Dù vậy, bạn không nên thất vọng và vội từ bỏ nền tảng này. Nếu TikTok nằm trong kế hoạch content của bạn, thì bạn cần tìm cách vượt qua vấn đề nan giải này.

Dù bạn tìm đến bài viết này vì bản thân đang ở trong trường hợp tương tự, hay đơn giản là vì hiếu kỳ thì những lời khuyên về vấn đề “phòng chống flop” dưới đây cũng sẽ làm bạn thích thú. (Có thể bạn chưa biết, “flopping” là một thuật ngữ phổ biến trên TikTok ám chỉ những video không mang lại kết quả như mong muốn của những người tạo ra chúng). Một lưu ý nho nhỏ, flopping không có nghĩa là failing (thất bại).

Không kể đến lượng view, follower hay lượt like, việc trải nghiệm các format sáng tạo video mới trên nền tảng này vẫn có lợi cho bạn. Creators (người sáng tạo) sẽ nói với bạn rằng thử nghiệm và học hỏi, tất cả chỉ là một phần trong hành trình sáng tạo trên TikTok. Thực tế, một khi dấn thân vào con đường sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok, ít nhiều bạn cũng sẽ kỳ vọng content của mình được hưởng ứng. Bài viết này tổng hợp các vấn đề mà Advertisers (các nhà quảng cáo) thường gặp trên TikTok, cùng những gợi ý giúp bạn tìm ra cách giải quyết chúng.

Vấn đề thứ nhất: “Sẽ như thế nào nếu content của tôi không đạt đủ số view?”

Tip: Chấp nhận và rút kinh nghiệm

Video không đạt lượng react như mong đợi là một trong những nỗi lo mà người mới thường hay gặp phải. Tuy nhiên, lượng tương tác quá thấp hoàn toàn không phải là dấu hiệu của sự thất bại. 

Người dùng TikTok sẵn sàng đón nhận mọi rủi ro. Có tới 79% lượng người dùng đồng ý rằng TikTok là nơi để các thương hiệu thể hiện “cá tính” và thông điệp của họ – và công chúng cần thời gian để hiểu được những thông điệp đó.

“10 video TikTok đầu tiên của mọi người chắc chắn trông rất cringe (rùng mình)”, TikTok Creator Andrea Casanova nói .

Nếu bạn cảm thấy TikTok của mình không thú vị, đừng quá lo lắng. Đây là chuyện thường tình trong quá trình sáng tạo. Chính vì tương tác thấp nên bạn cũng không cần phải quá quan tâm đến chuyện hình ảnh của bản thân bị ảnh hưởng ra sao. Hãy tiếp tục sử dụng nền tảng và bắt trend cho chiến lược tiếp theo của mình. “Bằng cách tiếp thu nhiều content, dần dần bạn sẽ trở thành một Creator tốt hơn”, Casanova chia sẻ.

79% người dùng TikTok nói rằng họ thích video từ những thương hiệu có sự am hiểu về video TikTok hơn là những video quảng cáo lộ liễu.

Tip: Thử nhiều góc độ khác nhau

Cách để Flop “thành công” trên TikTok

Lượng tương tác của một video TikTok thấp có thể không phải do thông điệp mà nó truyền tải, mà do cách bạn trình bày thông điệp đó. Để giải quyết vấn đề này, các nhà quảng cáo đã quay nhiều đoạn video khác nhau cho một story. Đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Quay vài đoạn video độc đáo từ 3-5 giây để thu hút sự chú ý của người xem
  • Tạo ra những version (phiên bản) khác nhau mà trong đó bạn đối thoại trực tiếp trước camera, lồng tiếng hoặc không cần phải nói gì cả
  • Bắt trend và thử nghiệm từ 2-3 format video hoặc âm thanh đang thịnh hành. Bạn có thể tham khảo các video TikTok nổi tiếng hoặc danh mục những ca khúc, âm thanh đang “trendy” của TikTok.

Version kết nối tốt nhất với người dùng TikTok sẽ nhận được nhiều tương tác hơn trong hệ thống đề xuất nội dung (recommendation) và kết quả là bạn sẽ thấy mức độ tương tác cao hơn.Community Verified icon

Tip: Chú ý đến những thứ mang lại kết quả

Casanova khuyến khích bạn theo dõi các trend, format và phong cách đã thử nghiệm và tìm ra những cái đang mang lại lượng tương tác cao nhất. Bằng cách này, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn trong quá trình sáng tạo những video sau.

Vấn đề thứ hai: “Nếu chẳng may content của tôi nhận được các bình luận tiêu cực?”

Việc phản ứng như thế nào khi gặp phải những bình luận tiêu cực phụ thuộc vào nội dung mà bạn nhận được và cách mà người dùng đưa ra bình luận đó. Tuy nhiên để tránh gặp phải sai lầm đáng tiếc, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây.

Tip: Đừng tắt comment

Trong hầu hết các trường hợp, việc tắt comment sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Tắt comment có thể ảnh hưởng xấu đến tính minh bạch của bạn và khả năng cao sẽ tạo nên hình ảnh xấu trong mắt người dùng.

“Hãy để mọi người trút giận; nếu bạn tắt comment họ sẽ truy đuổi bạn trên khắp các mạng xã hội”, Casanova nói.

Tip: Phản hồi với lý lẽ

Thật ra việc phản hồi lại những comment tiêu cực hoàn toàn ổn, miễn là bạn không đi quá giới hạn. “Nếu những comment đó phù hợp với hình mẫu và giá trị thương hiệu, bạn luôn có thể đáp trả lại với những comment dí dỏm”, Casanova nói thêm.

Ví dụ như trường hợp của Eugene J. Candy Co., một công ty bánh kẹo, đã đăng tải một đoạn video về kẹo chua phủ với chocolate lên TikTok – và nhận được bình luận rằng họ cảm thấy ghê tởm với concept này (dù video hoàn toàn ổn). Thực ra, người dùng không quá khắc khe với nội dung video, doanh nghiệp có thể “thả tim” các nhận xét mang tính “phê bình nhẹ nhàng” và phản hồi bằng các câu trả lời vui vẻ. Đôi khi điều này lại khiến người dùng thích thú hơn.

76% số người dùng TikTok đồng ý rằng việc các thương hiệu phản hồi lại người dùng ở phần comment cho họ cảm giác thân thiện hơn.

Tip: Nhận thức được các vấn đề – vì chúng chính là manh mối

Hãy tìm hiểu xem vấn đề thật sự của người dùng đăng sau nhưng bình luận như thế là gì. “Nhận thức được chuyện gì đang diễn ra và hãy để người dùng trong phần bình luận biết rằng bạn sẽ nhanh chóng tìm cách giải quyết”, Casanova nói.

Những comment tiêu cực không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Hãy ghi chú lại những gì người dùng bình luận vì có thể đây sẽ là những điều bạn thật sự cần cải thiện. “Không có lửa thì làm sao có khói,” Casanova nói. “Chìa khóa ở đây chính là sự tự nhận thức”.

73% lượng người dùng nói rằng họ cảm thấy được kết nối sâu hơn với các thương hiệu khi họ tương tác trên TikTok so với các app hoặc website.

Vấn đề thứ ba: “Phải làm gì nếu tôi thấy organic content tiêu cực về thương hiệu của mình?”

Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Dưới đây là một số tip có thể giảm thiểu tác động của những video tiêu cực này khi chúng xuất hiện.

Tip: Duy trì hình ảnh thương hiệu

Hãy tự nhiên hết sức có thể trước ống kính. Bạn có thể thay đổi cái nhìn của người khác đối với doanh nghiệp/ thương hiệu của mình bằng cách tung ra nhiều video kể chuyện, đặc biệt là về thương hiệu của bạn một cách vui tươi, hạnh phúc.

69% lượng người dùng TikTok nói rằng họ cảm thấy gần gũi hơn với các thương hiệu có sử dụng TikTok.

Tip: Làm việc với những Creator khác

Họ có thể có quan điểm hoàn toàn khác so với những gì thương hiệu chia sẻ. Và một khi điều đó được chia sẻ, nghĩa là lượng nội dung về thương hiệu trên TikTok sẽ tăng, và sẽ có nhiều người tìm thấy video với nội dung tích cực trên mục For You của họ.

78% lượng người dùng TikTok đồng ý rằng các brand tốt nhất trên TikTok là những brand sẵn sàng chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng người dùng của họ.

Vấn đề thứ tư: “Làm sao để tôi có thể tránh việc tài khoản của brand bị flop?”

Thật ra thì không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi trên – nó tuỳ thuộc vào công việc kinh doanh của bạn và những thứ mà bạn muốn đạt được trên TikTok. Nhưng có một vài lưu ý giúp tài khoản của brand tránh bị flop.

Tip: Hãy nhất quán với content của mình

Trên TikTok, bạn có thể trải nghiệm các format mới, làm content về tất tần tật các thứ, tận dụng các trend khác nhau vào content của mình. Nhưng nhiệm vụ chính, cốt lõi của brand phải luôn luôn rõ ràng bất kể bạn trình bày câu chuyện của mình như thế nào.

“Để tạo ra sự nhất quán cho content và giúp brand của bạn nổi bật, bạn cần phải nắm rõ về giá trị và mục tiêu của mình”, Casanova nói. Nếu mục đích của bạn là kết nối với khán giả bằng những video mang tính giải trí và thư giãn, hãy chắc chắn rằng video của bạn luôn thư giãn và giải trí – dù cho bạn có sử dụng audio đang trendy hay làm việc với creator nào đi nữa.

“Tất nhiên việc thể hiện cá tính và sự sáng tạo rất được khuyến khích, miễn là bạn giữ cho lập trường của mình luôn hiện hữu trong mọi cuộc trò chuyện”, Casanova nói.

Tip: Mời gọi các “heavy user” làm việc cho bạn

Casanova cũng khuyến khích việc có cho riêng mình một team TikTok, bởi như vậy bạn sẽ có một màu sắc chung cho content của mình – và nó sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng.

“Làm mọi thứ ‘cây nhà lá vườn’ là cách hay nhất. Nó giúp bạn bắt trend và các cuộc trò chuyện ở thời điểm thích hợp”, Creator chia sẻ, vì bạn đã có nhân sự chuyên môn cho công việc này.

Khuyến khích nhân sự TikTok của bạn trở thành người dùng thường trực. Họ càng quan sát được những thứ mà người khác làm trên nền tảng này, sẽ càng dễ dàng hơn trong việc tạo content thu hút người xem.

“Content trên TikTok rất mau lỗi thời, vì thế tích cực lướt TikTok cũng là một cách để chạy đua với nó”, Casanova nói.

Mục For You có thể chỉ cho bạn rất nhiều thứ về những gì đang xảy ra trên TikTok ở bất cứ thời điểm nào. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về những thứ nằm ngoài phạm vi của For You, hãy truy cập TikTok Creative Center (Trung tâm Sáng tạo), nơi có insight của nền tảng cũng như các tài nguyên từ Trend Discovery, bộ công cụ Creative Tools thuộc TikTok.

Và nếu bạn muốn nghiên cứu thêm về cách kể chuyện trên TikTok và những gì mà người dùng tìm kiếm trong một câu chuyện trên TikTok, hãy tham khảo Trend Story mới nhất, bạn sẽ tìm được cách biến brand của mình thành #nhân_vật_chính (maincharacter) trên nền tảng. Sau cùng thì, đó là điều mà bất cứ creator nào cũng mong muốn, đúng không?

Về AppROI

AppROI.co là Growth Marketing Agency có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn.

Nguồn: TikTok