Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Năm 2021 là một năm nhiều biến động với ngành hàng FMCG. Bảng xếp hạng Brand Footprint 2022 ghi nhận làn sóng thứ 4 của COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt, cụ thể là ở 5 ngành hàng Sức khoẻ & Sắc đẹp, Chăm sóc nhà cửa, Thực phẩm đóng gói, Thức uống và Sữa. Bất chấp thách thức, nhiều thương hiệu FMCG đã thành công thích ứng và đạt được kết quả kinh doanh nổi bật.

Để tìm hiểu kỹ hơn về báo cáo Brand Footprint 2022, Brands Vietnam đã có buổi chia sẻ với bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc khối Kinh doanh tại Kantar Worldpanel Việt Nam. Qua đó, chúng tôi hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích về cách các thương hiệu FMCG có thể tăng trưởng bền vững.

Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.

* Trước hết, bà có thể chia sẻ tình hình tổng quan ngành hàng FMCG tại Việt Nam mà báo cáo Brand Footprint 2022 ghi nhận được?

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Báo cáo Brand Footprint là bảng xếp hạng thường niên những thương hiệu FMCG được chọn mua nhiều nhất. Bảng xếp hạng được xây dựng dựa trên thước đo điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP – Customer Reach Point). Đây là một thước đo nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua). Có thể xem thước đo này là đại diện chân thực về sự lựa chọn của người tiêu dùng (NTD). Data Set dùng cho báo cáo Vietnam Brand Footprint lên tới gần 900 thương hiệu. Và tính đến tháng 6/2022, Brand Footprint đánh dấu năm thứ 10 ra mắt.

Báo cáo năm nay ghi nhận ngành hàng FMCG Việt Nam đối diện với loạt khó khăn, thách thức khi sự tăng trưởng có chiều hướng chậm lại. Theo bảng xếp hạng trong Brand Footprint Việt Nam năm 2022, chỉ có 19 trong top 50 thương hiệu tăng điểm CRP so với năm 2020. Con số này ở khu vực nông thôn là 15 trên tổng số 50 thương hiệu. Thực phẩm đóng gói và Sữa là 2 ngành hàng chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường FMCG cả thành phố lẫn nông thôn. Trong khi đó, tình hình ngành hàng đồ uống lại không mấy khả quan, đặc biệt là ở nông thôn.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Bà Nguyễn Phương Nga trình bày tại họp báo

* Bà có thể chia sẻ những số liệu nổi bật trong bảng xếp hạng Kantar Brand Footprint 2022 tại Việt Nam?

Tôi sẽ lần lượt điểm qua top 10 nhà sản xuất dẫn đầu ngành hàng FMCG và top 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong 5 ngành hàng: (1) Sức khoẻ & Sắc đẹp, (2) Chăm sóc nhà cửa, (3) Thực phẩm đóng gói, (4) Thức uống và (5) Sữa & Sản phẩm thay thế sữa.

Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer giữ 3 vị trí đầu bảng Top 10 những nhà sản xuất ngành hàng FMCG ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong đó, mặc dù CRP sụt giảm so với năm ngoái, Vinamilk vẫn giữ vững hạng 1 tại khu vực thành thị. Một sự thay đổi đáng chú ý khác là Masan Consumer vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng ở nông thôn.

Năm 2021 cũng đánh dấu 1 năm thành công của Suntory PepsiCo tại thành thị khi thu hút được nhiều người mua sắm mới hơn. Một phần là nhờ Suntory PepsiCo nắm bắt nhanh chóng sự chuyển dịch hành vi sang tiêu dùng tại nhà do COVID-19 tái bùng phát vào năm 2021.

Top 10 nhà sản xuất tại thành thị đón chào cái tên mới là Orion. Orion ghi nhận mức tăng trưởng CRP là 13% – mức tăng cao nhất trong bảng xếp hạng. Đó là do hãng đầu tư mạnh mẽ vào việc đổi mới sản phẩm, mở rộng danh mục đầu tư, đặc biệt là gia tăng nhận thức thương hiệu qua nhiều chiến dịch truyền thông online và offline.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Đến lĩnh vực Sức khỏe & Sắc đẹp, các thương hiệu đến từ Unilever “thống trị” ngành hàng này khi chiếm hầu hết các vị trí hàng đầu ở cả thành thị và nông thôn.

Năm 2021 được coi là một năm khó khăn đối ngành hàng Sức khỏe và Sắc đẹp. Kantar ghi nhận có đến 9 trên 10 thương hiệu hàng đầu được chọn mua nhiều nhất đã phải rất nỗ lực để tăng mức tăng trưởng CRP. Đó là do xu hướng mua hàng hoá dự trữ trong đại dịch giảm mạnh theo thời gian sau khi giãn cách xã hội kết thúc.

Diana có thành tích đáng nể trong suốt năm qua và lọt vào top 5 thương hiệu Chăm sóc Sức khỏe & Sắc đẹp được chọn mua nhiều nhất. Diana cũng là thương hiệu duy nhất đạt mức tăng trưởng CRP 9% khi thành công thu hút hơn 230.000 hộ gia đình mới vào tệp khách hàng của mình trong năm 2021. 

Mặc dù Head & Shoulders không nằm trong top 10 thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất ở khu vực Nông thôn, nhưng thương hiệu này đã gây ấn tượng với mức tăng trưởng CRP lên đến 42%, tăng 7 bậc trong bảng xếp hạng. Mức tăng trưởng vượt bậc này là nhờ sự đầu tư vào những chiến dịch tiếp thị sáng tạo trên mạng xã hội, giúp thu hút sự chú ý và hướng NTD trẻ đến với sản phẩm của mình. 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Sunlight, Omo, và Comfort tiếp tục là top 3 thương hiệu Chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất ở cả thành thị và nông thôn. Trong đó, Sunlight dẫn đầu với hơn 70% hộ gia đình Việt Nam tin tưởng mua dùng. Hanoi Paper tăng 2 bậc và lần đầu tiên góp mặt trong top 5 tại khu vực thành phố. Mức tăng trưởng CRP là 7% của Hanoi Paper chủ yếu đến từ  nhu cầu đảm bảo vệ sinh ngày càng cao của NTD Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh. 

Một cái tên nổi bật khác là Surf khi không chỉ có tốc độ phát triển nhanh nhất mà còn thu hút NTD mới nhiều nhất. Cụ thể, Surf thành công chinh phục thêm hơn 170.000 hộ gia đình tại thành thị. Ngoài những chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi, Surf cũng tăng cường mức độ hiện diện trên nền tảng online trước sự bùng nổ của e-Commerce.

Còn NET là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP trong top 10 thương hiệu Chăm sóc gia đình được mua nhiều nhất tại nông thôn. NET đạt thành công này chủ yếu nhờ danh mục sản phẩm đa dạng cũng như chiến lược giá hợp lý trong phân khúc giá bình dân.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Hảo Hảo và Nam Ngư đã duy trì thành công ngôi vị thương hiệu Thực phẩm đóng gói được chọn mua nhiều nhất tại thành thị và nông thôn. Hảo Hảo ghi nhận thêm gần 60.000 hộ gia đình mới vào tệp NTD trong năm ngoái. Còn Nam Ngư vẫn đang tiếp tục gia tăng mức tăng trưởng CRP, và giữ khoảng cách an toàn với các thương hiệu FMCG khác trong bảng xếp hạng Nông thôn.

Chin-su đánh dấu một năm ấn tượng khi không chỉ tăng trưởng mức CRP lên 9% ở Thành thị, mà còn tăng lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng Nông thôn. Thương hiệu này đã hoàn thành tốt việc mở rộng danh mục sản phẩm của mình, nắm bắt nhiều dịp tiêu dùng tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Thành công thu hút thêm 870.000 người mua mới ở khu vực nông thôn giúp Kokomi tăng 3 bậc và lọt vào top 6. Thành tựu này một phần là do hiệu suất bán ra của Kokomi 90 – sản phẩm mới với kích thước gói lớn đáp ứng nhu cầu của NTD ở nhà mùa giãn cách.

Kantar ghi nhận sự chuyển mình vượt bậc của Tường An khi vươn lên 6 bậc và lọt vào top 8 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thành phố. Động lực chính tạo nên bước tiến này là chiến lược đa dạng hoá danh mục sản phẩm và tần suất quảng bá trên các kênh online. Tường An cũng là thương hiệu FMCG có mức độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực thành thị là 29%.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Coca-Cola giữ vị trí số 1 ở bảng xếp hạng thành thị và vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng nông thôn. Nescafé là thương hiệu duy nhất có mặt trong top 3 cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Nescafé ghi nhận mức tăng CRP đáng kể là 9% nhờ một loạt các hoạt động tiếp thị và truyền thông nổi bật trong năm qua.

Chúng tôi nhận thấy một điểm thú vị hơn cả. Đó là bất chấp ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, Tiger vẫn giữ được phong độ tốt khi mức tăng trưởng CRP ổn định tại thành thị là 6%. Một phần là nhờ mức độ nhận biết thương hiệu mà thương hiệu xây dựng được qua các concert và chiến dịch online trong COVID-19. 

Một cái tên nổi bật khác là C2. Nhờ thành công thu hút thêm khoảng 45.000 hộ gia đình tại thành thị, C2 tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng. C2 đã tích cực tung ra sản phẩm mới với tính năng “plus immunity” giúp thương hiệu phân phối sản phẩm của mình rộng rãi hơn tới NTD trong đại dịch.

Ngoài ra, dù không xuất hiện trong top 10 thương hiệu đồ uống được chọn mua nhiều nhất, nhưng Tea plus là ngôi sao đang lên vào năm 2021. Tea plus đã thành công đánh vào nhiều dịp tiêu dùng tại nhà giữa đại dịch, và nỗ lực tương tác với NTD trên các kênh kỹ thuật số. Kết quả là Tea plus đã tăng trưởng CRP ở mức 2 chữ số ở cả thành thị và nông thôn.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Sau cùng là lĩnh vực Sữa & Sản phẩm thay thế sữa, so với năm ngoái, không có sự thay đổi nào đối với top 5 ở cả thành thị và nông thôn. Theo đó, Vinamilk duy trì vị thế dẫn đầu khi khoảng cách về chỉ số CRP và lượng người mua giữa Vinamilk và những thương hiệu cùng ngành khác là rất lớn.

Bên cạnh đó, nỗ lực mang đến những sản phẩm, trải nghiệm mới cho NTD đã giúp TH True Milk ghi nhận mức tăng trưởng CRP là 6%, và thu hút hơn 34.000 người mua mới tại khu vực thành thị.

Ngôi Sao Phương Nam – một “chiến binh” khác của Vinamilk đang dẫn đầu cuộc đua thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất về CRP. Bằng nhiều chiến dịch khuyến mại cũng như hoạt động tài trợ cho nhiều chương trình, Ngôi Sao Phương Nam đã thu hút hơn 192.000 hộ gia đình mới trong năm 2021.

Thương hiệu lần đầu ghi tên vào BXH này là Lif KUN với mức tăng trưởng CRP ấn tượng tại nông thôn (33%). Thương hiệu đầu tư khá mạnh vào truyền thông để làm nổi bật những lợi ích dinh dưỡng của Lif KUN cho trẻ em, thành công đánh vào dịp tiêu dùng tại nhà trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

* Những xu hướng nào tác động đến sự tăng trưởng của FMCG mà thương hiệu Việt cần lưu ý thưa chị?

Dựa trên quan sát của Kantar trong suốt 10 năm qua, có 2 thay đổi nổi bật ảnh hưởng đến ngành hàng FMCG là sự gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ của số lượng gia đình nhỏ (Nuclear Family) và số lượng người có thu nhập cao (Affluent Class).

Đến với xu hướng đầu tiên là gia đình hạt nhân (Nuclear Family). Cũng như nhiều quốc gia khác, quy mô gia đình tại Việt Nam ngày càng nhỏ. Hiện nay, hơn 40% hộ gia đình ở cả thành thị và nông thôn có quy mô nhỏ với số lượng ít hơn 3 thành viên. Các hộ gia đình này có xu hướng lựa chọn sự tiện lợi bằng cách dùng dịch vụ uỷ quyền (Delegation Service). Quy mô gia đình giảm còn dẫn đến mức tiêu thụ và trọng lượng sản phẩm ở mỗi chuyến mua sắm nhỏ hơn. Theo đó, thương hiệu cần cân nhắc sản xuất các sản phẩm có nhiều kích cỡ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Xu hướng thứ hai là số lượng người có thu nhập cao (Affluent Class) tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Số liệu của Kantar dự đoán đến cuối năm 2022, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 3900 USD/ người. Hiện nay, chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình ở khu vực thành thị là khoảng 1,6 triệu đồng, tăng 45% so với 10 năm trước. Con số này ở nông thôn là 1 triệu đồng/ tháng, tăng gấp đôi 10 năm trước. 

Với mức tăng hiện tại thì trong thập kỷ tiếp theo, có đến 75% dân số Việt Nam trở thành “Consuming Class”. Kantar định nghĩa Consuming Class là những người chi tiêu hơn 11 USD/ngày. Và khi khả năng chi tiêu tăng, NTD bắt đầu xuất hiện những nhu cầu mới, đặc biệt là trong ngành hàng FMCG. 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Như trong ngành hàng Food & Beverage, NTD chú trọng 2 yếu tố là sức khoẻ và an toàn. Theo đó sản phẩm họ mua phải có nguồn gốc minh bạch. Ví dụ về thực phẩm tươi sống, theo một khảo sát hồi tháng 6/2022 của chúng tôi, có đến hơn 50% hộ gia đình Việt tại TP.HCM và Hà Nội mua gạo tươi đóng gói, và 18% trong số đó mua thịt tươi đóng gói. Đây là những con số ấn tượng bởi phần lớn NTD nói chung quen với việc mua sản phẩm tươi sống ngoài chợ ướt, và những mặt hàng đó thường không có thương hiệu.

Bên cạnh đó, NTD hiện cũng quan tâm hơn đến chế độ ăn uống lành mạnh. Theo một khảo sát của chúng tôi, có 64% hộ gia đình cho biết họ thích tiêu thụ sản phẩm gốc thực vật (Plant-based Product). Thậm chí khi ăn, họ còn quan tâm nhiều hơn đến việc nêm nếm gia vị như giảm lượng đường, muối…

Còn trong ngành hàng Chăm sóc gia đình, phức tạp là từ khoá diễn tả tổng quan sự biến đổi của ngành hàng theo thời gian. Tôi ví dụ trong ngành hàng kem đánh răng, 10 năm trước, thị trường chủ yếu có 2 loại là cơ bản và có hương thơm. Nhưng ngày nay, thị trường phân mảnh với nhiều lựa chọn khác nhau như an toàn cho nướu, làm trắng, chống ăn mòn răng… Tương tự với ngành hàng Chăm sóc cá nhân, NTD tìm kiếm những sản phẩm cao cấp hơn với chức năng, format, và công nghệ giúp giải quyết một vấn đề cụ thể như bớt mụn, giảm thâm, chống lão hoá… 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

* Nhắc đến sự phức tạp của ngành hàng, báo cáo của Kantar năm 2020 chỉ ra rằng ngành FMCG Việt Nam có gần 10.000 sản phẩm mới được giới thiệu đến NTD. Tức là trung bình mỗi ngày thị trường đón nhận thêm gần 30 sản phẩm mới. Liệu xu hướng này có tiếp tục trong năm tới không thưa bà, và thương hiệu cần làm gì để giải quyết bài toán cạnh tranh này?

Đúng vậy, ngành hàng FMCG Việt tiếp tục chứng kiến sự ra đời của nhiều dòng sản phẩm mới, thương hiệu mới… Trong năm 2021, cứ mỗi giờ trôi qua là có một sản phẩm mới ra đời, và chúng tôi ghi nhận tốc độ đổi mới nhanh gấp 1,5 lần so với năm 2014. Điều này đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh của ngành hàng.

Đối với thương hiệu lớn, thử thách mở rộng tập khách hàng mới và giữ chân họ ngày càng lớn. Còn với những thương hiệu mới, kể cả khi họ thành công thuyết phục khách hàng mua hàng lần đầu tiên thì số lượng người mua quay lại tương đối thấp. Một nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ thu hút khách hàng của thương hiệu mới sau một năm hoạt động giảm liên tục từ 4,6% (năm 2014) xuống còn 3% (năm 2021). 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Tại Kantar, chúng tôi đánh giá cao vai trò của đổi mới đối với sự tăng trưởng trong ngành FMCG. Bởi doanh thu sản phẩm mới ra mắt đóng góp đến 26% tổng giá trị FMCG. Thậm chí trong lĩnh vực Chăm sóc cá nhân, con số này lên tới 45%. 

Như vậy, thay vì đặt câu hỏi “Có nên đổi mới hay không?”, thương hiệu cần đặt vấn đề “Làm sao lên chiến lược đổi mới phù hợp với thương hiệu trong lâu dài chứ không chỉ đổi mới theo xu hướng?”.

* Hiện nay kỹ thuật số là xu hướng tất yếu, vậy đâu là những điều thương hiệu cần lưu ý? 

Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với câu chuyện kỹ thuật số, đặc biệt là trong bối cảnh có hơn 93 triệu người dùng smartphone tại Việt Nam và thời gian dùng Internet cũng tăng lên đáng kể mỗi ngày. 

Xu hướng này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thói quen mua sắm online trong ngành hàng FMCG. Vào năm 2014-2015, mua sắm online là một từ khoá khá lạ lẫm đối với NTD Việt khi chỉ có 6% hộ gia đình mùa hàng online. Tuy nhiên con số tăng đột biến trong năm 2021, tập người mua hàng FMCG trên nền tảng online cao gấp 10 lần. Chính vì thế, dễ dàng nhận thấy nhiều thương hiệu phối hợp với các sàn e-Commerce triển khai hoạt động các truyền thông, marketing để tiếp cận NTD.

Ngoài chức năng là kênh bán hàng, kênh online còn đóng vai trò quan trọng trong từng giai đoạn của hành trình mua sắm của NTD. Tôi sẽ dùng mô hình Messy Middle của Google để giúp bạn đọc hình dung dễ hơn.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Khi phát sinh nhu cầu, NTD sẽ tìm kiếm thông tin sản phẩm, nhãn hiệu, chủng loại. Lúc này, họ đang ở trong vòng lặp “Exploration” và “Evaluation” (khám phá và đánh giá). Trong một khảo sát gần đây của Kantar, có hơn 50% NTD tìm kiếm thông tin sản phẩm, thương hiệu trên kênh online trước khi mua. Và có hơn 56% so sánh giá cả giữa các cửa hàng, website với nhau. Vòng lặp sẽ tiếp tục cho đến khi họ tự tin về lựa chọn của mình rồi mua hàng. Và khi mua, có đến 65% NTD mua hàng online. Sau khi dùng thử, nhiều người trong số đó chia sẻ đánh giá, phản hồi của họ trên kênh online. Chúng sẽ trở thành những thông tin mới có sức ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng của những khách hàng khác.

Như vậy, với sự phát triển và mở rộng của kênh online, rào cản gia nhập ngành hàng có vẻ không còn nhiều như trước nữa. Cả thương hiệu mới hay quy mô nhỏ đều có thể nhanh chóng gia nhập ngành hàng, tương tác với NTD và chinh phục họ. 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kênh bán hàng online sẽ giảm dần trong thời kỳ bình thường mới. Nhưng tôi tin rằng sẽ luôn có một nhóm khách hàng tiếp tục mua sắm online và duy trì thói quen này. Như theo báo cáo e-Conomy SEA Report 2021, hơn 50% doanh thu của các thương hiệu Đông Nam Á sẽ đến từ kênh online. Nhiều thương hiệu Việt cũng đang nỗ lực củng cố và phát triển năng lực kỹ thuật số của họ nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

* Tại sự kiện ra mắt báo cáo Vietnam Brand Footprint 2022, bà từng chia sẻ cá nhân hoá trải nghiệm là một cách thức giúp thương hiệu phát triển trong thị trường FMCG trực tuyến tiềm năng. Vậy có những số liệu nổi bật nào liên quan đến xu hướng cá nhân hoá mà Kantar đã đúc kết được thưa bà?

Có 3 phát hiện mà Kantar và bản thân tôi thấy thú vị mà những thương hiệu, marketer nên lưu ý về cá nhân hoá trải nghiệm.

Đầu tiên là nhóm NTD nữ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế nước nhà. Họ chiếm 48% lực lượng lao động và đóng góp đến 40% cho sự thịnh vượng của quốc gia. Nhìn chung, NTD nữ càng có mức thu nhập ngày càng cao và địa vị xã hội cao hơn, thì càng ưu tiên các nhu cầu cá nhân họ. Mặt khác, phần lớn họ vẫn phân vân về mức độ ưu tiên giữa việc chăm sóc nhà cửa, cuộc sống cá nhân, công việc, gia đình. Thế nên, thương hiệu có thể đánh vào tâm lý tiết kiệm thời gian và thưởng cho bản thân để chiến thắng tâm trí của nhóm NTD này. 

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

Bên cạnh đó, nhóm NTD “khó chiều” khác là Gen Z. Đây là thế hệ lớn lên cùng với sự phát triển của mạng xã hội và Internet. Đó là lý do mà họ có xu hướng mua sắm online nhiều hơn những thế hệ trước. Một điểm đáng chú ý là họ lấy sự tiện lợi làm động lực quyết định trong hầu hết hành trình mua sắm, thích trải nghiệm và khám phá cái mới. Chính vì thế, thử thách đặt ra cho thương hiệu không phải là thu hút khách hàng Gen Z mà là giữ chân họ.

Sau cùng là tính bền vững. Thế hệ NTD trẻ là động lực thúc đẩy làn sóng trách nhiệm về môi trường, xã hội tại Việt Nam và nhiều nước khác.

Vậy nói về cá nhân hoá, nó không chỉ gói gọn trong việc thương hiệu target tới ai mà còn là cách thức và thời điểm giao tiếp. Và việc liên kết thương hiệu với một dịp tiêu dùng cụ thể sẽ tăng nhận diện thương hiệu và hiệu quả kinh doanh.

Data Station #29 – Kantar Brand Footprint 2022: Vinamilk, Unilever, và Masan Consumer là 3 NSX dẫn đầu ngành FMCG

* Sau cùng, bà có nhận định gì về đối tượng khách hàng tương lai – Gen Alpha?

Thị trường chuẩn bị chào đón NTD thuộc thế hệ Gen Alpha (những người sinh sau năm 2010). Theo một bài báo tôi từng đọc, Gen Alpha lớn lên trước “những màn hình”. Điều này tạo ra 5 nét đặc trưng cho thế hệ 10X là:

  • Đầu tiên là khả năng “siêu kết nối”. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển bùng nổ, những đứa trẻ Alpha kết nối với nhau một cách dễ dàng thông qua Internet. Chúng có thể kết nối với nhau ở bất kỳ đâu miễn có những thiết bị cần thiết.
  • Thứ hai là độc lập trong việc đưa ra quyết định và quản lý danh tính kỹ thuật số (Digital Indentity). 
  • Thứ ba là hình ảnh trực quan. Họ thích xem hơn là đọc. Theo đó, Video là định dạng nội dung ưa thích của nhóm này.
  • Thứ tư là công nghệ. Có thể nói thế hệ Alpha là những “chuyên gia công nghệ” trong gia đình nhờ việc tiếp cận sớm với kỹ thuật số, công nghệ.
  • Thứ năm là sự đa dạng. Sự đa dạng không chỉ đề cập đến nhân khẩu học mà còn là khẩu vị, quan điểm, lối sống, giá trị. Với đặc điểm sau cùng này, nhiều chuyên gia nhận định việc cá nhân hoá không chỉ đơn thuần nhắm đến đối tượng Gen Alpha, mà là target từng phân khúc cá nhân của họ (segment of me).

Gen Alpha sẽ sớm trở thành đối tượng tiêu dùng chính của ngành hàng FMCG Việt Nam. Nên tôi hy vọng 5 đặc điểm khái quát trên đây giúp mang lại cái nhìn khái quát về Gen Alpha cũng như “ngưỡng cửa” tiếp theo mà thương hiệu sẽ đối diện.

* Cảm ơn những chia sẻ thú vị của bà.

Tải xuống báo cáo phiên bản đầy đủ tại đây.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam