Thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé: Kẻ tháo chạy, người tham vọng

Với khoảng 1,6 triệu trẻ em sinh ra mỗi năm sẽ là mảnh đất màu mỡ cho thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé. Theo công ty nghiên cứu thị trường FTA, thị trường sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam có doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm (Khoảng 55.000 tỷ đồng), dự kiến có thể đạt quy mô 5 tỷ USD trong vài năm tới đây.

Số liệu báo cáo cũng cho thấy có đến 12% hộ gia đình Việt Nam có trẻ em dưới 1 tuổi, đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực, gấp 2 lần so với độ tuổi trung bình toàn cầu là 5% và 19% hộ gia đình có con từ độ tuổi 1-2 tuổi trong khi đó thị trường toàn cầu chỉ là 9%.

Tuy nhiên mảnh đất có thực sự màu mỡ như phân tích của các công ty nghiên cứu thị trường không khi mà chỉ trong 2 năm trở lại đây thị trường Mẹ và Bé đã phải chia tay với rất nhiều những cái tên “sừng sỏ” như: Kids World, Deca, Beyeu, Babysol,…

Với quy mô hơn 5.000m2, Kids World của Vingroup bán lẻ tất cả các sản phẩm phục vụ cho bà mẹ và trẻ em, từ đồ dùng gia đình, thời trang, nội thất... đến thực phẩm, xuất bản phẩm... Mô hình định hướng sẽ trở thành chuỗi bán lẻ dành cho trẻ em xứng tầm quốc tế, nhưng chỉ sau 1 năm ra mắt họ đã lặng lẽ chuyển đổi công năng sử dụng của địa điểm.

Thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé: Kẻ tháo chạy, người tham vọng

Kids Word ra đi trong lặng lẽ

Ra đời từ tháng 9/2014, cái tên Deca nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé, nhưng vào thời khắc cuối cùng của năm 2015 Deca chính thức chia tay thị trường trong sự “bàng hoàng” của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa và cả các chuyên gia trong ngành.

Thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé: Kẻ tháo chạy, người tham vọng

Deca chính thức chia tay thị trường

Trước đó là cái tên Beyeu cũng để lại một lời nhắn khá “đau thương” trên website của mình. Mặc dù họ có sự hậu thuẫn về vốn của IDG, có cộng đồng đông đảo các bà mẹ bỉm sữa là webtretho nhưng Beyeu vẫn không thể ở lại. Rõ ràng, sự hỗ trợ thông tin và quảng bá từ Webtretho chưa đủ giúp Beyeu thuyết phục người dùng ra quyết định mua sắm.

Chuỗi Babysol sau 1 năm ra mắt với 5 địa điểm tại thị trường Hà Nội cũng ra đi trong lặng lẽ. Họ gần như biến mất và người dùng không còn tìm thấy bất cứ thông tin nào.

Sự ra đi của Kids Word, Deca, Beyeu hay Babysol xuất phát từ 2 nguyên nhân: Đó là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé hoặc họ thiếu kinh nghiệm và chưa đủ nhạy cảm trong lĩnh vực này.

Mặc dù rất nhiều cái tên “sừng sỏ” đã ra đi nhưng mảnh đất này vẫn là “miền đất hứa” cho rất nhiều người đang “nhăm nhe” nhảy vào. Nhưng làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường ở mảng này? Bao giờ thì thị trường bão hòa, cơ hội có còn không cho những người mới chân ướt chân ráo bước vào….

Ngoài những tên tuổi đã định vị được vị thế của mình trên thị trường như Kids Plaza, BiboMart, Tuticare hay Shoptretho thì trên thị trường hiện nay đang xuất hiện một loạt các tên mới như: Babyshop123 (hiện đã có 12 cửa hàng), MomoKids (Đã bắt đầu triển khai chuỗi tại HN), MB Care (Chuỗi hệ thống cửa hàng tại TP HCM) và còn rất nhiều các tên khác sẽ bùng nổ trong nửa cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Mảnh đất nào sẽ dành cho những cái tên mới này hay sẽ bị các doanh nghiệp bên trên đánh bại?

Trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành hàng Mẹ và Bé thực sự phát triển mạnh, một vài doanh nghiệp đã có những bước tiến dài, chiếm lĩnh thị trường vốn cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt và nhiều rủi ro này. Có thể kể đến như chuỗi hệ thống siêu thị Mẹ và Bé Kids Plaza. Ra đời từ năm 2009, chỉ trong vòng 7 năm, chuỗi này đã thần tốc xây dựng mạng lưới bán lẻ với hơn 50 siêu thị trên toàn quốc.

Thị trường đồ dùng cho Mẹ và Bé: Kẻ tháo chạy, người tham vọng

Một doanh nghiệp phát triển mạnh trong ngành Mẹ và Bé

Trong thời điểm mà hàng loạt các “ông lớn” lặng lẽ ra đi, Kids Plaza lại có cú “lội ngược dòng” ngoạn muc và ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự phát triển không ngừng cả về chất và lượng, khẳng định vị thế vững chãi của mình trên thị trường Mẹ và Bé tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm của hàng triệu bà mẹ bởi hàng hóa đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh, Kids Plaza còn đánh trúng tâm lý khách hàng bằng các dịch vụ chăm sóc khác biệt. Đây chính là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng Mẹ và Bé đưa đầu số hotline miễn phí đi vào hoạt động, giao hàng thần tốc trong vòng 2 giờ đồng hồ, đã mua hàng nhưng nếu không thích có thể trả lại trong vòng 45 ngày, hoàn tiền ngay trong 5 phút.

Với chiến lược mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng cùng những trải nghiệm khác biệt cả về sản phẩm và dịch vụ, liệu hướng đi của Kids Plaza có phải là một hướng đi đúng? Nhưng trước mắt có thể thấy, con tàu đồ sộ với cánh buồm căng gió này đang rẽ sóng to vượt ra biển lớn.

Đồ dùng cho Mẹ và Bé thường có giá trị nhỏ, nhiều người vẫn nói “bỏ tiền tỉ, nhặt tiền đồng” nhưng nó lại là thị trường có tần suất mua sắm cao nhất, mẫu mã và số lượng sản phẩm cũng phong phú, đa dạng. Một yếu tố rất quan trọng là người lớn thường tiếc tiền chi tiêu cho mình, đặc biệt là trong thời buổi phải "thắt lưng buộc bụng" nhưng lại chẳng đắn đo khi mạnh tay mua sắm cho các bé. Đối với họ, con cái là trên hết, vì vậy cha mẹ sẽ luôn dành cho chúng những thứ tốt đẹp nhất.

Cũng nhờ tâm lý này mà thị trường các sản phẩm mẹ và bé luôn "nóng" dù nhiều mặt hàng khác "lúc trồi lúc sụt".

Thị trường lớn và đã có đầy đủ các nhãn hiệu có tiếng. Vậy còn phân khúc nào cho người chơi mới không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp đang nhăm nhe vào thị trường này. Tuy nhiên, để ý kỹ chúng ta sẽ nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang đi theo phân khúc trung bình khá và thị trường hàng cao cấp vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu biết định vị đúng và thấu hiểu khách hàng thì dù cho có là “đại dương đỏ” bạn vẫn sẽ thành công.