Hồng Kông tiên phong trong lĩnh vực trưng bày tác phẩm nghệ thuật NFT

Hồng Kông tiên phong trong lĩnh vực trưng bày tác phẩm nghệ thuật NFTDerry Ainsworth, nghệ sĩ sáng tạo số tại Hồng Kông cùng tác phẩm NFT của mình mang tên “Góp nhặt ký ức” - tác phẩm thu thập những bức hình được chụp trong vòng 7 năm qua tại Hồng Kông.

Kể từ sau đại dịch, lĩnh vực nghệ thuật đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có nhưng đây lại là cơ hội tuyệt vời để nghệ thuật châu Á thể hiện được khả năng tự phục hồi. Minh chứng rõ ràng nhất chính là Hồng Kông, một địa danh đang nổi lên như một trung tâm văn hóa và nghệ thuật của khu vực khi tổ chức thành công các sự kiện, triển lãm và đấu giá mà vẫn đảm bảo được mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh. 

Tổng cục Du lịch Hồng Kông (HKTB) đã khởi động lịch trình nghệ thuật tháng 5 với chiến dịch 'Nghệ thuật trong Hồng Kông'. Đây là một kế hoạch dài hơi diễn ra xuyên suốt một năm để giới thiệu đến khán giả toàn cầu về sức hấp dẫn đặc biệt và lâu dài của thành phố với tư cách là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật. Chiến dịch này nhằm mục đích nâng cao vị thế của Hồng Kông trên thị trường quốc tế, mang đến các tour du lịch văn hóa và nghệ thuật cộng đồng chuyên sâu cùng trải nghiệm công nghệ nghệ thuật tương tác nhằm khuyến khích người bản địa cũng như du khách hiểu hơn về thành phố từ góc độ văn hóa.

Các sự kiện nổi bật tại đây như nghệ thuật Basel Hồng Kông, buổi đấu giá Mùa Xuân Hồng Kông của nhà đấu giá nghệ thuật Christie, French May hay Trung tâm Nghệ thuật giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và hỗ trợ quảng bá Hồng Kông trên mọi lĩnh vực cũng như các phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, sự khai trương của cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới tại Khu văn hóa Tây Cửu Long, Bảo tàng M+ và Bảo tàng Cung điện Hồng Kông cũng góp phần củng cố vị thế của thành phố, khẳng định thế mạnh văn hóa và nghệ thuật, thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nghệ thuật trên toàn cầu.

Hồng Kông tiên phong trong lĩnh vực trưng bày tác phẩm nghệ thuật NFTTác phẩm “Dáng hình ánh sáng” Của Ellen Pau tại mặt tiền của bảo tàng M+ tại Hồng Kông

Loại hình nghệ thuật kỹ thuật số đã được biết đến rộng rãi trong nhiều năm qua nhưng đặc biệt trong năm nay, công chúng dành nhiều sự quan tâm hơn thông qua sự kiện nghệ thuật. Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng đối với nghệ thuật kỹ thuật số, các sự kiện sắp diễn ra trong Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông và Hội chợ Nghệ thuật Giá Tốt đã bổ sung thêm các yếu tố này. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của tác phẩm “Dáng hình ánh sáng” của  Ellen Paul tại  Hội chợ nghệ thuật Basel Hồng Kông - đây là nơi tiên tiên phong về nghệ thuật ảnh động tại Hồng Kông. Dự án trọng điểm đầu tiên về mặt tiền LED này được đồng ủy nhiệm bởi Art Basel, M+ và được hỗ trợ bởi UBS. 

Với tư cách là một Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật hàng đầu, Hồng Kông liên tục chứng minh được vị thế tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nghệ thuật thông qua việc sáng tạo hàng loạt các xu hướng nghệ thuật mới như NFT cùng với xây dựng sân chơi đa dạng cho những nghệ sĩ tài năng. 

Chỉ riêng trong năm nay, đã có tới 10 sự kiện đột phá liên quan đến NFT diễn ra trong thành phố. Điển hình phải kể đến sự kiện “A Woman's World” (Thế giới Phụ nữ) - là loại hình đầu tiên ở châu Á trưng bày nghệ thuật NFT của các nữ nghệ sĩ ở Hồng Kông. Bên cạnh đó,  triển lãm NFT lớn nhất châu Á “ARTAVERSE” cũng không hề kém cạnh, đã quy tụ được hơn 100 nhà triển lãm.  Ngoài ra, “METAVISION” của K11 MUSEA cũng nhận đánh giá cao từ công chúng , đây là một khu trưng bày phong phú với hơn 200 tác phẩm NFT được đặt xung quanh trung tâm mua sắm.

Hồng Kông tiên phong trong lĩnh vực trưng bày tác phẩm nghệ thuật NFTMàn hình trưng bày tác phẩm Adrian MOAR bởi nghệ sĩ Joan Cornellà (Nguồn: Courtesy of K11 Musea)

Ông Derry Ainsworth là Giám đốc Sáng tạo của Hội chợ Nghệ thuật Kỹ thuật số Châu Á và đồng thời là một nghệ sĩ NFT tài năng đang làm việc tại Hồng Kông. Derry ấp ủ hy vọng nuôi dưỡng và truyền cảm hứng đến thế hệ nhà sưu tập nghệ thuật mới trong việc nắm bắt cơ hội sử dụng công nghệ kỹ thuật số để khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật và văn hóa.

Ông Derry Ainsworth nói: “Tôi thực sự tin rằng nghệ thuật sẽ luôn có giá trị dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù đó là NFT kỹ thuật số hay một bức tranh truyền thống. Hiện tại, NFTs đang nhận được sự quan tâm rất lớn bởi vì nó là một công nghệ thú vị, mang đến một nền tảng mới cho mọi người thu thập và trải nghiệm nghệ thuật. Và nhờ vào tính truy nguyên của doanh số bán hàng thứ cấp, tính bảo mật và tiện ích, nghệ thuật NFT cũng mang lại lợi ích cho cả nghệ sĩ và nhà sưu tập”. 

Hồng Kông tiên phong trong lĩnh vực trưng bày tác phẩm nghệ thuật NFT

Derry Ainsworth lấy cảm hứng từ thành phố Cửu Long

Ngoài ra, ông Derry Ainsworth cũng tham gia vào cộng đồng những người yêu thích Hồng Kông có tên là “Hong Kong Super Fan”. Để mang lại cảm giác khoa học viễn tưởng cho các tác phẩm của mình, Derry thường xuyên đến các khu chợ, tòa nhà và đặc biệt là những con phố được chiếu sáng bằng đèn neon để lấy nguồn cảm hứng. Điều khiến Derry thích thú nhất chính là việc thành phố đang dẫn đầu trong việc nâng tầm loại hình nghệ thuật mới này.

Darry Ainsworth nói thêm: “Hồng Kông hiện đang tôn vinh nghệ thuật và văn hóa châu Á thông qua quá trình thích ứng công nghệ. Bằng việc tiên phong trong các không gian nghệ thuật kỹ thuật số và tổ chức các cuộc triển lãm như Hội chợ Nghệ thuật Kỹ thuật số Châu Á vào tháng 9, thành phố đang tự khẳng định mình chính là đơn vị ủng hộ nhiệt huyết thông qua các hoạt động tôn vinh nghệ thuật kỹ thuật số, truyền bá đến khách hàng và cung cấp một nền tảng toàn cầu cho các nghệ sĩ phát triển”.

Bà Suhanya Raffel, Giám đốc Bảo tàng M+ - bảo tàng văn hóa thị giác mới của Hồng Kông, dự đoán rằng hệ sinh thái nghệ thuật của Hồng Kông sẽ mở rộng và khuếch đại ở những khu vực chưa được khám phá. Trong đó, M+ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và đóng góp cho sự phát triển này.

Bà Suhanya Raffel nói thêm: “Trong bối cảnh phổ biến của thế giới ảo, M+ cũng đã xem xét đến NFT. Những người phụ trách của M+ đã bắt đầu khám phá ý nghĩa và tác động lâu dài của NFT kể từ khi nó xuất hiện. Hồng Kông là nơi có tiềm năng to lớn trong việc biến NFT thành một loại hình trưng bày nghệ thuật mới, thúc đẩy sự phát triển công nghệ và kích thích sự tham gia của công chúng vượt ra ngoài ranh giới địa lý bên cạnh mở ra những trải nghiệm thưởng thức mới lạ cho khách tham quan bảo tàng cũng như các nhà sưu tập”.

Trong khi vốn đầu tư vào NFT tiếp tục tăng theo cấp số nhân thì hệ sinh thái nghệ thuật cần các giải pháp kỹ thuật số tốt nhất để trấn an các nhà đầu tư và nhà sưu tập đồng thời cung cấp cho các nghệ sĩ nền tảng để giới thiệu tác phẩm của họ. Nhờ sự thu mua từ các khu vực công, tư nhân và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghệ thuật, văn hóa và công nghệ, Hồng Kông đã sẵn sàng trở thành trung tâm nghệ thuật kỹ thuật số toàn cầu.