Coversion là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả cho doanh nghiệp
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một trong những từ mà các marker biết tới nhiều nhất. Đây là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing, tỷ lệ này giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động marketing. Vậy conversion là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi được thực hiện như thế nào? Cùng Ori tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé!
I. Chuyển đổi (conversion) là gì?
Chuyển đổi được hiểu là sự thay đổi về bản chất của một thực thể nào đó, hiểu đơn giản là chuyển dịch thực thể từ trạng thái A sang trạng thái B.
Trong thực tế marketing, chuyển đổi là:
-
Biến một khách ghé thăm website thành khách mua hàng
-
Biến một khách hàng đến dự hội thảo của doanh nghiệp tổ chức thành khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp..
-
Biến một khách ghé thăm cửa hàng trở thành người mua hàng.
Chuyển đổi có thể là:
-
Đơn đặt hàng tại website
-
Điền thông tin đăng kí dùng thử phần mềm
-
Đăng ký thông tin để tải tài liệu
-
…
II. Conversion là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Tỷ lệ chuyển đổi hay còn được biết tới là Conversion rate là tỷ lệ cho biết số người dùng thực hiện hành vi chuyển đổi trên tổng số người truy cập vào Website.
Tỷ lệ chuyển đổi, đơn giản là lấy số đằng sau / số đằng trước, được kết quả nhân 100.
Ví dụ: Website của bạn nhận có lượng người truy cập trong một tháng là 3.000 người, trong đó có 300 người đăng ký nhận tài liệu. Tỷ lệ chuyển đổi được tính là (300/3000)*100% hay 10%.
Qua đó, chúng ta còn có thể hiểu sự chuyển đổi là bất kì hành động nào trên website mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng của mình thực hiện. Với mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ có một conversion rate riêng.
III. Vai trò của tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Khi theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu suất của website, cụ thể:
-
Nắm được số lượng người thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra
-
Đánh giá hiệu quả của website và xác định các phần cụ thể nên cải thiện để tối ưu trải nghiệm người dùng.
IV. Conversion cao có thực sự là tốt đối với doanh nghiệp?
Nhiều người nhầm lẫn rằng tỷ lệ chuyển đổi cao là điều mà tất cả các doanh nghiệp nên hướng tới. Tuy nhiên, việc cao hay thấp chúng ta nên xem xét cả chỉ số ROI (tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư).
Giả sử, để đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh nghiệp triển khai thực hiện một chương trình khuyến mãi và giảm giá. Có thể việc triển khai này giúp doanh nghiệp đem về tỷ lệ chuyển đổi cao hơn rất nhiều khi không thực hiện giảm giá, doanh thu cũng được tăng lên. Nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp và ROI thấp hơn nhiều so với trước.
Vì vậy, doanh nghiệp nên thực hiện việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi thay vì tìm mọi cách để tăng.
V. Tỷ lệ chuyển đổi và phễu bán hàng / marketing
Ví dụ về tỷ lệ chuyển đổi thường đề cập đến quá trình phổ biến như:
Đầu vào -[xảy ra cái gì đó]-> Chuyển đổi
Phễu bán hàng là các giai đoạn mà một quá trình bán hàng phải trải qua. Việc đi thực hiện các thao tác trong 1 giai đoạn này để sang giai đoạn khác, cũng chính là chuyển đổi.
Mỗi khách hàng trải qua từng giai đoạn, đều sẽ thực hiện 1 chuyển đổi, và 1 chuyển đổi ở giai đoạn này, sẽ trở thành đầu trong giai đoạn kế tiếp.
Ví dụ: Truy cập vào website -> Đăng ký học thử -> Mua khóa học
Từ quá trình này, doanh nghiệp có thể tính được tỷ lệ chuyển đổi trong từng giai đoạn khác nhau trong phễu bán hàng/ marketing.
VI. Nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp là gì?
Có những nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp, bao gồm:
-
Nội dung trình bày trên website thiếu tính trung thực và thường mơ hồ
-
Web thiết kế thiếu ấn tượng, không có sự thân thiện
-
Tốc độ tải web thấp, có nhiều vấn đề
-
Thương hiệu chưa có sự uy tín, chưa có được lòng tin của người dùng
-
…
VII. Các cách để tối ưu conversion rate
Sau khi hiểu được tỷ lệ chuyển đổi là gì, chúng ta sẽ đến với những cách để tối ưu chỉ số này. Đầu tiên, doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu chuyển đổi cho website của mình. Mục tiêu không phải đơn giản là để khách hàng xem qua thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình, mục tiêu nên là các hành động khác như:
-
Để lại thông tin nhận để nhận tư vấn
-
Đăng kí Mua hàng hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ
-
Download phần mềm, ứng dụng
-
….
Sau khi doanh nghiệp đã xác định rõ được mục tiêu, hãy áp dụng những cách sau đây:
1. Thử nghiệm A/B testing
A/B Testing (split testing hay bucket testing) là một phương pháp sử dụng để so sánh giữa 2 phiên bản của webpage. Từ đó việc so sánh ấy, doanh nghiệp có thể tìm ra được phiên bản hiệu quả nhất.
Ví dụ, có hai content cho trang mà doanh nghiệp không thể quyết định nên sử dụng content nào. Lúc này, doanh nghiệp nên chạy A/B testing để xem lựa chọn nào đem lại hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ tạo ra hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B). Mỗi trang sẽ có một content khác nhau. Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Và cuối cùng doanh nghiệp hãy xem kết quả có bao nhiêu người thực hiện hành động trên mỗi trang. Trang nào có nhiều chuyển đổi hơn thì đó sẽ là trang có content hiệu quả hơn.
2. Tăng niềm tin
Có những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp do khách hàng vẫn chưa đủ tin tưởng vào doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng uy tín bằng cách thêm vào những đánh giá của bên thứ 3 về sản phẩm, dịch vụ. Có thể:
-
Bài PR doanh nghiệp tại một trang báo uy tín.
-
Review của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
-
Lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Sử dụng sức ảnh hưởng của KOL để quảng bá sản phẩm
-
Có lời cam kết của thương hiệu với khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Thông tin liên hệ rõ ràng.
3. Tích hợp live chat, chatbot và nhanh chóng phản hồi thắc mắc của khách hàng
Đôi khi những thông tin doanh nghiệp cung cấp trên website vẫn chưa có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà khách hàng đặt ra. Vì vậy, việc tư vấn trực tuyến là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc phản hồi các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời là việc tối ưu chuyển đổi nhanh nhất. Việc có nhân viên trực chat 24/7 là điều khó khăn với doanh nghiệp, vì vậy ứng dụng chatbot sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lời kịp thời những câu hỏi cơ bản mà khách hàng đặt ra.
Ví dụ như các thông tin dịch vụ, giá thành, hay cách chính sách khuyến mãi hiện có,… Sau đó nhân viên thật có thể vào tư vấn, trả lời các thắc mắc của khách hàng.
4. Ứng dụng hiệu quả Call to Action
CTA là một yếu tố then chốt trong mỗi website hoặc landing page của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp sở hữu một CTA hoàn hảo thì sẽ khiến khách hàng ghé thăm và click vào nó.
CTA tại trang cần đặt ở vị trí dễ nhìn thấy với phần text ngắn gọn (từ 2-3 chữ). Đồng thời, nút CTA cần thể hiện đúng hành động doanh nghiệp muốn định hướng cho khách hàng.
Lưu ý, website của bạn không nên có quá nhiều CTA trên cùng một trang. Quá nhiều lựa chọn có thể khiến khách hàng phân vân trước những sự lựa chọn ấy và họ sẽ cảm thấy thấy rắc rối và thoát ra khỏi trang. Hãy giữ cho mọi thứ thật đơn giản và chất lượng để có thể thúc đẩy người dùng truy cập khám phá và hành động trên trang web nhiều hơn, và chắc chắn tỷ lệ chuyển đổi trên website cũng sẽ tăng.
5. Tạo ra độ cấp thiết
Doanh nghiệp có thể đánh vào cảm xúc mạnh mẽ của khắc hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng việc tạo ra tính cấp thiết buộc khách hàng phải hành động ngay lúc đó. Điều đó tạo thêm động lực cấp thiết cho người dùng đưa ra quyết định mua hàng sớm hơn.
Có 2 loại cấp thiết doanh nghiệp có thể tận dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi:
-
Sự khan hiếm liên quan về số lượng (VD: Còn lại 3 tài liệu cuối cùng)
-
Sự khan hiếm liên quan về thời gian (VD: Chỉ còn 1 ngày cuối cùng để nhận ưu đãi)
Với những thông tin mà Ori cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được Conversion rate là gì, từ đó lên được những chiến lược phù hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về conversion rate hay các vấn đề liên quan đến marketing. Liên hệ Ori ngay để được tư vấn.