Cảnh báo ! 4 trường hợp điển hình về một quảng cáo kém chất lượng
Trong một lần theo dõi các quảng cáo gần đây, SocialPeta nhận thấy rằng một số quảng cáo thô thiển tới mức khiến khán giả cảm thấy ghê tởm. Mọi người thậm chí còn lên tiếng chỉ trích họ trên Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác.
Là một trong những cách quan trọng nhất để thu hút khách hàng, quảng cáo về cơ bản là sử dụng sự sáng tạo để thu hút người dùng tải và cài đặt game. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi thiết kế quảng cáo, vì quảng cáo đột phá sẽ thường gây ra những ý kiến trái chiều. Vì vậy, SocialPeta sẽ chia sẻ một số quan điểm về những quảng cáo gây tranh cãi, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để thiết kế quảng cáo tốt hơn.
Trong một lần theo dõi các quảng cáo gần đây, SocialPeta nhận thấy rằng một số quảng cáo thô thiển tới mức khiến khán giả cảm thấy ghê tởm. Mọi người thậm chí còn lên tiếng chỉ trích họ trên Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác.
Source: Twitter
Sau khi phân tích các quảng cáo đó, Socialpeta đã tổng hợp và liệt kê một số loại quảng cáo gây tranh cãi nhiều nhất như dưới đây, với mục đích là giúp bạn hạn chế rủi ro và tránh bị ảnh hưởng tới thương hiệu của mình.
1. Chế nhạo phụ nữ
Các game dựa trên các tiểu thuyết, mô phỏng, lãng mạn chủ yếu nhắm mục tiêu đến các game thủ nữ, vì vậy, các quảng cáo của họ thường thêm sự biếm họa xoay quanh nữ giới. Ví dụ: quảng cáo có phụ nữ trong hoàn cảnh khó xử hoặc phụ nữ ăn mặc không chỉnh tề. Quảng cáo dưới đây là một ví dụ điển hình trong số đó:
- Độ dài Video: 30 giây
- Kích thước video: Vertical/Animated/720 x 900
- Thời gian chiến dịch quảng cáo: 269 ngày
- Dự kiến lượt hiển thị: 786.4K
Với đồ họa chân thực, cộng với những biến dạng méo mó của nhân vật trong quảng cáo có thể gây sốc hơn các game khác. Trên Reddit, đã có rất nhiều người dùng đặt câu hỏi về quảng cáo này, họ cảm thấy rất khó chịu khi xem quảng cáo đó.
Gợi ý: Một số hành động hài hước của nhân vật trong quảng cáo đã đủ gây ấn tượng với người xem. Không nên thêm các yếu tố quá riêng tư vào quảng cáo, vì điều đó có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn.
2. Tán tỉnh quá nhiều hoặc quá thô tục
Tán tỉnh trong tiếp thị là một cách phổ biến để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi người dùng. Nó có hiệu quả nhưng cũng không thể áp dụng cho tất cả các thể loại game.
- Độ dài video: 18 giây
- Kích thước video: Vertical/720 x 900
- Thời gian chiến dịch quảng cáo: 91 days
- Dự kiến lượt hiển thị: 300.4K
Một quảng cáo tiếp theo bị chỉ trích là coi thường nữ giới. Có lẽ ý tưởng ban đầu của quảng cáo là phục vụ thị hiếu của khán giả nam, nhà thiết kế có lẽ không ngờ rằng ngay cả nam game thủ cũng cảm thấy khó chịu với quảng cáo này.
Screenshot of user feedback
Gợi ý: Đối với các game thể loại giải đố, bạn nên thêm các vấn đề thường gặp hàng ngày vào quảng cáo, chẳng hạn như bị khóa trái cửa, nhà vệ sinh bị tắc, một xe đậu trong vườn nhà bạn.v.v… Chúng khá thú vị và đủ thách thức để thôi thúc người dùng tải game và trải nghiệm chúng, và những quảng cáo như vậy rất văn minh, không thô tục chút nào.
3. Lợi dụng sự nổi tiếng của người khác có thể coi là vi phạm bản quyền
Những nhận xét hoặc đề xuất từ những game thủ thực có thể đáng tin cậy hơn bất kỳ loại quảng cáo nào. Đó là lý do tại sao một số game thêm video người nổi tiếng trong thế giới game vào video quảng cáo của họ. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó nếu nó đã được sự đồng ý của người nổi tiếng đó. Nhưng nếu bạn sử dụng video của người khác mà không xin phép, danh tiếng game của bạn có thể bị hủy hoại và bạn hoàn toàn có thể bị kiện vì vi phạm bản quyền.
- Độ dài video: 30 giây
- Kích thước video: Vertical/360 x 640
- Thời gian chiến dịch quảng cáo: 49 ngày
- Lượt hiển thị dự kiến: 267.3K
Quảng cáo chứa nhiều clip về những người nổi tiếng trên các website phổ biến như Tiktok này dành cho một game tại thị trường Trung Quốc. Các video đã được chỉnh sửa và cắt ghép lại với nhau một cách lố bịch đến mức video quảng cáo này không được chấp nhận. Nó gặp rủi ro pháp lý ngay cả khi nó được thực hiện trên các nền tảng khác ngoài Tiktok.
Gợi ý: Để an toàn, bạn nên trả tiền cho những người nổi tiếng khi họ xuất hiện trong video quảng cáo của bạn. Nếu bạn có ngân sách eo hẹp, bạn có thể thuê người nổi tiếng vừa phải với mức giá thấp hơn. Những người này có hiệu suất truyền thông tốt, có thể thu hút nhiều người như những người có ảnh hưởng trên Tiktok.
4. Đùa nghịch với cuộc sống
Như đã đề cập ở trên, những quảng cáo đời thực đáng tin cậy hơn vì họ có thể dễ liên kết nội dụng quảng cáo với cuộc sống của chính họ. Vì vậy, bạn nên thận trọng trong việc tạo những quảng cáo như vậy, bởi vì những quảng cáo đó dễ bị chỉ trích nếu chúng không tôn trọng cuộc sống.
- Độ dài video: 22 giây
- Kích thước video: Vertical/480 x 854
- Thời gian chiến dịch quảng cáo: 25 ngày
- Lượt hiển thị dự kiến: 115K
Video quảng cáo bắt đầu bằng hành động một cô gái suýt bị tàu hỏa đang chạy đâm phải. Nó rất nguy hiểm và gây sốc. Một video “đùa với sự sống” như vậy không hề vui chút nào, đặc biệt là đối tượng mục tiêu của game này chủ yếu là các trẻ em.
Screenshot of user feedback
Gợi ý: Trước hết, game không phù hợp với trẻ em, vì trẻ em có nhận thức về giao thông và cuộc sống còn hạn chế. Quảng cáo sẽ tốt hơn nếu không có phần live-action. Việc quảng cáo kết thúc một cách đột ngột là một cách hay để kích thích sự tò mò của người xem và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng.
Mặc dù một số quảng cáo còn gây tranh cãi nhưng nó đã nhận được khá nhiều lượt hiển thị, nhưng chúng để lại ấn tượng không tốt cho người xem. SocialPeta sẽ tiếp tục theo dõi các quảng cáo gây tranh cãi để tìm ra những ý tưởng hay và phương pháp thiết kế quảng cáo, nhằm giúp quảng cáo của bạn hiệu quả hơn.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập link: www.socialpeta.com
* Nguồn: Marketing SocialPeta