Chìa khóa đạt được thành công trên TikTok: 8 câu chuyện thực tế

Rõ ràng Tiktok đạt được nhiều thành công vang dội trong năm 2021 nhưng nếu nói rằng 2021 là năm của TikTok thì có vẻ không đúng lắm.

Ít nhất thì kể từ năm 2019 TikTok đã luôn là kẻ dẫn đầu trong thế giới mạng xã hội. TikTok sở hữu lượng người dùng khổng lồ với con số hơn 1 tỷ người và liên tục nằm ở vị trí là một trong những app có số lượt tải về nhiều nhất.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng 2021 là một năm bùng nổ của các brand trên TikTok. Các công ty dần nhận ra giá trị thật sự của nền tảng này và những cơ hội nó mang lại. Thêm nữa thì sự bão hòa ở mảng quảng cáo và hợp tác giữa các nhãn hàng của TikTok dần khiến các thương hiệu phải tìm những cách sáng tạo hơn để cạnh tranh trong quảng bá sản phẩm.

Mỗi ngày, trung bình người dùng dành khoảng 89 phút cho TikTok. Nội dung trên nền tảng này cực kì gây nghiện và thuật toán của nó cũng rất biết cách giữ chân người dùng. Đó là những yếu tố khiến TikTok trở thành một “công cụ vàng” cho các thương hiệu - đó là nếu bạn biết cách sáng tạo nội dung thú vị và không gây ác cảm cho người dùng khi xuất hiện quá nhiều trên feed của họ.

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều nền tảng khác tích hợp tính năng Video ngắn (short video) vào ứng dụng của mình, bạn có thể tái sử dụng video TikTok bằng cách đăng tải lên Instagram Reels hoặc Youtube shorts. Xu hướng trên giúp các thương hiệu nhỏ dễ dàng cân nhắc thời gian, công sức và chi phí sản xuất loại hình video này.

Thế thì một thương hiệu cần phải làm gì trên TikTok để trở nên nổi tiếng? Thông qua việc lướt feed TikTok và tham khảo các tài khoản của những thương hiệu khác nhau, bài viết sẽ phân tích được những “chiêu trò” mà các content creator đã và đang sử dụng để thu hút khách hàng, từ quảng cáo, video cho đến các thức tương tác.

Trong danh sách này, các bạn đọc sẽ biết được 8 ý tưởng có thể nói là thành công nhất để tạo cảm hứng cho việc phát triển kênh TikTok của chính mình.

Tuy nhiên, trước khi chúng ta bước vào phần ý tưởng, hãy nói sơ qua về một thứ rất quan trọng khi làm TikTok - hiểu người xem của bạn muốn gì.

Cách khám phá đối tượng khán giả mục tiêu của bạn

Như đã đề cập, điểm cộng lớn nhất của TikTok chính là thuật toán tiệm cận hoàn hảo của nó. Người ta luôn tìm được những thứ mà họ muốn xem trên TikTok. Bạn sẽ thường thấy người dùng bình luận trên TikTok rằng “Thuật toán ngày càng trở nên quá chi tiết” cho thấy chính những người dùng cũng đang rất bất ngờ về tính tương đồng họ tìm thấy ở những video.

Đó là lí do tại sao hiểu được người xem muốn gì sẽ gần như chắc chắn giúp bạn đạt được mục đích của mình, với điều kiện nội dung của bạn phải đủ chất lượng. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, social listening sẽ là một cách hay để đưa bạn đi đúng hướng.

Social listening cực kì có ích bởi nó bao trùm cả 2 phạm vi trong việc nghiên cứu. Thứ nhất, nó cung cấp cho bạn những kết quả phân tích cơ bản trong marketing như: Phân khúc đối tượng (Audience Segments), Nhân khẩu học (Demographic) và Dữ liệu hành vi (Behavioral Data). Đồng thời, social listening cũng giúp bạn tiếp cận được những cuộc trò chuyện có sự tham gia của phân khúc mà doanh nghiệp tập trung, nhờ đó bạn sẽ có được một cái nhìn sâu hơn về những thứ họ quan tâm, ý kiến cá nhân, sở thích và những xu hướng họ theo dõi.

Bằng công cụ social listening, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về khán giả của mình, bao gồm:

  • Biểu cảm của họ khi trò chuyện về những từ khóa đó

  • Nhóm tuổi

  • Giới tính

  • Vị trí của họ và ngôn ngữ mà họ sử dụng

  • Nền tảng mạng xã hội ưa thích

  • Những câu từ họ thường xuyên sử dụng

  • Những người tạo ảnh hưởng đến nhóm khán giả nhỏ này

Thêm vào đó, bạn có thể nhìn vào những bài viết và bình luận trên mạng xã hội từ khán giả của mình để tìm hiểu xem có những xu hướng và chủ đề hot nào đang thịnh hành. Bạn còn có thể xem được họ có đang chia sẻ hay thảo luận về bất cứ nội dung TikTok nổi bật nào hay không.

Những thông tin quan trọng này sẽ cho bạn thấy mình cần phải làm gì ở những bước tiếp theo để xây dựng hình ảnh của mình trong mắt khách hàng và hiểu được những thứ mà họ muốn xem.

Sau khi đã nắm được những ý ở trên, thì bây giờ sẽ là giai đoạn lên ý tưởng cho video của chúng ta. Dưới đây sẽ là những xu hướng mà các thương hiệu trên TikTok sử dụng để tạo dựng nội dung hấp dẫn người xem.

Những cách sáng tạo nội dung trên TikTok

1. Sáng tạo audio trên TikTok cho riêng bạn

Chỉ với hơn một phút lướt TikTok, bạn đã có thể hình dung được các xu hướng đều được dựa trên cách mà người ta biến video thành một vòng lặp. Những điệu nhảy trên TikTok, thử thách, meme đều phụ thuộc vào việc sử dụng một bản nhạc nào đó, những đoạn âm thanh ngắn từ các video nổi tiếng hoặc từ những bình luận thú vị.

Vì thế theo logic có thể nói rằng, cách hay nhất để trở nên nổi bật trên TikTok đó là hãy tạo nên những đoạn âm thanh của riêng bạn để người khác có thể sử dụng.

Bạn có thể học hỏi từ thương hiệu makeup e.l.f. Họ tạo ra một bài hát có tên là “Eyes Lips Face” cùng Lil Wayno cho một campaign trên TikTok , nó đã tạo nên một xu hướng mà các content creator có thể  dùng để khoe makeup của mình. campaign này đã được ủng hộ bởi rất nhiều người có tiếng trong giới làm đẹp và riêng đoạn nhạc trên đã được sử dụng trong hơn 1.4 triệu video.

Tất nhiên, không nhất thiết phải tạo ra một bài hát với các rapper nổi tiếng để đạt được thành tích trên. Có rất nhiều đoạn âm thanh khác trên ứng dụng được tạo ra để kể những câu chuyện thường ngày mà mọi người dùng đều có thể sử dụng - miễn là liên quan đến nội dung bài nhạc/ hot trend. 

2.Tự tạo ra xu hướng của riêng mình

Nói về những video nổi tiếng, sao bạn không tự thử tạo một xu hướng mà có thể làm nổi bật thương hiệu của bạn ?
Tuy âm thanh là phần cốt lõi của video trên TikTok, thật sự thì mọi thứ trên TikTok đều có thể được biến thành một xu hướng - một kiểu edit video nào đó, filter, biểu cảm gương mặt, và những điệu nhảy. Khi nhắc tới TikTok, người ta nghĩ ngay tới những điệu nhảy độc lạ, nhờ vào sự nâng đỡ của nền tảng đối với xu hướng này trong vòng vài năm trở lại đây.

Bạn cũng có thể thử tạo ra một xu hướng, nhưng hãy chắc chắn rằng khán giả của bạn có thể hiểu được nó. 

Cách đây không lâu, vào thời điểm bắt đầu bùng phát của đại dịch, ngôi sao TikTok Charli D’Amelio đã tạo ra một thử thách có tên #DistanceDance. TikTok này đã được P&G tài trợ và khuyến khích người ta tự cách ly vào khoảng thời gian COVID-19 bùng phát. Công ty này cũng hỗ trợ campaign bằng những hoạt động từ thiện, bằng cách đóng góp một số tiền nhất định cho mỗi video được đăng tải dựa trên thử thách này.

Video được tài trợ của Charli đã đạt 6.8 triệu lượt thích và 196.6 triệu lượt theo dõi, khiến cho nó trở thành video có tài trợ được theo dõi nhiều nhất trên TikTok đến thời điểm hiện tại. Thử thách #DistanceDance cũng là một những thử thách được tài trợ có số lượt xem cao nhất với 17.8 tỉ lượt xem.
Bạn hãy chú ý cách các công ty này sử dụng người nổi tiếng để triển khai 2 campaign trên - những tài khoản TikTok với số lượt theo dõi khổng lồ thường được sử dụng để phát động campaign nhằm đảm bảo lượt tương tác cao nhất khi campaign bắt đầu triển khai. Tuy những campaign trên chỉ nhắm đến những KOLsi nổi tiếng bậc nhất trong ngành, các micro-influencer cũng có thể làm tốt,nếu không muốn nói là hiệu quả hơn, tùy thuộc vào nhóm khán giả của bạn.

3. Thành thạo tất cả các tính năng của TikTok

Thuật toán của TikTok không chỉ cho bạn tiềm năng tiếp cận người xem ngay cả khi bạn chưa có nhiều người theo dõi, mà nó còn có nhiều tính năng chia sẻ hoàn hảo cho việc nâng cao tên tuổi thương hiệu của bạn.

Làm cách nào mà một công ty từ việc không có nhiều người biết đến cuối cùng lại trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên TikTok? Marc Jacobs đã làm chủ được nghệ thuật Duet của TikTok. Công ty quảng cáo trên TikTok bằng cách phát động Thử thách có gắn nhãn Thương hiệu (Branded Hashtag Challenges) và tận dụng tính năng Duet trên TikTok. Campaign #PerfectAsIAm của họ vào mùa hè 2020 đã kết thúc với 10 tỉ lượt xem - bao gồm cả những lần phối hợp cùng Rickey Thompson và 3 influencer khác.

Marc Jacobs tiếp tục tung ra campaign thứ 2 mang tên #PerfectAsWeAre vào tháng 7 năm 2021, tôn vinh Sự kiêu hãnh và khuyến khích người ta hãy yêu bản thân cũng như cá tính của họ. Với sự hợp tác của 3 influencer không lổ là Rickey Thompson, Jojo Siwa và Bretman Rock. campaign này đã đạt được 13 tỉ lượt xem và hơn 2 triệu video.

4. Tạo hiệu ứng AR của riêng bạn

Netflix là một nhà quảng cáo hàng đầu trên TikTok, với việc sản xuất trung bình một campaign quy mô lớn hàng tháng. Nội dung mà người dùng tạo ra đến nay vẫn mang lại sự hiệu quả cho các campaign của họ; Hơn 112 ngàn người đã sử dụng hiệu ứng AR  #WhatsYourPower của thương hiệu này , một con số khủng khiếp đối với nội dung tạo bởi người dùng cho bất cứ thương hiệu nào tới thời điểm hiện tại.

Hiệu ứng AR này cho phép người dùng hóa thân thành siêu anh hùng với những siêu năng lực như điều khiển đồ vật, thời tiết, ..v..v.. khi sử dụng. Filter trên được tạo ra nhằm quảng bá phim Project Power và nó đã thành công với cả đối tượng mà nó hướng tới cũng như sản phẩm này. 

Như bạn thấy, những filter AR xịn nhất không chỉ dừng lại là những chiếc mặt nạ, chúng còn có thể tạo tương tác và khiến người dùng bình luận. Việc tạo ra những filter này khá dễ dàng và thật sự thương hiệu nào cũng có thể thử cách quảng bá thú vị này để tiếp cận được nhóm khán giả lớn hơn.

5. Nắm giữ sức mạnh của meme

Khiếu hài hước và những trò đùa có thể giúp bạn đi xa trên con đường trở thành một content creator xuất chúng trên TikTok, miễn là bạn thật sự giỏi về nó. Meme là một phần quan trọng của văn hóa Internet nói chung và TikTok nói riêng, meme có thể gây được rất nhiều sự chú ý nếu được sử dụng đúng cách.

Có 2 cách để ứng dụng chúng: sử dụng những meme đang hot ở thời điểm hiện tại, hoặc biến tài khoản TikTok của bạn thành một cái meme to bự.

Một ví dụ hay về cách 1 là tài khoản TikTok của Ryanair. Hãng hàng không bình dân này đăng tải rất nhiều trên TikTok, và ở thời điểm hiện tại người viết đang soạn bài báo này thì họ đã có 1.4 triệu người theo dõi và gần 40 triệu lượt thích. Họ thường xuyên đăng tải những video hài hước dựa trên các meme mới nhất đã xuất hiện trên nền tảng. Ví dụ như meme về phim Fast&Furious của họ đã thu về được 23.4 triệu lượt xem.

Ngay cả bản thân TikTok cũng nhận biết được thương hiệu này đang làm rất tốt ở khoản bắt kịp những trò đùa hot nhất. Bạn cũng có thể tận dụng meme theo một cách khác, đó là biến tài khoản TikTok của bản thân thành một trò-đùa-lâu-dài - xây dựng nhiều meme xoay quanh một hình tượng duy nhất. Hãy xem thử tài khoản của Duolingo. Công ty này sở hữu một linh vật rất dễ nhận ra và những trò đùa xoay quanh việc nó kiên quyết thế nào khi cố gắng dạy bạn một ngôn ngữ nào đó. Vì thế họ đã “cải tiến” khả năng rình mò người dùng của nó lên gấp đôi và thường xuyên đùa giỡn về việc này.

Sử dụng linh vật là một chiến thuật tiếp thị mạnh mẽ, tuy nhiên chính việc kết hợp thêm với kiến thức về văn hóa Internet và với khiếu hài hước mới giúp mang về hơn 2 triệu lượt theo dõi cho Duolingo.

6. Không ngần ngại “show” hậu trường cho khán giả 

Điều khiến cho nội dung của công ty nổi bật chính là những video hậu trường được ra mắt thường xuyên và chuyên sâu giúp thương hiệu dễ tiếp cận hơn với khán giả khi cho phép nhân viên của chính brand trở thành người ủng hộ nhiệt thành.

Lướt qua tài khoản TikTok của Glossier, những follower của họ đã được tham gia một tour tham quan trực tuyến tổng hành dinh của công ty, một cái nhìn sâu hơn vào sự phát triển của một cửa hàng mới, và thậm chí tổng quan quá trình thiết kế sản phẩm.

7. Khiến quảng cáo “trông-như-không-quảng-cáo”

Video trên Tiktok đều có một phong cách chung gắn liền với chúng - những dòng chữ trên màn hình, những đoạn cắt cảnh, giọng đọc text-to-speech quen thuộc. Rất nhiều video từ người dùng nói về các chủ đề thường ngày hay chia sẻ câu chuyện đời sống sử dụng các tính năng đó.

Các thương hiệu cũng rất nhanh chóng trong việc bắt kịp xu thế bằng việc bắt đầu tạo ra những video tương tự vậy. Những video này thường là quảng cáo có trả phí, tuy nhiên điều lạ lùng ở đây là bạn sẽ không nhận ra nó khác biệt với những nội dung khác trên feed nếu chỉ nhìn lướt qua.

Những video quảng cáo trên TikTok trông như đã được quay ở phòng ngủ của một ai đó có thể làm bạn bất ngờ khi có thể mang về lượng tương tác nhiều hơn so với những video được sản xuất bài bản quá mức. Có lẽ yếu tố chân thực là thứ mà Gen Z cần nhất ở những thương hiệu này.

Dù sao đi nữa, tin tốt là các thương hiệu không cần phải chi quá nhiều tiền để sản xuất những video quảng cáo bóng bẩy, thời thượng. Trên TikTok, càng gần gũi càng tốt.

8. Tương tác với những người dùng khác (không phải mời gọi)

Một xu hướng khác trên TikTok đó là các thương hiệu thường hay bình luận ở những video có chủ đề hoàn toàn không liên quan đến họ. Ví dụ như bạn sẽ thấy một người đàn ông thảo luận về trải nghiệm hẹn hò hài hước của anh ta và Tinder sẽ xuất hiện với một bình luận hài hước nào đó. Điều đặc biệt thú vị ở đây là Tinder không hề được nhắc tới ở trong video, ở phần caption hay bất cứ nơi đâu cả .

TikTok có lẽ là nền tảng có sự tương tác bậc nhất dành cho các thương hiệu sử dụng nó. Đừng để bản thân bị tụt lại phía sau và luôn nhớ rằng không chỉ nên đăng tải video mà bạn còn cần phải tương tác và xem video của những TikToker khác. May mắn là, nội dung trên TikTok khá là chất lượng và bạn sẽ cảm thấy thư giãn khi xem video trên feed của mình thay vì coi nó như là một công việc nhàm chán.

TỔNG KẾT 

Có lẽ bài báo này có đôi phần giống như một lá thư tình gửi đến TikTok cũng như một bài hướng dẫn tạo cảm hứng cho các thương hiệu sử dụng nền tảng này.

Rõ ràng là có rất nhiều cơ hội rộng mở trên nền tảng này dành cho các thương hiệu dù lớn hay nhỏ, và miễn là bạn biết ứng dụng sự sáng tạo của mình thì TikTok sẽ trở thành một nơi rất tiềm năng để tạo ra giá trị cho bản thân.

Về AppROI.co

Growth Marketing Agency hàng đầu có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, Tiktok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider,...cùng nhiều đối tác lớn

E-mail: [email protected] hoặc [email protected]

Hotline: 0789.99.66.88

#AppROI #AppROIIMC #Marketing