Khoảng cách Tiếp thị liên kết trong Thương mại điện tử Việt Nam đến thế giới

Trái ngược với sự đóng cửa của các sàn Thương mại điện tử Việt Nam, kế hoạch tổng thể Thương mại điện tử 2016-2020 với những góc nhìn đầy lạc quan cùng Tiếp thị liên kết.

Những ngày gần đây Thương mại điện (TMĐT) Việt Nam lại tiếp tục đón nhận tin tức không mấy vui về sự đóng cửa của sàn TMĐT 2 năm tuổi - Lingo gây ra những lo lắng về sự đi xuống của TMĐT. Tuy nhiên theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Hưng - chủ tịch hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho hay: “Sàn TMĐT chỉ là một phần trong TMĐT, không phải là tấm gương phán ánh toàn ngành TMĐT”.

Khoảng cách Tiếp thị liên kết trong Thương mại điện tử Việt Nam đến thế giới

Ngành TMĐT dường như vẫn đang tiếp tục đà phát triển của mình với Kế hoạch tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 mục tiêu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trực tuyến trung bình đạt 350 USD/người/năm.

Giải pháp Tiếp thị liên kết cho TMĐT?

Sự tăng trưởng không ngừng ấy đang kéo theo sự phát triển của rất nhiều những nền tảng và giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển. Trên thế giới Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) dường như không còn xa lạ khi 40% doanh thu sàn Amazon đến từ Affilliate nhưng ở Việt Nam Tiếp thị liên kết mới chỉ thực sự hình thành khi có sự xuất hiện của các Affiliate network (nền tảng Tiếp thị liên kết trung gian) cung cấp tới thị trường một giải pháp “marketing ngược” - doanh nghiệp chỉ mất chi phí khi đã năm chắc kết quả và hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư. Affiliate đã bắt đầu từ năm 2009 nhưng mãi tới năm 2016 Tiếp thị liên kết mới chính thức được công nhận và biết đến với vị thế của một giải pháp marketing hiệu qua của mình thông qua kết quả các sàn TMĐT lớn nhỏ như Adayroi, Tiki, Lazada,... nhận được, họ đã không ngần ngại sử dụng như một giải pháp hàng đầu tối ưu chi phí marketing lẫn chi phí nhân sự.

Sàn TMĐT với mô hình kinh doanh tổng hợp chỉ là 1 phần trong miếng bánh TMĐT, còn rất nhiều doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực như điện tử - điện máy, thời trang, giáo dục, du lịch, dịch vụ, ngân hàng,... Cũng đã bắt đầu tham gia sân chơi Affiliate để gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng cũng như thấu hiểu những thị trường ngách khó nhằn thay vì tự tìm kiếm doanh nghiệp đã tận dụng nguồn lực thị trường với những Publisher (Nhà phân phối) “sở hữu” người dùng sẽ giúp các doanh nghiệp đạt doanh số bán hiệu quả hơn, người dùng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm tốt.

Cũng cần điểm qua rằng sự phát triển Tiếp thị liên kết hiện nay có một phần đóng góp không nhỏ của những Nhà phân phối được gây dựng từ các mạng lưới Affiliate. Họ là những Start-up công nghệ đã quen với môi trường Affiliate nước ngoài và chia sẻ mô hình ở Việt Nam hay những con người đam mê ý tưởng xây dựng cổng thông tin với hàng triệu traffic mỗi ngày và ứng dụng Affiliate để hỗ trợ TMĐT Việt Nam. Mỗi Nhà phân phối mang một thế mạnh, một sắc màu khác nhau tạo nên thị trường Affiliate hết sự cạnh tranh và nỗ lực phát triển.

Khoảng cách nào cho các nền tảng Tiếp thị liên kết?

Mặc dù tận dụng được cơ hội của TMĐT, thu hút và hỗ trợ phát triển nhiều mô hình Start-up công nghệ tuy nhiên cần nhìn vào thực tế Affiliate network tại Việt Nam vẫn tồn tại những khoảng cách nhất định so với thế giới.

Affililate network

Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều nền tảng Affiliate đang hoạt động nhưng có thể thấy rằng hầu hết chúng đều thuộc mô hình “nhà đầu tư”, “nhà hợp tác”, chỉ có rất ít các nền tảng được trực tiếp phát triển tại Việt Nam.

Đồng thời một câu hỏi thường được đặt ra cho những sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” rằng khoảng cách việc hình thành muộn là có lợi hay không? Đây dường như là một khó khăn nhưng cũng là một điểm thuận lợi cho các nền tảng mới. Với những quy tắc ghi nhận đã được các hệ thống uy tín trên thế giới CJ, Click Bank,... chứng minh như last click, re-orccured,... là những điểm Affiliate Việt Nam dễ dàng thừa kế và áp dụng. Tuy nhiên với sự sai khác về công nghệ, tính mới của Affiliate network thì nhiều những chuẩn mực chung chưa thực sự được thống nhất tại Việt Nam, gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp muốn sử dụng Affiliate.

Và cũng không thể loại trừ những khoảng cách trong việc cung cấp công cụ hỗ trợ Nhà phân phối cũng và Nhà cung cấp. Nếu như Affiliate trên thế giới thường xuyên ra mắt những công cụ mới trong hệ thống và cả những extension bên ngoài thì thì Affiliate network tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu cơ sơ khai về tạo link affiliate, ghi nhận, thống kê,... Những công cụ chúng ta cung cấp vẫn chưa thực sự hỗ trợ được Nhà phân phối trong quá trình ra quyết định tiếp cận khách hàng ví dụ như thống kê tới từng mặt hàng trong mỗi đơn hàng, thống kê bán chạy hay thời gian bán hàng hiệu quả,... Đây được xem là những yếu điểm không hề nhỏ khi so sánh Việt Nam và thế giới.

Kết

Tuy nhiên với sự “non trẻ” của Affiliate network cũng như những tiềm năng của TMĐT, Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng sẽ có những bộ quy tắc chung dành cho Tiếp thị liên kết, thuận tiện cho doanh nghiệp lớn, SME kết nối và phát triển. Sẽ có thêm nhiều các nền tảng để gia tăng tính cạnh tranh, tất yếu thị trường sẽ được đón nhận nhiều những những Start-up công nghệ mới, những doanh nghiệp TMĐT đạt 40% doanh thu từ Affiliate và khoảng cách đến thế giới sẽ nhanh chóng được thu hẹp.