Cách Omnichannel giúp các nhà bán lẻ tăng trưởng bền vững
Thực trạng ngành bán lẻ ngày nay đang dần trở nên phức tạp theo thời gian. Các nhà bán lẻ phải đối mặt với những thách thức trong vận hành do các hạn chế về địa lý, sự cạnh tranh online ngày một nhiều giữa các công ty nhỏ và lớn, tiêu chuẩn dịch vụ ngày càng cao và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Tất cả những vấn đề này thật ra có thể được giải quyết bằng cách áp dụng Omnichannel.
Nội dung bài viết được Kyanon Digital lược dịch từ bài viết của Renee Gamble đăng trên Think with Google.
Khi các doanh nghiệp đều đang thảo luận về cách thức phục hồi sau đại dịch nhưng lại ít có cơ hội khôi phục mọi thứ như cũ, họ cần phải suy nghĩ lại về chiến lược cho việc tăng trưởng lâu dài.
Giờ đây, khách hàng có vô số lựa chọn về việc họ mua hàng của ai và mua như thế nào. Đối với các thương hiệu, sự thay đổi đáng kinh ngạc trong hành vi của người tiêu dùng đã khiến họ suy xét nghiêm túc hơn về cách phục vụ người tiêu dùng theo những cách hữu ích hơn, phù hợp hơn và có ý nghĩa hơn. Một số thương hiệu đã làm được điều này bằng cách tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số, một điều khá quan trọng trong việc tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 30% những nỗ lực chuyển đổi số như vậy đã đạt hoặc vượt mục tiêu và tạo ra những thay đổi bền vững.
Cần có một chiến lược mạnh mẽ, tích hợp để luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của bạn. Từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong kinh doanh. Xây dựng một chiến lược Omnichannel mạnh mẽ sẽ tối ưu hóa cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của bạn, điều quan trọng là chiến lược này phải được áp dụng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh (không chỉ riêng bộ phận marketing) và phải có các nguồn lực phù hợp để hỗ trợ hoàn thành những kế hoạch này.
Bài viết này sẽ cung cấp các tips khi lên kế hoạch chuyển đổi bán lẻ Omnichannel và hướng dẫn hành động cụ thể để marketer có thể hiểu được cách Omnichannel giúp các nhà bán lẻ tăng trưởng bền vững như thế nào.
Suy nghĩ lại về ranh giới giữa online và offline
Ngày nay, sự hiện diện của Omnichannel giúp các nhà bán lẻ tăng trưởng bền vững cần phải vượt qua ranh giới giữa kinh doanh online và offline bằng những cách tiếp cận đồng nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người, dù họ ở bất cứ đâu trong hành trình mua sắm.
Theo truyền thống, sự hiện diện của Omnichannel có nghĩa là các nhà bán lẻ offline cũng mở rộng để thiết lập sự hiện diện online và tìm cách kết nối giữa hai bên. Tuy nhiên, với cơ hội kết nối liền mạch hơn giữa trải nghiệm online và offline ngày nay và cách nó được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong công nghệ marketing, kênh bán hàng và cả hình thức mua sắm, sự phân biệt giữa các kênh bán hàng online và offline dường như đã không còn nữa.
Ví dụ về việc xoá mờ ranh giới giữa hai bên bao gồm các doanh nghiệp ưu tiên kênh bán hàng online như Decathlon, hay việc chuyển sang thiết lập các cửa hàng truyền thống và các thương hiệu như Zara. Họ đều đang áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tại cửa hàng. Các doanh nghiệp khác, như Chanel’s Boutique of Tomorrow, đang thúc đẩy trải nghiệm liền mạch lên một tầm cao mới với các dịch vụ sáng tạo ở nhiều điểm chạm cho người tiêu dùng.
Suy nghĩ lại về vai trò của việc chuyển đổi số ngoài marketing
Mọi người thường nghĩ rằng bộ phận marketing nên quản lý tất cả mọi thứ liên quan đến tương tác của người tiêu dùng. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể cản trở hiệu quả của chiến lược bán lẻ Omnichannel, đồng thời làm chậm quá trình chuyển đổi và kết quả kinh doanh.
Đối với chiến lược tạo ra tác động thực sự đến lợi nhuận, sự cộng tác minh bạch, đa chức năng và đa kênh giữa các nhóm nội bộ là không thể thiếu. Sửa chữa những lỗ hổng trong các lĩnh vực chiến lược, truyền thông và đo lường sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Mặc dù mỗi bộ phận sẽ luôn có những giá trị riêng biệt, điều quan trọng là các nhóm khác nhau không theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn làm ảnh hưởng đến các kết quả chung của cả doanh nghiệp.
Ví dụ, việc đánh giá doanh số bán hàng online và offline một cách riêng lẻ có thể gây ra sự cạnh tranh nội bộ khiến các nhóm không tập trung vào các mục tiêu kinh doanh tổng thể. Thay vào đó, việc có một mục tiêu bán hàng thống nhất và chia sẻ thông tin giữa các nhóm sẽ đảm bảo sự tập trung của mọi người vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng, điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán kèm những sản phẩm khác và thúc đẩy kết quả kinh doanh bền vững nói chung.
Suy nghĩ lại quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi kinh doanh có vẻ khó khăn khi doanh nghiệp xem nó như một cuộc cải cách đồ sộ và liên tục, có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh thường nhật. Suy nghĩ này có thể khiến các thương hiệu ngừng thực hiện những việc cần thiết hoặc xem chuyển đổi kinh doanh như một quá trình tuyến tính, chỉ thực hiện một lần. Nhưng cả hai cách tiếp cận này đều ngăn cản các thương hiệu tối ưu hoá tăng trưởng trong kinh doanh.
Tuy nhiên, khi tiếp cận chuyển đổi kinh doanh với tư duy sẽ đạt được sự tăng trưởng liên tục lớn dần, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu nhanh chóng trong ngắn hạn và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững trong dài hạn.
Khi tiếp cận chuyển đổi kinh doanh với tư duy sẽ đạt được sự tăng trưởng liên tục lớn dần, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu nhanh chóng trong ngắn hạn và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững trong dài hạn.
Theo mô hình của hành trình bán lẻ ngày nay, chuyển đổi số không phải là một quá trình tuyến tính. Mặc dù đúng là cần có cam kết và nguồn lực, việc chuyển đổi số có thể được thực hiện theo cách sử dụng các mô-đun.
Doanh nghiệp bán lẻ sẽ có một hệ sinh thái Omnichannel độc quyền, vì vậy bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định các yếu tố nào trong hệ sinh thái là ưu tiên lớn nhất để tăng trưởng và thay đổi. Chuyển đổi những lĩnh vực này trước sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Sau đó, lặp lại quy trình với các phần khác trong hệ sinh thái và tiếp tục cải thiện các quy trình đã làm trước.
Nếu chia nhỏ ra, bạn có thể thấy điều này vô cùng đơn giản: biến đổi là một chu trình tạo ra giá trị. Với sự sẵn sàng và khả năng phục hồi cao hơn, lợi nhuận có thể phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp khi chiến lược Omnichannel ngày càng hoàn thiện hơn.
Bắt đầu triển khai
Một hệ sinh thái Omnichannel có độ phục hồi cao nghĩa là nó có khả năng đối đầu các thách thức và thích ứng với thay đổi nhanh chóng trong hành vi khách hàng hoặc thị trường. Nó kết nối doanh nghiệp với nhiều khách hàng hơn và mang đến nhiều cơ hội tiếp cận với những hành trình mua sắm giá trị.
Cho dù doanh nghiệp đang ở đâu trong hành trình phát triển Omnichannel, việc hiểu cách khai thác các công cụ, công nghệ và tài năng phù hợp là điều không thể thiếu đối với sự phát triển. Và nó bắt đầu với sự suy xét các khía cạnh kỹ càng hơn. Dưới đây là một số ý chính:
- Đặt nền móng chính xác: Đảm bảo rằng các sản phẩm, con người và công nghệ của doanh nghiệp đều hoạt động đồng bộ để hướng tới cùng một mục tiêu.
- Đưa vào các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng: Đảm bảo hành trình khách hàng diễn ra liên tục và liền mạch trong suốt quá trình trải nghiệm.
- Học hỏi từ các chu kỳ marketing: Đo lường và phân tích kết quả để bạn có thể cung cấp ngược lại những insight cho các chiến lược quảng cáo của mình.
- Tăng trưởng thông qua tự động hoá: Tập trung vào dữ liệu để đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục trên quy mô lớn trên thị trường ngày nay.
Tin tốt là, mặc dù sự chuyển đổi số không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng mọi cố gắng doanh nghiệp đã thực hiện để hướng tới sự chuyển đổi đều sẽ dẫn đến những thay đổi tích cực hơn.
Với các nguồn lực phù hợp và các đóng góp phát triển thường xuyên, doanh nghiệp có thể phát triển một hệ sinh thái bền vững, thành công mà hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển, giúp doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi nhuận hơn trong các thời gian tới.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích trong việc hiểu thêm về cách Omnichannel giúp các nhà bán lẻ tăng trưởng bền vững.
* Nguồn: Think With Google