8 sai lầm thường gặp trong marketing tích hợp mà bạn nên tránh (P1)
Trở lại những năm 1930, một thuật ngữ gọi là quy tắc số 7 đã được khai sinh trong ngành công nghiệp điện ảnh. Theo quy tắc vàng này, khách hàng tiềm năng cần được “nghe” thông điệp của nhà quảng cáo ít nhất 7 lần trước khi họ thực sự hành động - chẳng hạn như việc đi xem bộ phim Cuốn theo chiều gió vào năm 1939. Vào thời điểm đó, nhà quảng cáo của Cuốn theo chiều gió đã phân phối các campaign trên một số kênh cốt lõi như: báo in, biển quảng cáo và đài phát thanh.
Nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì có sự thay đổi như thế nào? Các tùy chọn kênh dành cho marketers đã tăng vọt. Các marketer có thể thu hút khán giả và truyền cảm hứng, thúc đẩy hành động bằng cách sử dụng một loạt kênh song song, cả online và offline.
Ví dụ, giả sử có một công ty sản xuất nệm vừa thiết kế một chiếc đệm nước mới mang tính đột phá. Sau khi phát hành sản phẩm mới, doanh số bán hàng chưa đạt được kỳ vọng và doanh nghiệp buộc phải vật lộn để đạt được bước tiến trong thế giới cạnh tranh không khoan nhượng này - được biết đến nhiều hơn với tên gọi ngành công nghiệp “nệm nước”.
Công ty đã quyết định rằng họ cần phải tập trung nỗ lực để trở nên nổi bật và tìm đến bộ phận marketing để có câu trả lời. Các marketer của công ty đã đưa ra ý tưởng quảng bá một cuộc thi - một cuộc thi mà người tiêu dùng gửi video về việc họ uống nước theo những cách sáng tạo. Người gửi video có tính sáng tạo nhất sẽ giành được một chiếc giường nước miễn phí và được tài trợ toàn bộ chi phí cho chuyến đi đến Water Country - công viên nước lớn nhất ở khu vực Portsmouth, New Hampshire.
Để thực hiện campaign này, công ty đã gửi email quảng cáo đến những người đăng ký của mình. Bên cạnh đó, những người viết blog đưa ra lời kêu gọi hành động đề cập đến việc rút thăm trúng thưởng trong các bài đăng. Đồng thời, công ty cũng chạy quảng cáo trên TV và in tờ rơi nêu chi tiết cách người tiêu dùng có thể tham gia cuộc thi. Và cuối cùng, team social media thường xuyên đăng các bài dự thi của người tham gia lên các kênh truyền thông khác nhau.
Quá trình mà công ty Waterbed đã thực hiện cho thấy sự phối hợp chặt chẽ của các kênh marketing khác nhau, cùng hoạt động đồng thời cho campaign có thể được gọi là marketing tích hợp.
Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhắc lại marketing tích hợp là gì, cũng như một số sai lầm bạn sẽ muốn tránh khi triển khai chiến lược marketing tích hợp của riêng mình.
Marketing tích hợp là gì?
Với marketing tích hợp, các kênh khác nhau sẽ cùng phối hợp để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với thông điệp thương hiệu phù hợp trên tất cả nội dung và tài sản marketing.
Marketing tích hợp thường có ý nghĩa rộng hơn cả digital marketing vì bao gồm mọi cách bạn tiếp cận đối tượng tiềm năng, chẳng hạn như sử dụng các kênh media truyền thống như báo in, radio và TV ads, cũng như bán hàng cá nhân, PR và thậm chí cả bao bì sản phẩm.
Marketing tích hợp phù hợp với triết lý marketing đơn giản, mạnh mẽ: bất kỳ tương tác nào mà ai đó có với thương hiệu của bạn, trên bất kỳ kênh nào, đều cần phải tạo cho họ ấn tượng nhất quán và tích cực.
Với mỗi tương tác mới trên các nền tảng khác nhau, khách hàng tiềm năng sẽ tin tưởng hơn vào thương hiệu và hiểu rõ hơn về cách các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp sẽ tác động tích cực thế nào đến cuộc sống của họ.
Team của bạn có thể đã làm rất tốt việc thường xuyên đăng tải nội dung và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua chiến lược marketing đa kênh.
Tuy nhiên, có một số sai lầm phổ biến về marketing tích hợp có thể hạn chế kết quả của bạn mà ta thường không nhận ra chúng đang tồn tại. Hãy cùng khám phá chi tiết những thông tin sau.
Những sai lầm marketing tích hợp phổ biến cần tránh
Nếu có thể lưu ý đến những sai lầm này, chắc chắn bạn sẽ ở vị thế tốt nhất để tạo ra thông điệp tác động mạnh nhất cả trên các kênh riêng lẻ và tổng thể. Hãy cùng khám phá những sai lầm liên quan đến marketing tích hợp và tìm ra cách bạn có thể tránh mắc những sai lầm phổ biến đó.
1. Không có mục tiêu campaign tổng thể và truyền tải thông điệp
Kẻ thù của marketing tích hợp là thiếu kết nối marketing. Điều này xảy ra khi bạn thiếu sự liên kết trong các kênh, đặc biệt ở thông điệp và chiến lược của mình.
Thông điệp chính là mạch máu của các campaign marketing tích hợp thành công. Đó là đầu mối liên kết các kênh khác nhau và hiệu quả của campaign thường phụ thuộc vào nhận thức văn hóa của người xem. Nếu thông điệp của bạn gây khó chịu, thiếu đạo đức hoặc vô cớ gây ra tranh cãi, bạn đang đưa toàn bộ campaign marketing tích hợp ấy đến bờ vực thất bại.
Ví dụ điển hình là campaign "Độ hot đến từ mọi hình dáng và kích cỡ" của Levi. Mặc dù nguyên tắc cơ bản của campaign có vẻ tốt trên lý thuyết - khuyến khích những người phụ nữ cảm thấy thoải mái với cơ thể của chính mình - nhưng cách công ty thực hiện thông điệp lại hoàn toàn sai lầm. Mặc dù campaign này bắt nguồn từ ý tưởng phụ nữ ở mọi "thân hình và kích thước" đều xinh đẹp, nhưng các tài liệu marketing của công ty này lại chỉ sử dụng những người mẫu gầy.
Thông điệp của Levi đã trở nên sai lầm, thiếu đạo đức và sự tự nhận thức. Nói cách khác, thông điệp này không có sự đồng điệu. Các quảng cáo được chạy trên cả báo in và các kênh online, nhưng tranh cãi mà chúng gây ra đã đổ dồn vào mạng xã hội và các blog nói chung. Đến cuối cùng, campaign này có lẽ đã khiến Levi gặp nhiều rắc rối hơn so với giá trị thiết thực.
Cách tốt nhất để tránh cạm bẫy tiềm ẩn này là thực hiện các ý tưởng và tài liệu chính bởi một team có nhiều người và xác định khía cạnh nào trong thông điệp của bạn có thể bị sai lệch. Cơ sở người dùng của bạn và những người xung quanh có nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy điều tốt nhất bạn có thể làm được là có những nhận định khác nhau để đánh giá thông điệp mà bạn muốn công bố với đại chúng.
Sau quá trình brainstorm ban đầu, bạn sẽ cần xác định các mục tiêu cốt lõi đằng sau tất cả các nỗ lực marketing của mình. Hãy làm rõ những câu hỏi sau với team của mình:
- Những người bạn đang hướng đến là ai?
- Bạn muốn truyền cảm hứng cho họ thực hiện những hành động nào?
- Thế nào là một campaign thành công?
- Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì và không đại diện cho điều gì? Thế nào là một thương hiệu có tính nhất quán.
2. Cho rằng người dùng chỉ tương tác trên một kênh
Tất cả chúng ta đều thích sử dụng một số kênh social đặc biệt hơn những kênh khác. Bạn có thể lướt news feed Instagram cả một ngày, nhưng lại chỉ mở Facebook để kiểm tra xem gia đình và bạn bè thân thiết có cập nhật gì không. Đôi khi, bạn lại có thể bỏ qua toàn bộ hộp thư đến cá nhân của mình, trong khi có lúc, bạn lại chú ý đến một tin nhắn nào đó và xem nội dung của thương hiệu đó trong suốt một giờ.
Tiêu chuẩn để lựa chọn đọc nội dung nào thường không có quy luật rõ ràng, dễ thay đổi và không thể đoán trước được. Điều này có nghĩa là bạn không nên cho rằng khách hàng tiềm năng chỉ muốn nhận tin từ bạn trên kênh chuyển đổi đầu tiên.
Marketing tích hợp đã thành công khai phá khả năng của người dùng trong việc sử dụng nhiều nội dung khác nhau trên đúng nền tảng và vào đúng thời điểm.
Thách thức lớn nhất ở đây là phải tạo ra trải nghiệm thương hiệu liền mạch. Sự gắn kết này thường được đo lường bằng cách xem người dùng có thể chuyển đổi từ kênh này sang kênh khác một cách liền mạch hay không. Cần đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu biết và có thể giải quyết bất kỳ sự chồng chéo nào xảy ra giữa các khía cạnh marketing khác nhau - bất kể chúng có mức độ phức tạp như thế nào.
Ví dụ: chữ ký trong email là một nơi tuyệt vời để gán các nút điều hướng sang các kênh social media, URL trang web hoặc liên kết đến video. Chúng ta có thể gắn các liên kết đến trang web, bài đăng trên blog, các nội dung kỹ thuật số khác trong phần bio (tiểu sử) trên các kênh social media. Blog và trang web cũng là sự lựa chọn phù hợp để gắn các “nút” chia sẻ lên các kênh social.
Hầu hết mọi kênh đều có chức năng cho việc phân phối chéo nội dung. Các bước cần thiết để tận dụng tối đa những cơ hội này rất dễ thực hiện, đồng thời mang lại hiệu quả đáng kể và nhất quán. Vì vậy, hãy dành thời gian rà soát tất cả các kênh của mình và tìm hiểu xem liệu có chỗ cho quảng cáo chéo hay không. Nếu bạn kỹ và chu đáo hơn, bạn nhất định phải tìm ra cách để liên kết các khía cạnh khác nhau cho campaign marketing tích hợp của mình.
3. Bỏ qua dữ liệu mà bạn thu thập
Các nỗ lực marketing tích hợp thành công thường dựa vào các bài học kinh nghiệm từ các campaign trước đó. Các sáng kiến marketing tích hợp của bạn cần phải là sự sáng tạo dựa trên những gì đã có bao gồm kiến thức và kinh nghiệm - những điều sẽ có được dựa trên việc phân tích kết quả. Thật ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều công ty vội vàng phân tích dữ liệu campaign hoặc bỏ qua hoàn toàn công đoạn này.
Marketing tích hợp là một quá trình. Các campaign không thể là một chuỗi các sự kiện hoàn toàn độc lập, không được báo trước, là những sự kiện mà "tôi có cảm giác cái này sẽ hiệu quả" mà chúng cần phải dựa vào cơ sở phân tích và đi từ thực tế.
Dữ liệu chúng ta thu thập sẽ truyền tải mọi thứ. Nếu không chú ý đến dữ liệu, bạn có thể sẽ mắc phải những vấn đề sau:
- Thiếu một thước đo rõ ràng về cách mà campaign đang hoạt động.
- Khó khăn để phân khúc khách hàng tiềm năng và gửi tin nhắn cá nhân hóa.
- Không chắc chắn những bước cần thực hiện tiếp theo để mang lại giá trị cao nhất cho người xem.
- Bỏ qua những gì bạn biết về khách hàng tiềm năng để truyền tải nội dung, điều này gây ra nguy cơ gửi nội dung trùng lặp hoặc không liên quan.
Bước đầu tiên để khắc phục điều này đó là hãy đảm bảo rằng bạn đang thu thập dữ liệu rõ ràng, có tổ chức và không có lỗi trên tất cả các kênh.
Tiếp theo, hãy hỏi bản thân và team của mình những câu hỏi sau:
- Chúng ta có thể thu thập dữ liệu nào từ các campaign của mình để mang lại giá trị cao, tạo ra thông điệp cá nhân hóa và đo lường hiệu suất campaign theo cách chính xác nhất?
- Có những khoảng trống và cơ hội nào trong dữ liệu campaign, và làm thế nào để có thể khắc phục những lỗ hổng này?
- Nếu campaign của bạn tạo ra một lượng dữ liệu thô đáng kể. Đừng vội bỏ qua dữ liệu đó. Nếu không ai trong tổ chức của bạn có thể hiểu thấu đáo thông tin, hãy tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia bên ngoài.
Cho dù bằng cách nào đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng bất kỳ kết quả mà campaign tạo ra đều được phân tích và hiểu một cách toàn diện. Làm như vậy sẽ đảm bảo bạn có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn, thực tế nhất khi đưa ra những lựa chọn với các nỗ lực marketing tích hợp trong tương lai - không còn dựa vào linh cảm và suy đoán.
—--
(to be continued …)
Cre: Hubspot
Về AppROI.co
Growth Marketing Agency hàng đầu có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, Tiktok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider,...cùng nhiều đối tác lớn
E-mail: [email protected] hoặc [email protected]
Hotline: 0789.99.66.88
#AppROI #AppROIIMC #Marketing