Chiến lược kinh doanh của Viettel - Ông lớn trong ngành Viễn Thông Việt Nam
Viettel từ khi ra đời cho đến nay luôn giữ vững được vị thế số của mình 1 và phát triển không ngừng lĩnh vực viễn thông cũng như lấn sân sang các lĩnh vực khác. Thành công đầu tiên phải kể đến là Tập đoàn đã biết xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, độc đáo. Tuy nhiên vững mạnh như bây giờ, tất cả đều nhờ vào chiến lược kinh doanh của Viettel. Vậy chiến lược của Viettel trong kinh doanh là gì? Cùng Ori tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
I. Giới thiệu về Tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước. Tập đoàn chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và những lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viettel do Bộ Quốc phòng là nơi thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT).
Viettel được mọi người biết với slogan "Hãy nói theo cách của bạn". Chiến lược kinh doanh của Viettel hướng tới sự phát triển bền vững và cũng vì vậy mà Tập đoàn luôn cố gắng nỗ lực vững bước trong thời gian hoạt động.
1. Sứ mệnh
Sáng tạo đề phục vụ con người — Caring Innovator
2. Quan điểm phát triển
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với nền Quốc phòng
- Chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông.
- Kinh doanh định hướng khách hàng
- Phát triển nhanh, liên tục thực hiện các công tác cải cách để bền vững.
- Lấy con người làm yếu tố trọng tâm, cốt lõi.
3. Giá trị cốt lõi
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để có thể kiểm nghiệm chân lý.
- Trưởng thành qua những thách thức và những lần thất bại.
- Thích ứng nhanh là sức mạnh lớn của cạnh tranh.
- Truyền thống là cách làm của người lính.
- Viettel là ngôi nhà chung.
4. Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc Tập đoàn thấu hiểu được những gì khách hàng đang mong muốn và Viettel nỗ lực để đáp ứng. Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn những mong muốn của mình được lắng nghe, được quan tâm và chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Vì thế công ty luôn nỗ lực đề sáng tạo, phục vụ tốt những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ và thấu hiểu rõ ràng nhất. Từ đó có thể khuyến khích khách hàng của Tập đoàn nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính họ.
II. Mô hình SWOT Viettel
1. Điểm mạnh
Viettel được người dân yêu thích khi thực hiện các hoạt động xã hội, hoạt động chăm sóc khách hàng tiêu biểu phải kể như: Đón khách hành thứ 10 triệu của Viettel, Viettel tri ân khách hàng. Và các chương trình xã hội: Vang mãi khúc quân hành, Chúng tôi là chiến sĩ. Viettel đã làm rất tốt công tác chăm sóc khách hàng. Dù có rất nhiều nhà mạng cũng nhảy vào cuộc chơi như Beeline, Vietnam Mobile, Sfone... nhưng không thể phủ nhận Viettel vẫn là 1 thương hiệu đầy thiện cảm trong mắt người tiêu dùng thông qua các chương trình như: Chương trình tặng quà cho khách hàng hàng tháng, các chương trình nhằm xóa khoảng cách giữa thuê bao trả trước và trả sau đề làm hài lòng khách hàng. Chính sách bảo hành thiết bị của hãng trong suốt thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel. Tập trung công sức, nhân lực. để chăm sóc những đối tượng đặc biệt: như Nông dân, học sinh, sinh viên, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn, gian khổ...
-
Thị phần: Doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, chiếm 40.26 % thị phần (2011) Viettel Telecom đã có hơn 80 triệu khách hàng chiếm tới 40.26% thị phần di động của cả nước. Với một đất nước có hơn 86 triệu dân mà có tới 7 công ty viễn thông mà Viettel Telecom đã có thị phần tới 40.26% cho. thấy Viettel Telecom là một công ty chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam
-
Tài nguyên nhân lực: Nguồn nhân lực trẻ và năng động: Với chính sách quản lý nguồn nhân sự tốt, luôn quan tâm tới đời sống của nhân viên, người thân, cũng như có những mức thưởng cho các sáng kiến mới, giúp cho người lao động an tâm khi làm việc và không ngừng sáng tạo.
2. Điểm yếu
-
Tham gia vào thị trường muộn: Được thành lập vào năm 1989, so với đối thủ cạnh tranh là tập đoàn viễn thông VNPT(1945) gồm Mobifone (1993) và Vinaphone (1997) thì Viettel có ít năm kinh nghiệm.
-
Đầu tư nhiều lĩnh vực nên mắt sự tập trung nguồn vốn.
-
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel chưa phát triển bởi Tập đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm.
3. Cơ hội (Opportunity)
Trong chiến lược kinh doanh của Viettel cũng tập trung vào việc đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, Viettel đã trở thành cái tên tiêu biểu nhất trong năm 2010 về đầu tư ra nước ngoài. Các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar là một cơ hội cho Viettel, nhất là khi các rào cản về luật pháp, thuế quan, văn hóa cũng dần dẫn giảm đi, do quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Trong năm 2010, Viettel đã bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia. Điều này chứng tỏ cơ hội để Viettel khẳng định mình trên sân nhà cũng như sân chơi quốc tế còn rất nhiều. Vì vậy phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel được quan tâm và chú trọng để thực hiện.
Chiến lược phát triển của Viettel bám sát theo chính sách phát triển của Chính phủ trong ngành Bưu Chính — Viễn Thông: Mục tiêu của Tập đoàn cũng như Chính Phủ đó là đưa Việt Nam đứng thứ 60 trong bảng xếp hạng ITU và CNTT. tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17 - 20% trong GDP; Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gắp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam phải thực hiện tốt 6 nhiệm vụ chủ yếu đó là:
-
Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ sở của toàn bộ hạ tầng viễn thông;
-
Đưa điện thoại, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị máy tính đến hộ gia đình;
-
Phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phục vụ các nhu đời sống xã hội của người dân;
-
Phát triển công nghiệp CNTT;
-
Phát triển nguồn nhân lực;
-
Xây dựng các tập đoàn CNTT có có thể vươn ra toàn thế giới.
CNTT là lĩnh vực đang phát triển không ngừng tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Vì vậy, ta không thể phủ nhận rằng đây chính là 1 cơ hội tốt để Viettel đẩy mạnh tốc độ phát triển của mình. Với nguồn vốn chủ sở hữu hơn 500.000 tỷ đồng và đội ngũ nhân viên tài năng, Viettel có thể ngày càng nhanh chóng cập nhật các công hội cho Viettel để vượt xa các đối thủ cạnh tranh của mình, hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường viễn thông đây tiềm năng này.
4. Thách thức (Threat)
-
Hệ thống pháp luật kinh doanh nói chung còn thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ, cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa thống nhất.
-
Thị trường viễn thông Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn với mức tăng trưởng luôn duy trì từ 60% - 70% mỗi năm đã thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều hãng nước ngoài đã không giữ bí mật và dự định về tham vọng mua lại cổ phần của các nhà mạng MobiFone và VinaPhone khi các nhà mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán. Vì vậy, nếu không có những đường lối và chiến lược phát triển đúng đắn mang tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp thông tin viễn thông của Việt Nam trong đó có Viettel sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển.
-
Ước vọng tự sản xuất các trang thiết bị thông, CNTT, khí tài quân sự trong khi nguồn nhân lực với trình độ cao chưa nhiều, nghiên cứu cơ bản còn hạn hẹp, chưa có các ngành hỗ trợ cho sản xuất công nghệ cao cũng là mâu thuẫn cần được giải quyết.
-
Trước đây, thách thức lớn nhất đối với Viettel là phát triển và quản lý một Tập đoàn với quy mô vô cùng lớn, bao gồm nhiều công ty con, bộ máy hoạt động trải rộng tới tuyến thôn, xã, đầu tư và kinh doanh viễn thông phát triển ra ngoài biên giới Việt Nam tới các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Nay Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, do đó một thách thức ở thời điểm hiện tại chính là tinh thần chấp nhận được sự gian khổ, hy sinh có thể sẽ mất dần đi theo thời gian; các kỹ năng về chăm sóc giữ khách hàng, phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền Internet còn yếu, mà đó lại là những kỹ năng chính trong giai đoạn mới.
III. Chiến lược kinh doanh của Viettel
1. Triết lý kinh doanh của Viettel
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Viettel bao gồm: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo từ đó có thể đưa ra các giải pháp để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới với chất lượng cao cùng giá cước phù hợp có thể đáp ứng nhu cầu và quyền lựa chọn của khách hàng. Luôn thể hiện quan tâm, tinh thần lắng nghe khách hàng của mình như những cá thể riêng biệt để cùng khách hàng của mình tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng. Đem những gì tốt nhất của Tập đoàn Viettel ra nước ngoài. Vì vậy chiến lược CRM của Viettel đã phát huy tối đa khi "tiếp cận" được với các khách hàng hiệu quả và có hệ thống nhất định.
2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Viettel
Đối với mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Viettel, Tập đoàn đã đặt ra cho mình những mục tiêu chính:
-
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo và kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, có thể đạt được mức doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025.
-
Đặt mục tiêu chuyển dịch Viettel Telecom trở thành doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại đất nước Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
-
Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng của doanh thu đạt được tương đương với các đối thủ cạnh tranh của Viettel - nhà mạng trong khu vực và cả trên thế giới; tập trung vào việc sáng tạo sản phẩm cùng dịch vụ; số hóa các hoạt động trong công tác bán hàng, lấy khách hàng của mình làm trung tâm; thực hiện đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ trong công tác quản lý có chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực kinh doanh, quản lý, cả kỹ thuật và công nghệ thông tin.
3. Phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel
Để có thể chiếm ưu thế cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel là các phân khúc thị trường mà Tập đoàn luôn hướng tới. Từ khi mới gia nhập thị trường, Viettel đã chọn kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp. Đây là một phân khúc thị trường mục tiêu có sự cạnh tranh thấp nhưng lại đem lại tiềm năng rất cao.
Viettel cũng đã đạt được những thành tựu to lớn khi thực hiện đầu tư vào hệ thống mạng lưới viễn thông đến tận các vùng có địa hình khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Việc xác định thị trường ngách làm mục tiêu như vậy có tiềm năng lớn.
4. Hoạt động chiến lược kinh doanh của Viettel
4.1. Nghiên cứu và phát triển
Ngay từ đầu khi mới tham gia vào thị trường và cung cấp dịch vụ viễn thông (năm 2000), Viettel đã xác định cho mình hoạt động nghiên cứu và phát triển là yếu tố quan trọng và then chốt để giúp thương hiệu liên tục đổi mới, liên tục phát triển.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ làm chủ công nghệ, hoạt động nghiên cứu sản xuất, Viettel đã lựa chọn cho mình phương thức tự làm là chính, kết hợp với việc chuyển giao công nghệ từ các đối tác sở hữu công nghệ thành phần và hợp tác với các chuyên gia; tổ chức các bộ máy thực hiện việc nghiên cứu tại nước ngoài, sau đó chuyển kết quả của quá trình nghiên cứu về Việt Nam dưới hình thức sản phẩm cụ thể và các trí thức được kết tinh.
4.2. Kỹ thuật công nghệ
Về hoạt động kỹ thuật công nghệ trong chiến lược kinh doanh của Viettel, quan điểm về công nghệ đang được gắn chặt với với yêu cầu “mới nhất”. Đó vừa là phương châm của Tập đoàn, vừa là yêu cầu bất biến, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Viettel.
Trong quá trình trưởng thành, Viettel luôn đi tắt để đón đầu và ứng dụng công nghệ viễn thông ở mức tiên tiến nhất, mới nhất của thế giới. Cũng thực hiện việc đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không ngừng việc mở rộng và nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Làm chủ được công nghệ và tự làm các công việc đã là truyền thống của Viettel.
Tuy là doanh nghiệp tham gia sau trong lĩnh vực viễn thông, nhưng Viettel luôn thực hiện chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong khâu sản xuất, kinh doanh.
Hiện tại, Viettel đã có cho mình nhiều chiến lược và thực hiện những bước “đi trước, đón đầu” về công nghệ để sẵn sàng bắt nhịp, hòa nhập được với dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp.
5. Quản trị nhân sự
Đối với việc quản trị nhân sự, Viettel đã có các giải pháp, chính sách để phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để đẩy mạnh chiến lược nghiên cứu, làm chủ được công nghệ hiện đại, phát triển được các công nghệ mới nhất.
Văn hóa và thói quen sáng tạo là truyền thống của nhân sự Viettel. Không chỉ biết tiếp thu tinh hoa công nghệ của nhân loại, mà Viettel còn biết cách kiến tạo nên những công nghệ mới.
Việc sàng lọc đội ngũ lao động được Viettel thực hiện thường xuyên. Một phần là để loại bỏ được những người không còn phù hợp, chưa thể đáp ứng được các nhu cầu của công việc. Một phần là nhân sự nhận ra được điểm yếu của mình từ đó có thể phát huy tốt.
Văn hóa của Viettel được áp dụng trong hoạt động quản trị nhân sự bao gồm các tiêu chí: có tinh thần làm việc cao, có sự quyết tâm cao độ, có ý thức để hoàn thành công việc,… Những tiêu chí này giúp ích rất nhiều trong việc tuyển dụng, đồng thời cũng có thể đảm bảo hoàn thành công việc của cá nhân một cách tốt hơn.
6. Chiến lược marketing của Viettel
6.1. Sản phẩm
Là Tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực thì cơ cấu chủng loại của sản phẩm đa dạng là điều không khó hiểu. Cũng bởi như thế mà Viettel có cho mình khả năng cạnh tranh ở thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước. Đồng thời, các khách hàng của Viettel luôn luôn quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ. Do đó, trong chiến lược kinh doanh của Viettel luôn có những chiến lược phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Đối với chất lượng: Chất lượng được Tập đoàn đo từ đầu vào cho đến đầu ra, do đó trước tiên cần phải đảm bảo được đầu vào đạt đúng tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất với công nghệ hiện đại và mới nhất.
6.2. Chiến lược giá
Các quyết định về giá được phối hợp cùng những quyết định về mẫu mã, phân phối của sản phẩm để hình thành được một chiến dịch marketing nhất quán và có hiệu quả cao. Nhờ chiến lược định giá thấp rất phù hợp, giá cả của các dịch vụ và các sản phẩm mà Viettel cung cấp đều cực kì hấp dẫn giúp Viettel có thể cạnh tranh được các đối thủ lớn.
Doanh nghiệp có giá cho mình cước cạnh tranh nhất. Những gói cước của Viettel cung cấp thật sự hấp dẫn và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Những gói cước khác biệt mà Viettel đã sở hữu thì không một doanh nghiệp viễn thông nào có.
6.3. Chiến lược phân phối
Với nỗ lực lắp đặt được các trạm sóng khắp toàn quốc cùng với cách tiếp cận khách hàng thì sự khác biệt so với các đối thủ của Viettel đã giúp thương hiệu khẳng định được vị trí số 1 của mình trong thị trường viễn thông. Hiện Viettel đang là doanh nghiệp có được số lượng thuê bao di động lớn nhất cả nước : Khi số lượng thuê bao đã lên tới hơn 22 triệu thuê bao, chiếm tổng số trên 42% thị phần của thiết bị di động.
Viettel cũng đang trở thành doanh nghiệp có độ phủ sóng rộng nhất: Hiện nay Viettel sở hữu cho mình khoảng 12.000 trạm thu phát sóng, không chỉ phủ sóng tại các thành phố mà đã phủ về các vùng nông thôn, vùng hải đảo xa xôi hay là vùng núi hiểm trở.
6.4. Chiến lược xúc tiến
Viettel luôn biết cách để đưa ra các chương trình quảng cáo và khuyến mãi đúng thời điểm, đúng đối tượng để tăng việc kích thích người tiêu dùng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình nhiều hơn nữa. Ngoài ra, Viettel còn có các chương trình ưu đãi khác như :
-
Ưu đãi về dịch vụ: khách hàng VIP được phục vụ riêng tại các siêu thị Viettel, miễn phí đặt cọc Roaming…
-
Ưu đãi về chi phí: Khách hàng có thể thực hiện đổi điểm thành tiền hoặc miễn giảm các cước phí khi sử dụng gói dịch vụ, nhận quà sinh nhật hàng năm..v…v.
Bên cạnh đó, Viettel cũng được biết tới là doanh nghiệp có những nhiều chương trình gắn liền với lợi ích to lớn của xã hội hoặc các chính sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt đến người nghèo và trẻ em nhất. Cùng với quan điểm kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, Viettel đã giúp cho hàng triệu triệu học sinh, sinh viên và giáo viên cùng bộ phận những người có vai trò quan trọng với đất nước có được cơ hội tiếp xúc với khoa học công nghệ, nền tri thức hiện đại.
Ngoài ra, hàng năm, Viettel đã chi ra hàng tỷ đồng để ủng hộ người nghèo với chương trình đặc biệt tổ chức vào cuối năm như: chương trình “nối vòng tay lớn”. Viettel còn góp sức chung tay để gây quỹ cho chương trình “Trái tim cho em” với mục đích giúp cho các em bị bệnh tim bẩm sinh có cơ hội được phẫu thuật để có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Để có được vị trí hiện tại - Tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Viettel đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Chiến lược kinh doanh của Viettel hợp lý vào đúng lúc, đúng đối tượng. Ori hy vọng qua những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình thực sự hiệu quả. Nếu muốn sử dụng dịch vụ marketing hãy liên hệ Ori để được tư vấn.